Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
NHIỆT LIỆT CHÀO ĐÓN CÁC EM ĐẾN VỚI BUỔI HỌC HÔM NAY!
KHỞI ĐỘNG
Độ cao H (mét) của một vật (so với mặt đất) khi ném lên từ một điểm trên mặt đất được biểu thị bởi biểu thức H = -5x2 + 15x, trong đó x (giây) là thời gian tính từ thời điểm ném vật. Hỏi sau bao lâu kể từ khi được ném lên, vật sẽ rơi trở lại mặt đất?
Khi vật rơi trở lại mặt đất độ cao H bằng bao nhiêu? Để trả lời câu hỏi của bài toán, ta phải làm gì?
BÀI 25: ĐA THỨC MỘT BIẾN (3 Tiết)
NỘI DUNG BÀI HỌC
Đơn thức một biến
Khái niệm đa thức một biến
Đa thức một biến thu gọn
Sắp xếp đa thức một biến
Bậc và các hệ số của một đa thức
Nghiệm của đa thức một biến
Các biểu thức như -0,5x; 3x2; là những ví dụ về đơn thức một biến. Chúng đều là tích của một số với một lũy thừa của x.
Vậy đơn thức một biến là gì?
Sơ lược về đơn thức một biến:
Đơn thức một biến (đơn thức) là biểu thức đại số có dạng tích của môt số thực với một lũy thừa của biến, trong đó số thực gọi là hệ số, số mũ của lũy thừa của biến gọi là bậc của đơn thức.
Đặc điểm của các đơn thức một biến:
Có dạng tích của một số với một lũy thừa của biến.
Áp dụng, suy nghĩ nhận biết hệ số và bậc của đơn thức hoàn thành bài ?, sau đó trao đổi cặp đôi kiểm tra chéo đáp án.
Cho biết hệ số và bậc của mỗi đơn thức sau:
Cách cộng, trừ, nhân, chia đơn thức một biến
Với các đơn thức một biến, ta có thể:
Cộng (hay trừ) hai đơn thức cùng bậc bằng cách cộng (hay trừ) các hệ số với nhau và giữ nguyên lũy thừa của biến. Tổng nhận được là một đơn thức.
-3x4 + x4 = (-3+1).x4 = -2x4
3,7x2 – 1,2x2 = (3,7 -1,2).x2 = 2,5x2
Nhân hai đơn thức tùy ý bằng cách nhân hai hệ số với nhau và nhân hai lũy thừa của biến với nhau. Tích nhận được cũng là một đơn thức.
(0,5x).(6x2) = (0,5.6). (x.x2) = 3x3
(-6x3). = (x3.x2) = -4x5
Thảo luận, trao đổi trả lời câu hỏi ?:
Khi nhân một đơn thức bậc 3 với một đơn thức bậc 2, ta được đơn thức bậc mấy?
Luyện tập 1
Tính
Quan sát các biểu thức và thảo luận theo nhóm trả lời câu hỏi:
A = 6x3 – 5x2 - 4x3 + 7
B = 2x4 - 3x2 + x + 1
Em có nhận xét gì về đặc điểm chung của 2 biểu thức trên?
Vì a - b = a + (-b) nên
A = 6x3 + (-5x)2 + (-4x3) + 7
Tương tự:
B = 2x4 + (-3x2) + x + 1
A, B đều là tổng của những đơn thức với biến x. Đó là những ví dụ về đa thức một biến.
.....
=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Giáo án Powerpoint Toán 7 Kết nối, giáo án điện tử Toán 7 KNTT bài 25: Đa thức một biến (3 tiết), giáo án trình chiếu Toán 7 kết nối bài 25: Đa thức một biến (3 tiết)