Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Tin học ứng dụng 10 bộ sách mới kết nối tri thức CĐ 3 Bài 1: Xây dựng ý tưởng, cấu trúc bài trình chiếu. giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- GV gợi ý HS thảo luận, nêu ý tưởng tổ chức Hội chợ du lịch ba miền.
- GV cho HS xem quang cảnh một hội chợ du lịch để HS nảy sinh nhu cầu, từ đó hình dung ra nhiệm vụ của nhóm mình và các công việc của nhóm tại Hội chợ.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
- GV dẫn dắt vấn đề: Dự án của chúng ta đã đi được 2/3 chặng đường! Sau hai chuyên đề soạn thảo văn bản và phần mềm bảng tính, mỗi nhóm đã có trong tay một Cẩm nang du lịch đầy đủ thông tin và trình bày hấp dẫn, một Chương trình báo giá tự động rất dễ sử dụng và hữu ích. Giai đoạn cuối cùng của Dự án đó là "truyền thông, quảng bá dịch vụ du lịch" tại Hội chợ du lịch Ba miền để thu hút khách hàng tham gia Chương trình Du lịch do các em tổ chức.
- GV chiếu hình ảnh một Hội chợ du lịch và đặt câu hỏi cho HS: Em nghĩ sao về ý tưởng chuẩn bị một sản phẩm trình chiếu với những thông tin ngắn gọn, xúc tích, những hình ảnh đẹp mắt cùng các hiệu ứng phù hợp để tạo điểm nhấn cho gian hàng của nhóm em?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS chú ý theo dõi, suy nghĩ câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: HS dựa vào hiểu biết của bản thân để đưa ra câu trả lời, HS khác nhận xét bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: GV nhận xét câu trả lời của HS, trên cơ sơ đó dẫn dắt vào bài học:
Với những gì đã biết về phần mềm trình chiếu ở các cấp học trước, hãy cùng khám phá thêm các công cụ nâng cao để có một sản phẩm trình chiếu giúp gian hàng của em được khách hàng quan tâm nhất – Bài 1: Xây dựng ý tưởng, cấu trúc bài trình chiếu.
Hoạt động 1: Trang chiếu chính và một số định dạng cơ bản
- HS hiểu được cần phải có sự thống nhất về trình bày, định dạng văn bản… của các trang chiếu trong một bài trình chiếu.
- HS phân biệt được chế độ soạn thảo (xem bình thường) và chế độ định dạng trang chiếu chủ (Slide Master).
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi: Theo em, thế nào là một bài trình chiếu đẹp và chuyên nghiệp? - GV cho HS đọc và thực hiện nhiệm vụ Hoạt động SGK tr.56: + Đã bao giờ em gặp tình huống mỗi khi chèn mới trang chiếu với kiểu bố cục (layout) có sẵn, chúng ta phải định dạng lại phông chữ để hiển thị chính xác chữ tiếng Việt có dấu chưa? + Khi sản phẩm trình chiếu được tạo ra bởi nhiều thành viên của nhóm, đâu là giải pháp tốt nhất để tránh việc định dạng lại các phông chữ, màu sắc… khi chúng ta ghép các trang chiếu lại với nhau? - GV rút ra kết luận về việc cần phải có sự thống nhất về trình bày, định dạng văn bản của các trang chiếu trong một bài trình chiếu. - GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK và giới thiệu về công cụ Slide Master: Đây là công cụ cho phép thực hiện chỉnh sửa phông chữ, hình ảnh và một số định dạng khác tại trang chiếu chính, giúp bài trình bày đạt được sự thống nhất. - GV chiếu hình ảnh, cho HS quan sát Hình 1.2 SGK tr.56 để nhận biết Trang chiếu chính (được đánh số 1) và nhóm các trang chiếu ở khung phía dưới - là các trang có layout dựa trên layout của trang master: - GV giúp HS phân biệt chế độ soạn thảo (xem bình thường) và chế độ định dạng trang chiếu chủ (Slide Master): Khi đã đặt ảnh trong chế độ Slide Master thì ở chế độ soạn thảo (xem bình thường), ta không thể chỉnh sửa được ảnh đó. - GV chốt lại kiến thức cần ghi nhớ trong hộp kiến thức: Để tất cả các trang chiếu trong bài trình bày có cùng định dạng văn bản (phông chữ, màu chữ, kiểu đánh dấu dòng) hay hình ảnh nào đó, ta cần thực hiện những thay đổi này trên trang chiếu chính (Slide Master), chúng sẽ được áp dụng cho tất cả các trang trong bài trình bày. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, hoàn thành Câu hỏi củng cố kiến thức SGK tr.57: Làm thế nào để đặt biểu tượng của công ty du lịch trên tất cả các trang chiếu trong bài trình chiếu? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc nội dung thông tin mục 1, quan sát Hình 1.2 và thực hiện các yêu cầu. - HS chú ý lắng nghe GV hướng dẫn. - HS thảo luận nhóm đôi, hoàn thành Câu hỏi củng cố kiến thức. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS xung phong trình bày kết quả. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. |
1. Trang chiếu chính và một số định dạng cơ bản - Một bài trình chiếu đẹp và chuyên nghiệp là bài trình chiếu mà tất cả các trang chiếu có sự thống nhất về phông chữ, bố cục trình bày, các gam màu, hiệu ứng và một số định dạng khác. - Hoạt động: + Ví dụ về lỗi phông chữ: + Giải pháp tốt nhất là thực hiện chỉnh sửa phông chữ, hình ảnh và một số định dạng khác tại trang chiếu chính trong chế độ Slide Master. - Câu hỏi (SGK - tr57): Để đặt logo của công ty du lịch trên tất cả các trang chiếu trong bài trình chiếu, ta sẽ đặt logo này trong trang chiếu chính ở chế độ Slide Master.
|
Hoạt động 2: Một số định dạng trang chiếu chính khác
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS quan sát kĩ các lệnh trong Hình 1.3 SGK tr.57, có thể đặt thêm một số câu hỏi thảo luận để HS ghi nhớ: + Theo em, vì sao lệnh Tittle và Footer không khả dụng với trang chiếu chính? + Lệnh nào có cả trong chế độ soạn thảo? - GV nhấn mạnh cho HS, những thay đổi định dạng trên Slide Master tương tự việc các em chỉnh sửa một mẫu Themes có sẵn, phần mềm soạn thảo cho phép chúng ta lưu mẫu đó như một Themes mới, có thể xuất ra tệp, chia sẻ với máy tính khác để sử dụng. → Đây là một ứng dụng hữu ích, đặc biệt với hình thức làm dự án theo nhóm. - GV chốt lại kiến thức cần ghi nhớ: + Trong chế độ Slide Master, ngoài việc chỉnh sửa phông và chèn hình ảnh, ta còn có thể thực hiện các định dạng khác cho trang chiếu như chủ đề, gam màu, hiệu ứng, kiểu nền, kích thước và một số hiển thị khác. + Nên thực hiện các chỉnh sửa này trước khi bắt đầu tạo các trang chiếu trong bài trình chiếu và lưu lại chúng để áp dụng cho những lần tiếp theo. - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, trả lời Câu hỏi củng cố kiến thức SGK tr.58: Quan sát Hình 1.4 và cho biết: Trong chế độ Slide Master, nếu chỉnh phông chữ cho tiêu đề đang được chọn thì phông chữ này sẽ được áp dụng cho: A. Tất cả các trang chiếu trong bài trình chiếu. B. Chỉ riêng các trang chiếu được chọn. C. Tất cả các trang chiếu trong bài trình chiếu áp dụng bố cục như trang đang được chọn. - GV có thể hỏi thêm HS: Để đáp án A là đáp án đúng, trang chiếu được chọn phải là trang chiếu nào? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, lắng nghe GV hướng dẫn và trả lời câu hỏi. - HS đọc và ghi nhớ hộp kiến thức. - HS củng cố kiến thức bằng cách trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 1 - 2 HS trình bày kết quả. - HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. |
2. Một số định dạng trang chiếu chính khác - Lệnh Tittle and Footer không khả dụng với trang chiếu chính vì đây là các lệnh cho phép chọn có hiển thị tiêu đề và chân trang ở các trang chiếu áp dụng layout của trang chính hay không. - Lệnh Themes và Slide Size có cả trong chế độ soạn thảo. - Câu hỏi (SGK - tr.58): + Đáp án C. + Để đáp án A là đáp án đúng, trang chiếu được chọn phải là trang chiếu chính. |
Hoạt động 3: Thực hành
- Lên ý tưởng, phân công nhiệm vụ.
- Chỉnh sửa phông chữ, cỡ chữ, màu chữ thống nhất trong chế độ Slide Master.
- Lưu lại mẫu trang chiếu và chia sẻ cho các thành viên trong nhóm.
Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng 10 KNTT, giáo án chuyên đề học tập Tin học ứng dụng 10 kết nối CĐ 3 Bài 1: Xây dựng ý tưởng,, soạn giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng 10 kết nối tri thức CĐ 3 Bài 1: Xây dựng ý tưởng,