Tải giáo án Powerpoint Ngữ văn 7 KNTT bài: Đọc - Gặp lá cơm nếp

Tải giáo án trình chiếu hay còn gọi là giáo án powerpoint Ngữ văn 7 Kết nối tri thức bài: Đọc - Gặp lá cơm nếp. Soạn giáo án được thiết kế với tiêu chí đẹp mắt, hiện đại kết hợp nhiều hoạt động, trò chơi, video học tập thú vị. Phương pháp giảng dạy mới kết hợp nhiều dạng bài tập phong phú sẽ giúp học sinh nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học. Kéo xuống để tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

=> Xem giáo án word

CHÀO CẢ LỚP! CHÀO MỪNG CÁC EM TỚI BUỔI HỌC NÀY

KHỞI ĐỘNG

Cả lớp tham gia trò chơi “Ai nhanh hơn”

Xác định bài thơ thuộc thể năm chữ trong số những bài thơ sau đây: Chuyện cổ nước mình (Lâm Thị Mỹ Dạ), Chuyện cổ tích về loài người (Xuân Quỳnh), Mày và sóng (R. Ta-go), Bắt nạt (Nguyễn Thế Hoàng Linh), Những cánh buồm (Hoàng Trung Thông).

KHỞI ĐỘNG

Xôi là một trong những món ăn quen thuộc của người Việt. Chia sẻ cảm nhận của em về hương vị của món ăn đó.

Tiết...

GẶP LÁ CƠM NẾP

(Thanh Thảo)

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. Tìm hiểu chung
  2. Tìm hiểu chi tiết
  3. Đặc điểm thể thơ
  4. Hình ảnh người mẹ
  5. Hình ảnh người lính
  • Tổng kết
  1. TÌM HIỂU CHUNG
  2. Tác giả Thanh Thảo
  • Năm sinh: 1946
  • Quê quán: Quảng Ngãi
  • Thể loại sáng tác: thơ, trường ca. Ngoài ra ông còn viết báo, tiểu luận phê bình
  • Tác phẩm tiêu biểu: Những người đi tới biển (1977), Dấu chân qua trảng cỏ (1978), Khối vuông ru-bích (1985)…
  1. Tác phẩm Gặp lá cơm nếp
  • Xuất xứ: trích trongDấu chân qua trng cỏ.
  • Thể thơ: 5 chữ
  • Phương thức biểu đạt: biểu cảm
  1. TÌM HIỂU CHI TIẾT
  2. Đặc điểm thể thơ

THẢO LUẬN NHÓM

So sánh bài thơ Gặp lá cơm nếp và Đồng dao mùa xuân theo bảng sau:

  • Số tiếng: 5 tiếng / dòng
  • Gieo vần: Chân
  • Ngắt nhịp: Linh hoạt, biến tấu trên nền nhịp 2/3
  • Chia khổ: 4 khổ, trong đó 1 khổ đặc biệt (khổ cuối)
  1. Hình ảnh người mẹ

THẢO LUẬN NHÓM

NHÓM 1:

  • Theo em, người bộc lộ cảm xúc và đối tượng cảm xúc của bài thơ là ai?
  • Người con nhớ về mẹ trong hoàn cảnh nào? Câu thơ nào nói lên điều ấy? Qua đó, em có nhận xét gì về người con?

NHÓM 2:

  • Hãy tìm những dòng thơ kể về mẹ trong kí ức người con. Từ đó, nhận xét về hình ảnh mẹ trong kí ức của con.
  1. Hình ảnh người mẹ

- Hoàn cảnh: Trên đường hành quân ra mặt trận, người con gặp lá cơm nếp, hương thơm của lá đã gợi anh nhớ đến hình ảnh người mẹ thân thương bên bếp lửa nấu xôi.

->  Người con có sự tinh tế trong cảm nhận thiên nhiên, thế giới tình cảm phong phú, xúc động khi nhớ về mẹ.

- Hình ảnh người mẹ trong kí ức người con:

  • Để có bát xôi mùa gặt thơm mùi nếp mới là những chắt chiu dành dụm của mẹ dành cho con.
  • Gạo nếp được đồ lên cầu kì để được thơm ngon hơn.
  • Mẹ nhặt từng chiếc lá về để đun nên việc nấu còn khó khăn gấp bội.
  • Mẹ là người tần tảo, chăm lo cuộc sống gia đình.
  • Mẹ rất yêu thương các con.
  • Mẹ rất giản dị, mộc mạc, chất phác.
  1. Hình ảnh người lính
  • Đọc khổ thơ thứ ba và trả lời câu hỏi:
  • Người con thể hiện những tình cảm, cảm xúc gì?
  • Vì sao những tình cảm, cảm xúc ấy lại trào dâng trong tâm hồn người con khi “gặp lá cơm nếp”?
  • - Mẹ già và đất nước: người con nhắc đến nỗi nhớ thương chia đều cho cả người mẹ và đất nước.

à Tình yêu gia đình, đất nước song hành trong tâm hồn người lính.

- Mùi vị quê hương: hương thơm của lá cơm nếp đã khiến người con nhớ đến món cơm nếp mà người mẹ nấu. Hương vị món ăn dân dã, bình vị thôn quê đã được lính xem như biểu tượng của quê hương.

-> Tình yêu gia đình hòa quyện, gắn bó với tình yêu quê hương, đất nước.

Qua bài thơ, em có cảm nhận như thế nào về hình ảnh người con trong bài thơ?

  • Yêu thương, thấu hiểu những nỗi vất vả, tình yêu của mẹ dành cho mình.
  • Nỗi xót xa vì anh đi xa, không thể đỡ đần, sẻ chia nỗi vất vả cùng mẹ.

III. TỔNG KẾT

NỘI DUNG

Bài thơ là tình cảm nhớ thương của người con dành cho mẹ và đất nước. Đó là tình cảm thiêng liêng của người con dành cho cội nguồn, cho dân tộc, cho người mẹ kính yêu đã sinh ra và yêu thương mình.

NGHỆ THUẬT

- Hình ảnh thơ giàu giá trị biểu cảm.

- Cách gieo vần liền đặc sắc cùng nhịp thơ 2/3, 1/4. 3/2 linh hoạt theo từng câu.

- Thể thơ năm chữ góp phần thể hiện một cách hàm súc tình cảm, tấm lòng của người con đối với quê hương, đất nước và người mẹ.

Câu 1. Tác giả của văn bản Gặp lá cơm nếp?

  1. A. Nguyễn Khoa Điềm
  2. B. Thanh Thảo
  3. C. Trần Đăng Khoa
  4. D. Xuân Quỳnh

Câu 2. Bài thơ đã sử dụng thể thơ nào?

  1. A. Bốn chữ
  2. Lục bát
  3. C. Năm chữ
  4. D. Tự do

Câu 3. Ý nào sau đây không đúng khi nói về hình ảnh người mẹ trong bài thơ?

  1. A. Tần tảo, chăm lo cho gia đình
  2. Yêu thương, chăm sóc cho con
  3. Mẹ giản dị, mộc mạc, chất phác
  4. D. Mẹ hi sinh cuộc sống của mình để bảo vệ con

Câu 4. Người con nhớ về mẹ trong hoàn cảnh nào?

  1. Trên đường hành quân , tiếng gà gáy xa
  2. Hương vị của lá nếp gợi nhắc món xôi mẹ nấu.
  3. Khói bếp ban chiều đã gợi nhắc người con về mẹ
  4. Cả A và C

Câu 5. Hình ảnh người con trong bài thơ hiện lên là người như thế nào?

  1. A. Tâm hồn nhạy cảm
  2. Yêu thương gia đình
  3. Yêu quê hương và đất nước
  4. D. Tất cả đều đúng

VẬN DỤNG

Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) nêu cảm nghĩ về tình yêu của người con đối với mẹ trong bài thơ Gặp lá cơm nếp.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

  • Hoàn thành bài tập vận dụng.
  • Ôn tập lại văn bản Gặp lá cơm nếp.
  • Soạn bài: Trở gió.

CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ LẮNG NGHE, HẸN GẶP LẠI!

Hình ảnh về file sile, ppt trình chiếu

.....

=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Tải giáo án Powerpoint Ngữ văn 7 KNTT bài: Đọc - Gặp lá cơm nếp

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Powerpoint Ngữ văn 7 Kết nối, giáo án điện tử Ngữ văn 7 KNTT bài: Đọc - Gặp lá cơm nếp, giáo án trình chiếu Ngữ văn 7 kết nối bài: Đọc - Gặp lá cơm nếp

Bài giảng điện tử Ngữ văn 7 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay