Tải giáo án Powerpoint Ngữ văn 7 KNTT bài: Thực hành tiếng việt - Từ ngữ địa phương

Tải giáo án trình chiếu hay còn gọi là giáo án powerpoint Ngữ văn 7 Kết nối tri thức bài: Thực hành tiếng việt - Từ ngữ địa phương. Soạn giáo án được thiết kế với tiêu chí đẹp mắt, hiện đại kết hợp nhiều hoạt động, trò chơi, video học tập thú vị. Phương pháp giảng dạy mới kết hợp nhiều dạng bài tập phong phú sẽ giúp học sinh nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học. Kéo xuống để tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI VIẾT NGÀY HÔM NAY!

KHỞI ĐỘNG

Đọc và chỉ ra những tiếng địa phương có trong văn bản:

Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát

Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông

Thân em như chẽn lúa đòng đòng

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.

Tiết...

TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG

NỘI DUNG BÀI HỌC

Phần 1: ÔN TẬP KIẾN THỨC

Phần 2: LUYỆN TẬP

Phần 1:

ÔN TẬP KIẾN THỨC

  • Quan sát lại văn bản Chuyện cơm hến và trả lời các câu hỏi:
  • Nếu không có chú thích, em có hiểu nghĩa từ “duống” không?
  • Có thể thay thế từ “trụng” bằng từ nào khác?
  • Tìm trong văn bản một số từ ngữ mà chỉ người vùng miền Trung mới dùng người miền khác cần chú thích mới hiểu được.
  1. Nghĩa của từ ngữ

- Ngôn ngữ vùng miền (phương ngữ) là biến thể theo mỗi địa phương của một ngôn ngữ, được thể hiện chủ yếu trên các phương diện ngữ âm và từ vựng.

- Mỗi phương ngữ có những đặc điểm riêng về ngữ âm, thể hiện qua cách phát âm của người dân mỗi địa phương. Đặc biệt, trong mỗi phương ngữ bao giờ cũng có một số từ ngữ không có nghĩa tương đương trong ngôn ngữ toàn dân.

  • Ví dụ: nhút (phương ngữ Trung), chôm chôm (phương ngữ Nam) hoặc có nghĩa tương đương nhưng có hình thức ngữ âm khác biệt như cá quả, lợn, ngã (phương ngữ Bắc), cá tràu, heo, bổ (phương ngữ Trung), cá lóc, heo, té (phương ngữ Nam).

Phần 2: LUYỆN TẬP

BÀI TẬP 1

Trong câu văn sau, những từ ngữ nào có thể được xem là từ ngữ địa phương? Vì sao?

          Tất cả được đựng trong những thẫu, những vịm bày trên một cái trẹc, o bán cơm hến lấy ra bằng những chiếc gáo mù u nhỏ xíu, bàn tay thoăn thoắt mỗi thứ một ít...

  • Thẫu: (thẩu, do cách phát âm mà thánh thẫu) dụng cụ đựng đồ ăn có miệng to gần bằng thân, làm bằng nhựa, sành sứ, thuỷ tinh.
  • Vịm: (thường gọi là liễn) đồ bằng sành sứ, có nắp dđy. dùng để đựng thức ăn.
  • Trực: (trẹt) cái mẹt, đồ đan kín bằng tre nứa, lòng nông, hình dáng và kích thuóc hơi giống cái mâm.
  • O: Cô

BÀI TẬP 2

Liệt kê một số từ ngữ địa phương được dùng trong văn bản Chuyện cơm hến. Những từ ngữ đó có nghĩa tương đương với những từ ngữ nào được dùng ở địa phương em hoặc trong từ ngữ toàn dân?

BÀI TẬP 3

Cho biết tác dụng của việc dùng từ ngữ địa phương của Huế trong Chuyện cơm Hến.

VẬN DỤNG

Nêu một số từ ngữ địa phương chỉ sự vật (người, cây cối, con vật, đồ vật...) ở các vùng miền mà em biết và tìm từ ngữ toàn dân.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

  • Hoàn thành các bài tập.
  • Soạn bài: Hội lồng tồng.

CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ LẮNG NGHE BÀI GIẢNG!

Hình ảnh về file sile, ppt trình chiếu

.....

=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Tải giáo án Powerpoint Ngữ văn 7 KNTT bài: Thực hành tiếng việt - Từ ngữ địa phương

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Powerpoint Ngữ văn 7 Kết nối, giáo án điện tử Ngữ văn 7 KNTT bài: Thực hành tiếng việt - Từ ngữ, giáo án trình chiếu Ngữ văn 7 kết nối bài: Thực hành tiếng việt - Từ ngữ

Bài giảng điện tử Ngữ văn 7 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay