Tải giáo án trình chiếu hay còn gọi là giáo án powerpoint Ngữ văn 7 Kết nối tri thức bài: Văn bản 4: Một số câu tục ngữ Việt Nam. Soạn giáo án được thiết kế với tiêu chí đẹp mắt, hiện đại kết hợp nhiều hoạt động, trò chơi, video học tập thú vị. Phương pháp giảng dạy mới kết hợp nhiều dạng bài tập phong phú sẽ giúp học sinh nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học. Kéo xuống để tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
CHÀO MỪNG CÁC EM ĐÃ ĐẾN VỚI BÀI HỌC NGÀY HÔM NAY
KHỞI ĐỘNG
- Câu hỏi: Khi trò chuyện vói người khác, đã bao giờ em dùng tục ngữ chưa? Em hãy lí giải về thực tế đó của bản thân.
à Trả lời: Khi trò chuyện với người khác, em đã từng dùng tục ngữ. Ví dụ: “Ráng mỡ gà có nhà thì giữ”. Sử dụng thành ngữ trên khi quan sát trên bầu trời: Khi trên trời xuất hiện ráng có sắc vàng màu mỡ gà thì trời sắp có bão. Đây là kinh nghiệm dự báo bão, cần chủ động phòng chống bão, giữ gìn nhà cửa, hoa màu.
- Câu hỏi: Theo em, vì sao người ta lại dùng tục ngữ trong một số tình huống giao tiếp thường ngày?
à Trả lời: Người ta thường sử dụng tục ngữ để thể hiện kinh nghiệm về một vấn đề nào đó của đời sống đã được đúc kết, mang tính chính xác. Tục ngữ ngắn gọn, có kết cấu ổn định, dễ thuộc, dễ nhớ.
TÊN BÀI HỌC – NỘI DUNG BÀI HỌC
VĂN BẢN: MỘT SỐ CÂU TỤC NGỮ VIỆT NAM
Nội dung bài học:
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Đọc văn bản
* Yêu cầu: Các em hãy đọc diễn cảm 15 câu tương đối ngắn gọn của văn bản.
* Lưu ý: Các thẻ chiến lược đoc bên phải để nhận diện nhanh các chủ đề và đặc điểm chung về hình thức (số dòng, số tiếng, nhịp, vần) của các câu tục ngữ.
* Giải nghĩa một số từ khó:
- cần: siêng năng, chăm chỉ
- tày: bằng
- nề: ngại
* Câu hỏi: Nêu xuất xứ, thể loại và phân chia bố cục của văn bản.
à Trả lời: (file ảnh)
- Xuất xứ: Trích Kho tàng tục ngữ người Việt, tập 1 và tập 2 do Nguyễn Xuân Kính (chủ biên) – Nguyễn Thúy Loan – Phan Lan Hương – Nguyễn Luân.
- Thể loại: tục ngữ
- Bố cục:
+ Câu 1 đến câu 5: chủ đề về kinh nghiệm thời tiết
+ Câu 6 đến câu 8: chủ đề về kinh nghiệm sản xuất
+ Câu 9 đến câu 15: chủ đề kinh nghiệm về đời sống xã hội.
* Yêu cầu: Làm việc nhóm đôi: Trả lời các câu hỏi sau:
à Trả lời: Mỗi câu tục ngữ trong bài có độ dài ngắn nhất là 5 tiếng (Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa), dài nhất là 16 tiếng (Mây kéo xuống biển thì nắng chang chang, mây kéo lên ngàn thì mưa như trút)
à Trả lời: Chỉ có câu Ăn quả nhớ kẻ trồng cây không có hiệp vần. Còn các câu tục ngữ còn lại có vị trí hiệp vần đa dạng.
à Trả lời:
- Câu tục ngữ có sử dụng thể thơ lục bát trong bài “Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.
- Câu tục ngữ có hình thức tương tự: Lúa chiêm lấp ló đầu bờ/ Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên; Cười người chớ vội cười lâu/ Cười người hôm trước, hôm sau người cười.
à Trả lời:
- Sự cân đối giữa hai vế trong một dòng: Nắng chóng trưa, mưa chóng tối;
- Sự cân đối giữa bốn vế trong một dòng: Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống;
- Sự cân đối giữa hai dòng của một câu tục ngữ: Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng Mười chưa cười đã tối.
à Trả lời: Câu 4, 9, 10, 14, 15 là những câu dùng hình ảnh có tính chất ẩn dụ; những câu còn lại thể hiện ý nghĩa một cách trực tiếp.
è Kết luận: Đặc điểm nghệ thuật của câu tục ngữ
- Hình thức: ngắn gọn, súc tích
- Gieo vần: Vần làm cho câu tục ngữ có kết cấu chặt chẽ, có tính nghệ thuật, hấp dẫn, dễ nhớ, dễ thuộc.
- Tính cân đối thể hiện ở số tiếng bằng nhau, từ loại của từng từ ở từng vị trí giống nhau, thanh điệu đối chọi nhau (bằng – trắc), hình ảnh tương đồng hoặc tương phản nhau
.....
=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Giáo án Powerpoint Ngữ văn 7 Kết nối, giáo án điện tử Ngữ văn 7 KNTT bài: Văn bản 4: Một số câu tục, giáo án trình chiếu Ngữ văn 7 kết nối bài: Văn bản 4: Một số câu tục