Tải giáo án trình chiếu hay còn gọi là giáo án powerpoint Ngữ văn 7 Kết nối tri thức bài: Thực hành tiếng việt - Mạch lạc và liên kết (biện pháp liên kết và từ ngữ liên kết). Soạn giáo án được thiết kế với tiêu chí đẹp mắt, hiện đại kết hợp nhiều hoạt động, trò chơi, video học tập thú vị. Phương pháp giảng dạy mới kết hợp nhiều dạng bài tập phong phú sẽ giúp học sinh nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học. Kéo xuống để tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
CHÀO MỪNG CÁC EM ĐÃ ĐẾN VỚI MÔN NGỮ VĂN 7
KHỞI ĐỘNG
- Yêu cầu: Các em hãy đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Đoạn trích sau đây có thể gọi là đoạn văn hoàn chỉnh được chưa? Vì sao?
Cám bơi một mình trong đêm. Đêm tối bưng không nhìn rõ mặt đường. Trên con đường ấy, chiếc xe lăn bánh rất êm. Khung xe phia cô gái ngồi lồng đầy bóng trăng. Trăng bồng bềnh nổi lên qua dãy Pú Hồng. Dãy núi này có tinh chất quyết định đến gió mùa đông bắc nước ta. Nước ta bây giờ là của ta rồi, cuộc đời đã bắt đầu hửng sáng.
à Trả lời: Đoạn trích trên có 7 câu
- Xét về hình thức: các câu có liên kết
- Xét về nội dung: các câu không có sự liên kết, lan man, không rõ chủ đề
è Như vậy, về hình thức các câu có vẻ liên kết nhưng nội dung thông báo khác nhau, được đứng cạnh nhau một cách thiếu logic, thiếu sự thống nhất về đề tài, chủ đề, nội dung tản mạn. Đó không phải là đoạn văn hoàn chỉnh.
TÊN BÀI HỌC – NỘI DUNG BÀI HỌC
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: MẠCH LẠC VÀ LIÊN KẾT (BIỆN PHÁP LIÊN KẾT VÀ TỪ NGỮ LIÊN KẾT)
III. Vận dụng
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
* Yêu cầu: Các em hãy nhắc lại khái niệm liên kết và mạch lạc đã được giới thiệu ở bài 7. Thế giới viễn tưởng.
à Trả lời:
- Mạch lạc trong văn bản là tuần tự đi khắp các phần, các đoạn trong văn bản, thông suốt, liên tục, không đứt đoạn; là sự tiếp nối của các câu, các ý theo một trình tự hợp lí.
- Liên kết trong văn bản là sự kết nối các câu, các đoạn trong văn bản một cách tự nhiên, hợp lí, làm cho văn bản trở nên có nghĩa, dễ hiểu.
* Yêu cầu: Các em hãy đọc phần Tri thức ngữ văn và cho biết biện pháp liên kết là gì?
à Trả lời:
Biện pháp liên kết là sự gắn kết giữa các câu trong đoạn văn hoặc giữa các đoạn văn trong văn bản được thể hiện bằng nhiều biện pháp (phép) liên kết, gắn với những phương tiện (từ ngữ) liên kết cụ thể.
* Yêu cầu: Các em hãy đọc khung Nhận biết một số biện pháp liên kết và từ ngữ liên kết trong SHS trang 59 để nhận biết các biện pháp liên kết và phương tiện liên kết tương ứng qua các ví dụ
à Trả lời:
- Câu sau có từ ngữ nối biểu thị mối quan hệ với câu trước.
VD: Có lẽ cháu nghĩa rằng tấm bản đồ dẫn đường của ông sau đó trở nên rõ ràng hơn, khi ông đã trưởng thành. Nhưng không phải vậy đâu Sam à.
- Câu sau có từ ngữ dùng để thay thế cho từ ngữ đã xuất hiện ở câu trước.
VD: Khi ông còn nhỏ, mẹ ông luôn nhìn cuộc đời này như một nơi đầy hiêm nguy. Bà vẫn hay nói với ông rằng để tồn tại, ông phải luôn đề phòng, phải luôn cảnh giác.
- Câu sau lặp lại từ ngữ của câu trước, có tác dụng liên kết.
VD: Cháu biết không, tấm bản đồ của ông lúc ấy thực sự bế tắc. Ông không biết có phải mình là người quá ngây thơ, khờ khạo hay không. [...] Ông cảm thấy mặt đất dưới chân mình sao mà bấp bênh và không bền vững.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
* Yêu cầu: Đọc hai đoạn văn sau và thực hiện các nhiệm vụ ở dưới:
- Đoạn thứ nhất: (1) Sam, bản đồ dẫn đường của cháu như thế nào? (2) Ông sẽ kể cho cháu nghe tấm bản đồ của ông. (3) Khi ông còn nhỏ, mẹ ông luôn nhìn cuộc đời này như một nơi đầy hiềm nguy. (4) Bà vẫn hay nói với ông rằng để tồn tại, ông phải luôn đề phòng, phải luôn cảnh giác. (5) Bố của ông cũng phần nào đồng ý với quan điểm đó.
.....
=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Giáo án Powerpoint Ngữ văn 7 Kết nối, giáo án điện tử Ngữ văn 7 KNTT bài: Thực hành tiếng việt - Mạch lạc, giáo án trình chiếu Ngữ văn 7 kết nối bài: Thực hành tiếng việt - Mạch lạc