A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Trong sóng cơ, tốc độ truyền sóng là
A. tốc độ lan truyền dao động trong môi trường truyền sóng.
B. tốc độ cực tiểu của các phần tử môi trường truyền sóng.
C. tốc độ chuyển động của các phần tử môi trường truyền sóng.
D. tốc độ cực đại của các phần tử môi trường truyền sóng.
Câu 2. Đại lượng nào sau đây của sóng không phụ thuộc môi trường truyền sóng?
A. Bước sóng.
B. Tần số dao động của sóng.
C. Vận tốc sóng.
D. Tần số sóng, vận tốc sóng và bước sóng.
Câu 3. Để phân biệt được sóng ngang và sóng dọc ta dựa vào
A. phương truyền sóng và tần số sóng.
B. tốc độ truyền sóng và bước sóng.
C. phương dao động và phương truyền sóng.
D. phương dao động và tốc độ truyền sóng.
Câu 4. Đâu không phải dụng cụ trong thí nghiệm đo tần số của sóng âm?
A. Dao động kí điện tử.
B. Âm thoa và búa cao su.
C. Bộ khuếch đại tín hiệu.
D. Ống trụ làm bằng thủy tin hữu cơ trong suốt.
Câu 5. Trong thí nghiệm đo tần số của sóng âm, một học sinh xác định được chu kì của sóng âm trong 3 lần đo lần lượt là 0,04 s; 0,038 s; 0,042 s. Tính tần số của sóng âm.
A. 25 ± 0,8 Hz.
B. 52 ± 0,8 Hz.
C. 25 ± 1,6 Hz.
D. 52 ± 1,6 Hz.
Câu 6. Sóng điện từ và sóng âm khi truyền từ không khí vào thủy tinh thì tần số
A. của cả hai sóng đều giảm.
B. của sóng điện từ tăng, của sóng âm giảm.
C. của cả hai sóng đều không đổi.
D. của sóng điện từ giảm, của sóng âm tăng.
Câu 7. Khi nói về tia hồng ngoại và tia tử ngoại, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Bước sóng của tia hồng ngoại lớn hơn bước sóng của tia tử ngoại.
B. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều gây ra hiện tượng quang điện đối với mọi kim loại.
C. Một vật bị nung nóng phát ra tia tử ngoại, khi đó vật không phát ra tia hồng ngoại.
D. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều làm ion hóa mạnh các chất khí.
Câu 8. Trong các nguồn bức xạ đang hoạt động: hồ quang điện, màn hình máy vô tuyến, lò sưởi điện, lò vi sóng; nguồn phát ra tia tử ngoại mạnh nhất là
A. màn hình máy vô tuyến.
B. lò vi sóng.
C. lò sưởi điện.
D. hồ quang điện.
Câu 9. Tia Rơn-ghen (tia X) có
A. cùng bản chất với tia tử ngoại.
B. tần số nhỏ hơn tần số của tia hồng ngoại.
C. điện tích âm nên nó bị lệch trong điện trường và từ trường.
D. cùng bản chất với sóng âm.
Câu 10. Giao thoa ở mặt nước với hai nguồn sóng kết hợp đặt tại A và B dao động điều hòa cùng pha theo phương thẳng đứng. Sóng truyền ở mặt nước có bước sóng l. Cực tiểu giao thoa nằm tại những điểm có hiệu đường đi của hai sóng từ hai nguồn tới đó bằng
A. 2kl với k = 0, ± 1, ± 2,…
B. (2k +1)l với k = 0, ± 1, ± 2,…
C. kl với k = 0, ± 1, ± 2,…
D. (k + 0,5)l với k = 0, ± 1, ± 2,…
Câu 11. Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước với hai nguồn đồng bộ, phát biểu nào sau đây sai?
A. Hai điểm dao động với biên độ cực tiểu, gần nhau nhất, nằm trên đường nối hai nguồn, cách nhau nửa bước sóng.
B. Các điểm trên mặt nước cách đều hai nguồn sẽ dao động với biên độ cực đại.
C. Quỹ tích các điểm dao động với biên độ cực tiểu là họ đường hyperbol nhận 2 nguồn làm hai tiêu điểm.
D. Khoảng cách ngắn nhất giữa 2 vân cực đại là một bước sóng.
Câu 12. Trong thí nghiệm giao thoa trên mặt nước, hai nguồn kết hợp dao động đồng pha với tần số 80Hz và lan truyền với tốc độ 0,8m/s. Điểm M cách hai nguồn những khoảng lần lượt 14,25cm và 19,25cm ở trên
A. Đường cực tiểu thứ 5.
B. đường cực đại bậc 5.
C. đường cực đại bậc 6.
D. Đường cực tiểu thứ 6.
Câu 13. Một bức xạ khi truyền trong chân không có bước sóng là 0,60 μm, khi truyền trong thủy tinh có bước sóng là λ. Biết chiết suất của thủy tinh đối với bức xạ là 1,5. Giá trị của λ là
A. 900 nm. B. 380 nm. C. 400 nm. D. 600 nm.
Câu 14. Trên một sợi dây đang có sóng dừng. Biết sóng truyền trên dây có bước sóng 30 cm. Khoảng cách ngắn nhất từ một nút đến một bụng là
A. 15 cm. B. 30 cm. C. 7,5 cm. D. 60 cm.
Câu 15. Trong một cuộc thí nghiệm nhằm xác định tốc độ âm trong không, khí, có hai nhóm nhà vật lí ở cách nhau 18 612 m. Mỗi nhóm luân phiên bắn một phát đại bác, để nhóm kia đo thời gian t từ lúc thấy lửa loé ra ở miệng súng, đến lúc nghe thấy tiếng nổ. Giá trị trung bình của các phép đo là t = 54,6 s. Tốc độ âm thanh trong các điều kiện của thí nghiệm là bao nhiêu?
A. 330 m/s. B. 341 m/s. C. 314 m/s. D. 320 m/s.
Câu 16. Trong thí nghiệm đo tốc độ truyền âm, khi nối máy phát tần số với loa, bật công tắc nguồn của máy phát tần số, điều chỉnh biên độ và tần số để nghe rõ âm, đồng thời dịch chuyển dần pit-tông ra xa loa. Khi pit-tông di chuyển, độ to của âm thanh nghe được thay đổi như thế nào?
A. Có những vị trí âm to nhất và vị trí không nghe thấy âm.
B. Không thay đổi.
C. Âm thanh to dần.
D. Âm thanh bé dần.
PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1. (2, 5 điểm)
a) Sóng dọc là gì? Nêu ví dụ về sóng dọc trong thực tiễn?
b) Một sóng cơ lan truyền trong một môi trường với tốc độ 120 cm/s, tần số của sóng thay đổi từ 10 Hz đến 15 Hz. Hai điểm cách nhau 12,5 cm luôn dao động vuông pha. Tính bước sóng của sóng cơ đó.
Câu 2. (2,5 điểm) Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn sóng kết hợp cùng pha đặt tại hai điểm A và B cách nhau 30 cm. Xét điểm M nằm trên đoạn AB và cách A 20 cm, điểm N nằm trên mặt nước và cách M 40 cm, MN vuông góc với AB.
a) Với tần số của hai nguồn bằng 10 Hz thì tại N có sóng với biên độ cực đại và giữa N với đường trung trực của AB không có dãy cực đại. Tính tốc độ truyền sóng.
b) Với tốc độ truyền sóng tính được ở câu a), để điểm N đứng yên thì tần số của hai nguồn phải bằng bao nhiêu?
Câu 3. (1,0 điểm) Một sợi dây đàn hồi AB có đầu B tự do. Cho đầu A dao động nhỏ với tần số f0 thì trên dây có sóng dừng ổn định với n bụng sóng. Khi tần số giảm bớt 16 Hz thì sóng dừng trên dây có số bụng thay đổi là 4. Biết 19 Hz ≤ f0 ≤ 26 Hz. Tính giá trị f0.
---HẾT---
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 |
A | B | C | D | A | C | A | D |
Câu 9 | Câu 10 | Câu 11 | Câu 12 | Câu 13 | Câu 14 | Câu 15 | Câu 16 |
A | D | D | B | C | C | B | A |
B. PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 (2,5 điểm) | a) Sóng dọc là sóng trong đó các phần tử môi trường dao động theo phương truyền sóng. Ví dụ về sóng dọc: sóng địa chấn trong các vụ động đất, núi lửa, âm thanh do chiếc loa kéo phát ra, con lắc lò xo treo thẳng đứng, kéo vật nặng xuống dưới thả tay cho dao động,… | 0,5 điểm
0,5 điểm |
b) Độ lệch pha: => f = 2,4.(2k+1) (*) Theo đầu bài ta có: 10 ≤ f ≤ 15 => Giải ra được k =2 thay vào phương trình (*) => f = 12 Hz => cm |
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm | |
Câu 2 (2,5 điểm) | a) Theo đề bài, N nằm ở dãy cực đại bậc một kể từ cực đại trung tâm. Do đó: NA – NB = kλ => Suy ra v ≈ 35 cm/s. |
1 điểm
0,5 điểm |
b) Để điểm N đứng yên thì N phải nằm trên dãy cực tiểu. Ta có: Suy ra: => f = 5Hz; 15 Hz; 25 Hz;… |
0,5 điểm
0,5 điểm | |
Câu 3 (1,0 điểm) | Sợi dây đàn hồi AB có đầu B tự do, ta có: Và Từ (1) và (2) => => f = 4n + 2 => 19 ≤ 4n + 2 ≤ 26 Ta có n = 5 => Tần số f = 22 Hz |
0,5 điểm
0,5 điểm |
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu |
Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
1. Mô tả sóng | 2 |
|
| 1 |
|
|
|
| 2 | 1 | 2 |
2. Sóng ngang. Sóng dọc. Sự truyền năng lượng của sóng cơ |
| 1 | 1 |
|
|
|
|
| 1 | 1 | 1,25 |
3. Thực hành: Đo tần số của sóng âm | 2 |
|
|
|
|
|
|
| 2 | 0 | 0,5 |
4. Sóng điện từ | 1 |
| 1 |
| 2 |
|
|
| 4 | 0 | 1 |
5. Giao thoa sóng | 1 |
| 2 |
|
|
|
| 1 | 3 | 1 | 1,75 |
6. Sóng dừng |
| 1 |
|
|
|
|
|
| 0 | 1 | 1 |
7. Bài tập về sóng |
|
| 2 |
|
| 1 |
|
| 2 | 1 | 2 |
8. Thực hành: Đo tốc độ truyền âm | 2 |
|
|
|
|
|
|
| 2 | 0 | 0,5 |
Tổng số câu TN/TL | 8 | 2 | 6 | 1 | 2 | 1 | 0 | 1 | 16 | 5 |
|
Điểm số | 2 | 2 | 1,5 | 1,5 | 0,5 | 1,5 | 0 | 1 | 4 | 6 | 10 |
Tổng số điểm | 4 điểm 40% | 3 điểm 30% | 2 điểm 20% | 1 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
Sóng | 5 | 16 |
|
| ||
1. Mô tả sóng | Nhận biết | - Từ đồ thị độ dịch chuyển – khoảng cách, mô tả được sóng qua các khái niệm bước sóng, biên độ, tần số, tốc độ và cường độ sóng. | 2 |
| C1,2 | |
Thông hiểu
| - Rút ra được biểu thức v = λf từ định nghĩa của tốc độ, tần số và bước sóng. - Vận dụng được biểu thức: v = λf. | 1 |
| C1b |
| |
2. Sóng ngang. Sóng dọc. Sự truyền năng lượng của sóng | Nhận biết
| - Nêu được khái niệm sóng dọc, sóng ngang và đặc điểm của chúng. | 1 |
| C1a |
|
Thông hiểu
| - So sánh được sóng dọc và sóng ngang. |
| 1 |
| C3 | |
3. Thực hành: Đo tần số của sóng âm | Nhận biết
| - Thiết kế phương án, lựa chọn phương án để đo được tần số của sóng âm bằng micro hoặc cảm biến âm thanh và dao động kí. - Xác định được sai số của phép đo. |
| 2 |
| C4,5 |
4. Sóng điện từ | Nhận biết
| - Nêu được trong chân không, tất cả các sóng điện từ đều truyền với cùng tốc độ. |
| 1 |
| C6 |
Thông hiểu
| - Liệt kê được bậc, độ lớn bước sóng của các bức xạ chủ yếu trong thang sóng điện từ. |
| 1 |
| C7 | |
Vận dụng | - Vận dụng được kiến thức về sóng điện từ và thang sóng điện từ. |
| 2 |
| C8,9 | |
5. Giao thoa sóng | Nhận biết
| - Mô tả được thí nghiệm chứng minh sự giao thoa hai sóng kết hợp bằng thiết bị thực hành sử dụng sóng nước (hoặc sóng ánh sáng). |
| 1 |
| C10 |
Thông hiểu
| - Nêu được các điều kiện cần thiết để quan sát được vân giao thoa. |
| 2 |
| C11,12 | |
Vận dụng | - Vận dụng được điều kiện của giao thoa hai sóng cơ, giao thoa ánh sáng qua khe Young dùng tia laze. | 1 |
| C2a |
| |
6. Sóng dừng | Nhận biết
| - Giải thích được sự hình thành sóng dừng. - Xác định được nút và bụng của sóng dừng. | 1 |
| C3 |
|
7. Bài tập về sóng | Thông hiểu
| - Vận dụng được biểu thức v = λf. - Vận dụng được công thức . |
| 2 |
| C13,14 |
Vận dụng
| - Vận dụng các kiến thức đã học để giải một số bài toán đơn giản. | 1 |
| C2b |
| |
8. Thực hành: Đo tốc độ truyền âm | Nhận biết | - Thiết kế phương án, lựa chọn phương án, đo tốc độ truyền âm trong không khí. - Xác định được sai số của phép đo. |
| 2 |
| C15,16 |