Tải giáo án Powerpoint KHTN 7 CTST bài 26: Thực hành về hô hấp tế bào ở thực vật thông qua sự nảy mầm của hạt (2 tiết)

Tải giáo án trình chiếu hay còn gọi là giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 7 bộ sách Chân trời sáng tạo bài 26: Thực hành về hô hấp tế bào ở thực vật thông qua sự nảy mầm của hạt (2 tiết). Soạn giáo án được thiết kế với tiêu chí đẹp mắt, hiện đại kết hợp nhiều hoạt động, trò chơi, video học tập thú vị. Phương pháp giảng dạy mới kết hợp nhiều dạng bài tập phong phú sẽ giúp học sinh nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học. Kéo xuống để tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI GIẢNG HÔM NAY

KHỞI ĐỘNG

  • Khái niệm về quá trình hô hấp tế bào ở thực vật
  • Viết phương trình chữ hô hấp tế bào
  • Một số yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào
  • Hô hấp tế bào là quá trình tế bào phân giải chất hữu cơ tạo thành carbon dioxide, nước, đồng thời giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể.
  • Phương trình của hô hấp tế bào:
  • Glucose + Oxygen  → Carbon dioxide + Nước + Năng lượng (ATP)
  • Cường độ của quá trình hô hấp tế bào bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố chủ yếu như:

BÀI 26.

THỰC HÀNH VỀ HÔ HẤP TẾ BÀO Ở THỰC VẬT THÔNG QUA SỰ NẢY MẦM CỦA HẠT (2 TIẾT)

NỘI DUNG BÀI HỌC

Chứng minh nhiệt lượng được tạo ra trong quá trình hô hấp tế bào

Chứng minh hô hấp tế bào hấp thụ khí oxygen và thải ra khí

* Thí nghiệm 1: Chứng minh nhiệt lượng được tạo ra trong quá trình hô hấp tế bào

  1. Chuẩn bị
  • Mẫu vật:
  • 400g hạt (hạt thóc, hạt đỗ xanh, hạt ngô,…)
  • Mùn cưa hoặc xơ dừa.
  • Dụng cụ: Bình thuỷ tinh 500 ml, bông gòn, dây kim loại, nến, nhiệt kế có vạch chia độ, hộp nhựa/ thùng xốp, bình tam giác có nút và ống dẫn, cốc, bình đựng nước cất, ống nghiệm, ấm đun nước siêu tốc, Xoong, bếp đun.
  • Hóa chất: Nước vôi trong, nước cất

2.Các bước tiến hành

Bước 1:

  • Ngâm 100g hạt trong cốc nước ấm (khoảng 40 °C) từ  4 - 12 giờ (tuỳ loại hạt), vớt ra để nguội, sau đó cho vào bình thuỷ tinh A.
  • Luộc chín 100g hạt, để nguội, sau đó cho hạt đã luộc vào bình thuỷ tinh B.

Bước 2: Đặt vào mỗi bình một nhiệt kế, dùng bông gòn ẩm đặt vào miệng bình để cố định nhiệt kế.

Bước 3: Tiếp tục cho hai bình thuỷ tinh này vào hai hộp nhựa (hoặc thùng xốp) chứa mùn cưa và theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của nhiệt kế sau khoảng 4 - 6 giờ.

Bước 4: Quan sát, ghi nhận hiện tượng và kết luận về sự chuyển hoá năng lượng diễn ra trong quá trình hạt nảy mầm.

Vì sao chúng ta nên ngâm hạt trong nước ấm?

Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước của cơ thể, cơ quan hô hấp. Hàm lượng nước trong cơ quan hô hấp càng cao thì cường độ hô hấp càng cao và ngược lại. Đối với các cơ quan đang ở trạng thái ngủ, tăng lượng nước thì hô hấp sẽ tăng.

Mục đích của việc thiết kế hai nhóm thí nghiệm (hạt ngâm, hạt luộc chín) để làm gì? Mục đích của việc thiết kế hai nhóm thí nghiệm (hạt ngâm, hạt luộc chín) để làm gì?

Để so sánh nhiệt độ sinh ra trong quá trình hạt nảy mầm

KẾT LUẬN

Nhiệt lượng đã được tạo ra trong quá trình hô hấp tế bào (có sự chuyển hóa năng lượng diễn ra trong quá trình hô hấp tế bào).

* Thí nghiệm 2: Chứng minh hô hấp tế bào hấp thụ khí oxygen và thải khí carbon dioxide

Các bước tiến hành thí nghiệm:

Bước 1:

Ngâm 200g hạt trong nước ấm (khoảng 40 °C) từ 4 – 12 giờ (tuỳ loại hạt).

Bước 2: Sau 4- 12 giờ, vớt hạt, chia đôi và cho vào hai bình thuỷ tinh C và D (có lót bông ẩm).

Bước 3: Khi hạt bắt đầu nảy mầm, đậy kín các bình thuỷ tinh và để vào chỗ tối một ngày. 

Bước 4: Ở bình C: Nhẹ nhàng mở nút bình, đưa nến đang cháy vào (Hình 26.2a). Quan sát hiện tượng xảy ra với cây nến.

Bước 5: Ở bình D: Cho đầu ngoài ống dẫn của bình tam giác vào ống nghiệm có chứa nước vôi trong. Sau đó, rót nước từ từ, từng ít một qua ống dẫn vào bình chứa hạt (Hình 26.2b). Nước sẽ đẩy không khí từ bình vào ống nghiệm. Quan sát hiện tượng xảy ra trong ống nghiệm.

KẾT LUẬN

Nhiệt lượng đã được tạo ra trong quá trình hô hấp tế bào (có sự chuyển hóa năng lượng diễn ra trong quá trình hô hấp tế bào).

LUYỆN TẬP

Hoàn thiện báo cáo theo mẫu trong SGK

VẬN DỤNG

Câu 1. Trong thí nghiệm 1,có nên thực hiện thí nghiệm cho từng bình với thời gian khác nhau không? Vì sao?

Câu 2. Trong thí nghiệm 2, việc đậy kín bình khi cho hạt vào có ý nghĩa gì?

Câu trả lời 1:

Không nên thực hiện thí nghiệm cho từng bình vào các thời điểm khác nhau vì dễ dẫn đến những sai khác giữa hai bình làm ảnh hướng đến kết quả thì nghiệm. Ví dụ như thời gian thực hiện khác nhau, cách bảo quản mỗi lọ khác nhau, ...

Câu trả lời 2:

Đậy kín bình giúp không khí bên trong và bên ngoài bình được độc lập, không ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

Ôn tập và ghi nhớ kiến thức vừa học

Tìm hiểu nội dung Bài 27.Trao đổi khí ở sinh vật

CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE, HẸN GẶP LẠI!

 

Hình ảnh về file sile, ppt trình chiếu

.....

=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Tải giáo án Powerpoint KHTN 7 CTST bài 26: Thực hành về hô hấp tế bào ở thực vật thông qua sự nảy mầm của hạt (2 tiết)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Powerpoint Khoa học tự nhiên 7 chân trời sáng tạo, giáo án điện tử Khoa học tự nhiên 7 CTST bài 26: Thực hành về hô hấp tế, giáo án trình chiếu Khoa học tự nhiên 7 chân trời bài 26: Thực hành về hô hấp tế

 

Bài giảng điện tử Khoa học tự nhiên 7 CTST


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay