Tải giáo án Powerpoint KHTN 7 CTST bài 27: Trao đổi khí ở sinh vật (4 tiết)

Tải giáo án trình chiếu hay còn gọi là giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 7 bộ sách Chân trời sáng tạo bài 27: Trao đổi khí ở sinh vật (4 tiết). Soạn giáo án được thiết kế với tiêu chí đẹp mắt, hiện đại kết hợp nhiều hoạt động, trò chơi, video học tập thú vị. Phương pháp giảng dạy mới kết hợp nhiều dạng bài tập phong phú sẽ giúp học sinh nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học. Kéo xuống để tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI GIẢNG HÔM NAY

KHỞI ĐỘNG

Cơ thể chúng ta lấy khí oxygen và thải khí carbon dioxide qua những hoạt động nào? Các loại khí này vận chuyển qua các cơ quan của hệ hô hấp như thế nào?

BÀI 27.

TRAO ĐỔI KHÍ Ở SINH VẬT (4 TIẾT)

NỘI DUNG BÀI HỌC

Trao đổi khí ở sinh vật

Trao đổi khí ở thực vật

Trao đổi khí ở động vật

  1. Trao đổi khí ở sinh vật
  2. Tìm hiểu khái niệm trao đổi khí ở sinh vật

Thảo luận nhóm đôi

C1: Quá trình trao đổi khí ở thực vật, động vật diễn ra vào thời gian nào trong ngày?

C2: Hãy cho biết cơ chế chung của sự trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường ngoài?

C3: Nêu vai trò của sự trao đổi khí ở cơ thể sinh vật.

C4: Cho biết mối liên quan giữa sự trao đổi khí và hô hấp tế bào.

C1. Quá trình trao đổi khí diễn ra suốt cả ngày, đêm.

C2. Cơ chế chung: khuếch tán. Các phân tử khí di chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.

C4. Sự trao đổi khí ở cơ thể giúp sự trao đổi khí ở các tế bào diễn ra.

C3. Vai trò của sự trao đổi khí: giúp cơ thể trao đổi khí với môi trường bên ngoài.

  • Động vật: sự trao đổi khí diễn ra trong quá trình hô hấp, cơ thể lấy vào khí oxygen và thải ra môi trường khí carbon dioxide.
  • Thực vật: trao đổi khí thực hiện trong cả quá trình quang hợp và hô hấp.
  • Quang hợp: cây lấy vào khí carbon dioxide và thải ra môi trường khí oxygen.
  • Hô hấp: cây lấy vào khí oxygen và thải ra môi trường khí carbon dioxide.

KẾT LUẬN

Trao đổi khí là sự trao đổi các chất khí (carbon dioxide và oxygen) giữa cơ thể với môi trường.

  1. Trao đổi khí ở thực vật
  2. Cấu tạo và chức năng của khí khổng

Đọc thông tin, thảo luận và trả lời

C5:Khí khổng thường phân bố ở lớp biểu bì mặt trên hay mặt dưới của lá cây?

C6:Quan sát Hình 27.1, mô tả cấu tạo của khí khổng phù hợp với chức năng trao đổi khí ở thực vật

C7:Dựa vào Hình 27.2, hãy cho biết những chất khí nào có thể di chuyển ra, vào qua các khí khổng.

C8: Khí khổng có vai trò gì đối với cây?

CÂU TRẢ LỜI

C5. Cả lớp biểu bì mặt trên và mặt dưới lá.

  • Ở cây một lá mầm, khí khổng phân bố ở cả biểu bì mặt trên và mặt dưới của lá.
  • Ở cây hai lá mầm, khí khổng tập trung chủ yếu ở biểu bì mặt dưới lá.

C6. Cấu tạo của khí khổng: gồm 2 tế bào hình hạt đậu áp sát vào nhau. Các tế bào này có thành trong dày, thành ngoài mỏng.

→ Tạo nên một khe hở (lỗ khí) giữa hai tế bào hạt đậu

C7. Khí oxygen, carbon dioxide, hơi nước có thể di chuyển ra, vào qua các khí khổng.

C8. Vai trò của khí khổng đối với cây: Giúp trao đổi các loại khí và thoát hơi nước.

  1. Mô tả quá trình trao đổi khí qua khí khổng của lá

Hãy mô tả sự trao đổi khí diễn ra ở lá cây khi cây quang hợp và hô hấp.

  • Trong quá trình quang hợp: khí carbon dioxide trong không khí di chuyển từ môi trường ngoài vào trong tế bào thịt lá; khí oxygen từ các tế bào thịt lá di chuyển ra ngoài môi trường qua khí không.
  • Trong quá trình hô hấp: khí oxygen trong không khí di chuyển từ môi trường ngoài vào trong tế bào thịt lá; khí carbon dioxide từ các tế bào thịt lá di chuyển ra ngoài môi trường qua khí khổng.

Luyện tập

Sự trao đổi khí có vai trò gì đối với thực vật và đối với môi trường?

  • Đối với thực vật: Sự trao đổi khí giúp thực vật trao đổi các loại khí giữa cơ thể với môi trường, giúp quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng diễn ra một cách thuận lợi.
  • Đối với môi trường: Sự trao đổi khí của thực vật góp phần cân bằng hàm lượng khí oxygen và carbon dioxide trong không khí.

Vận dụng

Vì sao ban đêm không nên để nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng ngủ đóng kín cửa?

  • Đối với thực vật: Sự trao đổi khí giúp thực vật trao đổi các loại khí giữa cơ thể với môi trường, giúp quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng diễn ra một cách thuận lợi.
  • Đối với môi trường: Sự trao đổi khí của thực vật góp phần cân bằng hàm lượng khí oxygen và carbon dioxide trong không khí.

Kết luận

  • Thực vật trao đổi khí với môi trường chủ yếu qua khí khổng ở lá cây trong quá trình quang hợp và hô hấp
  • Khí khổng có hai tế bào hình hạt đậu, xếp úp vào nhau tạo ra lỗ khí. Khi khí khổng mở, các loại khí khuếch tán vào và ra khỏi lá.

III. Trao đổi khí ở động vật

  1. Cơ quan trao đổi khí ở động vật

Thảo luận và trả lời

C10: Kể tên các cơ quan thực hiện trao đổi khí ở động vật.

C11: Quan sát Hình 27.4, hãy cho biết các đại diện: giun đất, ruồi, cá, chó trao đổi khí qua các cơ quan nào.

Câu trả lời 10:

Các cơ quan thực hiện sự trao đổi khí ở động vật: da, hệ thống ống khí, mang, phổi,...

Câu trả lời 11.

  • Giun đất: trao đổi khí qua da.
  • Ruồi: trao đổi khí qua hệ thống ống khí.
  • Cá: trao đổi khí qua mang.
  • Chó: trao đổi khí qua phổi.

KẾT LUẬN

Ở động vật, trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường diễn ra ở cơ quan trao đổi khí như bề mặt da, hệ thống ống khí, mang, hoặc phổi.

  1. Tìm hiểu đường đi của khí qua các cơ quan hô hấp ở người

C12: Quan sát Hình 27.5, hãy:

  • Nêu tên các cơ quan trong hệ hô hấp ở người.
  • Mô tả đường đi của khí oxygen và carbon dioxide qua các cơ quan hô hấp ở người
  • C13: Vì sao khi tập thể dục hoặc vận động mạnh, sự trao đổi khí diễn ra nhanh hơn?

Câu trả lời 12.

  • Tên các cơ quan trong hệ hô hấp ở người: Khoang mũi, thanh quản, khí quản, phế quản, phổi (phổi trái, phổi phải), tiểu phế quản, phế nang.
  • Mô tả đường đi của khí oxygen và carbon dioxide qua các cơ quan hô hấp ở người.
  • Oxygen từ ngoài đi qua khoang mũi khí quản phế quản tiểu phế quản phế nang mao mạch.
  • Carbon dioxide từ mao mạch phế nang tiểu phế quản phế quản khí quản khoang mũi môi trường ngoài.

Câu trả lời 13.

  • Khi tập thể dục hoặc vận động mạnh, cơ thể cần nhiều năng lượng. Hô hấp tế bào là quá trình cần thiết nhằm tạo ra năng lượng cho cơ thể. Để thực hiện quá trình này, oxygen là một yếu tố quan trọng. Vì vậy, để cung cấp đủ hàm lượng oxygen cho tế bào, hệ hô hấp phải tăng cường hoạt động, làm nhịp hô hấp tăng.

 

Hình ảnh về file sile, ppt trình chiếu

.....

=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Tải giáo án Powerpoint KHTN 7 CTST bài 27: Trao đổi khí ở sinh vật (4 tiết)

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án tải về là giáo án powerpoint, dễ dàng chỉnh sửa theo ý muốn
  • Được biên soạn sinh động, hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học cho học sinh
  • Giáo án gồm đầy đủ: Lý + Hóa + Sinh

PHÍ GIÁO ÁN:

  • 500k/học kì
  • 550k/cả năm

=> Lúc đặt nhận đủ giáo án ngay và luôn

CÁCH đặt trước:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Click vào đây để nhắn tin Zalo thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Powerpoint Khoa học tự nhiên 7 chân trời sáng tạo, giáo án điện tử Khoa học tự nhiên 7 CTST bài 27: Trao đổi khí ở sinh vật, giáo án trình chiếu Khoa học tự nhiên 7 chân trời bài 27: Trao đổi khí ở sinh vật

 

Bài giảng điện tử Khoa học tự nhiên 7 CTST


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay