Đề thi, đề kiểm tra giữa học kì 2 Vật lí Kết nối tri thức (đề tham khảo số 1)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm giữa học kì 2 Vật lí 11 Kết nối tri thức (đề tham khảo số 1). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 VẬT LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC 

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm) 

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Đâu là công thức của định luật Cu-lông trong chân không?

A.

B.

C.

D.

Câu 2. Dùng vải cọ xát một đầu thanh nhựa rồi đưa lại gần hai vật nhẹ thì thấy thanh nhựa hút cả hai vật này. Hai vật này không thể là

A. hai vật không nhiễm điện.

B. hai vật nhiễm điện cùng loại.

C. hai vật nhiễm điện khác loại.

D. một vật nhiễm điện, một vật không nhiễm điện.

Câu 3. Điện trường được tạo ra bởi điện tích, là dạng vật chất tồn tại quanh điện tích và

A. tác dụng lực lên mọi vật đặt trong nó.

B. tác dụng lực điện lên mọi vật đặt trong nó.

C. truyền lực cho các điện tích.

D. truyền tương tác giữa các điện tích.

Câu 4. Một điện tích điểm Q = -2.10-7 C, đặt tại điểm A trong môi trường có hằng số điện môi ε = 2. Vectơ cường độ điện trường do điện tích Q gây ra tại điểm B với AB = 7,5 cm có

A. phương AB, chiều từ A đến B, độ lớn 2,5.105 V/m. 

B. phương AB, chiều từ B đến A, độ lớn 1,6.105 V/m.

C. phương AB, chiều từ B đến A, độ lớn 2,5.105 V/m.

D. phương AB, chiều từ A đến B, độ lớn 1,6.105 V/m. 

Câu 5. Điện trường đều tồn tại ở

A. xung quanh một vật hình cầu tích điện đều.

B. xung quanh một vật hình cầu chỉ tích điện đều trên bề mặt.

C. xung quanh hai bản kim loại phẳng, song song, có kích thước bằng nhau.

D. trong một vùng không gian hẹp gần mặt đất.

Câu 6. Quỹ đạo chuyển động của một điện tích điểm q bay vào điện trường đều  theo phương vuông góc với đường sức không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

A. Độ lớn của điện tích q.

B. Cường độ điện trường E.

C. Vị trí của điện tích q bắt đầu bay vào điện trường.

D. Khối lượng m của điện tích.

Câu 7. Môt máy lọc không khí tạo ra chùm ion OH- có điện tích là -1,6.10-19C bay sát mặt đất. Điện trường đều đo được ở bề mặt Trái Đất là 114 V/m. Độ lớn lực điện tác dụng lên ion trên là:

A. 23,04.10-19N.                                      

B. 90.10-19N.            

C. 230,4N              

D. 90N

Câu 8. Thế năng của điện tích trong điện trường đặc trưng cho

A. khả năng tác dụng lực của điện trường.       

B. phương chiều của cường độ điện trường.

C. khả năng sinh công của điện trường.    

D. độ lớn nhỏ của vùng không gian có điện trường.

Câu 9. Trong điện trường đều của Trái Đất, chọn mặt đất là mốc thế năng điện. Một hạt bụi mịn có khối lượng m, điện tích q đang lơ lửng ở độ cao h so với mặt đất. Thế năng điện của hạt bụi mịn là:

A. Wt = mgh.                    B. Wt = qEh.                     C. Wt = mEh.            D. Wt = qgh.

Câu 10. Nếu chiều dài đường đi của điện tích trong điện trường tăng 2 lần thì công của lực điện trường

A. tăng 2 lần.

B. giảm 2 lần.                                             

C. không thay đổi.

D. chưa đủ dữ kiện để xác định.

Câu 11. Cho điện tích dịch chuyển giữa 2 điểm cố định trong một điện trường đều với cường độ điện trường 100 V/m thì công của lực điện trường là 50 mJ. Nếu cường độ điện trường là 200 V/m thì công của lực điện trường dịch chuyển điện tích giữa hai điểm đó là

A. 200 mJ.           

B. 100 mJ.           

C. 50 mJ.                       

D. 150 mJ.

Câu 12. Đơn vị của điện thế là

A. vôn (V).                       B. jun (J).                          C. vôn trên mét (V/m).   D. oát (W).

Câu 13. Biết điện thế tại điểm M trong điện trường đều trái đất là 120 V. Mốc thế năng điện được chọn tại mặt đất. Electron đặt tại điểm M có thế năng là:

A. -192.10-19 V.                B. -192.10-19 J.                  C. 192.10-19 V.                 D. 192.10-19 J.

Câu 14. Đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện là

A. điện dung C.

B. điện tích Q.

C. khoảng cách giữa hai bản tụ.

D. cường độ điện trường.

Câu 15. Trường hợp nào sau đây ta không có một tụ điện?

A. Giữa hai bản kim loại là sứ.

B. Giữa hai bản kim loại là không khí.

C. Giữa hai bản kim loại là nước tinh khiết.

D. Giữa hai bản kim loại là dung dịch NaOH.

Câu 16. Hai tụ điện có điện dung lần lượt C1 = 2 μF, C2 = 3μF ghép song song. Mắc bộ tụ điện đó vào hai cực của nguồn điện có hiệu điện thế U = 60 V. Điện tích của các tụ điện là

A. Q1 = 120.10-6 C và Q2 = 180.10-6 C.

B. Q1 = Q2 = 72.10-6 C.

C. Q1 = 3.10-6 C và Q2 = 2.10-6 C.

D. Q1 = Q2 = 300.10-6 C.

B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1. (1 điểm) Hai quả cầu nhỏ giống nhau bằng kim loại, có khối lượng 5 g, được treo vào cùng một điểm O bằng hai sợi dây không dãn, dài 10 cm. Hai quả cầu tiếp xúc với nhau. Tích điện cho một quả cầu thì thấy hai quả cầu đẩy nhau cho đến khi hai dây treo hợp với nhau một góc 600. Tính điện tích đã truyền cho quả cầu. Lấy g = 10 m/s2.

Câu 2. (1,5 điểm) Cho tam giác ABC vuông tại A có AB = 3 cm và AC = 4 cm. Tại B, ta đặt điện tích Q1 = 4,5.10-8 C, tại C, ta đặt điện tích Q2 = 2.10-8. Hãy tính độ lớn của cường độ điện trường do hai điện tích này gây ra tại A.

Câu 3. (2,5 điểm) 

a) Hãy nêu đặc điểm của mặt đẳng thế trong điện trường đều. Vẽ hình minh họa.

b) Bắn một electron với vận tốc đầu rất nhỏ vào một điện trường đều giữa hai bản kim loại phẳng theo phương song song với các đường sức điện (hình vẽ). Electron được tăng tốc trong điện trường. Ra khỏi điện trường, nó có vận tốc bằng 107 m/s. Tính hiệu điện thế giữa UAB giữa hai bản. Biết điện tích của electron -1,6.10-19 C. Khối lượng của electron là 9,1.10-31 kg.

Câu 4. (1 điểm) Đối với một tụ điện xác định, năng lượng của tụ điện giảm 9 lần khi điện tích của tụ điện thay đổi như thế nào?


---HẾT---

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 VẬT LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC

 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) 

Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm. 

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

A

C

D

B

D

C

A

C

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Câu 15

Câu 16

B

D

B

A

B

A

D

A

B. PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(1 điểm)

Khi truyền cho một quả cầu điện tích q thì do tiếp xúc, mỗi quả cầu sẽ nhiễm điện tích  , chúng đẩy nhau và khi ở vị trí cân bằng mỗi quả cầu sẽ chịu tác dụng của 3 lực: trọng lực  , lực tĩnh điện  và sức căng sợi dây

Với

Nên:

Vậy tổng độ lớn điện tích đã truyền cho hai quả cầu là: Q = 2.|q| = 3,6.10-7 C.

 

 

 

0,25 điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

0,25 điểm

 

 

 

0,25 điểm

0,25 điểm

Câu 2

(1,5 điểm)

Sử dụng công thức  ta tính được:

Điện trường  do Q1 gây ra tại A có độ lớn bằng:

Điện trường  do Q2 gây ra tại A có độ lớn bằng:

Ta thấy  vuông góc với  (theo hình vẽ) nên điện trường tổng hợp  tính được là:  V/m. 

 

 

 

 

0,5 điểm

 

 

 

 

 

 

0,5 điểm

 

 

0,5 điểm

Câu 3

(2,5 điểm)

a) Trong điện trường đều, các điểm có cùng điện thế sẽ có cùng khoảng cách đến mốc tính thế năng (bản cực âm chẳng hạn) do đó mặt đẳng thế trong điện trường đều là các mặt phẳng vuông góc với đường sức điện.

Hình minh họa:

 

 

0,5 điểm

 

 

 

0,5 điểm

b) Áp dụng định lý biến thiên động năng biến thiên động năng:

=>

 

1 điểm

 

 

0,5 điểm

Câu 4

(1 điểm)

Đối với một tụ điện xác định thì điện dung C của tụ điện là không đổi. Ta có công thức tính năng lượng của tụ điện: , nên để năng lượng của tụ điện W giảm 9 lần thì điện tích của tụ điện Q phải giảm 3 lần.

 

1 điểm

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 VẬT LÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1. Lực tương tác giữa hai điện tích

1

 

1

 

 

 

 

1

2

1

1,5

2. Khái niệm điện trường

1

 

1

 

 

1

 

 

2

1

2

3. Điện trường đều

1

1

1

 

1

 

 

 

3

1

1,75

4. Thế năng điện

2

 

1

 

1

 

 

 

4

0

1

5. Điện thế

1

 

1

1

 

 

 

 

2

1

2

6. Tụ điện

2

1

1

 

 

 

 

 

3

1

1,75

Tổng số câu TN/TL

8

2

6

1

2

1

0

1

16

5

 

Điểm số

2

2

1,5

1,5

0,5

1,5

0

1

4

6

10

Tổng số điểm

4 điểm

40%

3 điểm

30%

2 điểm

20%

1 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 VẬT LÍ 11– KẾT NỐI TRI THỨC

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

(số ý)

TN 

(số câu)

TL

(số ý)

TN 

(số câu)

ĐIỆN TRƯỜNG

5

16

 

 

1. Lực tương tác giữa các điện tích

Nhận biết

- Phát biểu được định luật Coulomb (Cu-lông) và nêu được đơn vị đo điện tích.

 

1

 

C1

Thông hiểu

 

- Mô tả được sự hút (hoặc đẩy) giữa hai điện tích.

 

1

 

C2

Vận dụng cao

- Sử dụng được biểu thức của định luật Coulomb, tính và mô tả được lực tương tác giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không (hoặc trong không khí).

1

 

C1

 

2. Khái niệm điện trường 

Nhận biết

 

- Nêu được khái niệm điện trường là trường lực được tạo ra bởi điện tích, là dạng vật chất tồn tại quanh điện tích và truyền tương tác giữa các điện tích.

- Nêu được ý nghĩa của cường độ điện trường và định nghĩa được cường độ điện trường tại một điểm.

- Nêu được đơn vị đo cường độ điện trường.

 

1

 

C3

Thông hiểu

 

- Sử dụng biểu thức  tính và mô tả được cường độ điện trường do một điện tích điểm Q đặt trong chân không hoặc trong không khí gây ra tại một điểm cách nó một khoảng r.

 

1

 

C4

Vận dụng

- Vận dụng được biểu thức .

1

 

C2

 

3. Điện trường đều 

Nhận biết

 

- Nêu được ví dụ về ứng dụng của điện trường đều.

- Nhận biết được cách tạo ra điện trường đều, đường sức điện trường, dạng quỹ đạo khi hạt mang điện chuyển động trong điện trường đều.

1

1

C3a

C5

Thông hiểu

- Mô tả được tác dụng của điện trường đều lên chuyển động của điện tích bay vào điện trường đều theo phương vuông góc với đường sức.

- Xác định được lực tác dụng lên điện tích đặt trong điện trường đều.

 

1

 

C6

Vận dụng

- Sử dụng biểu thức , tính được cường độ của điện trường đều giữa hai bản phẳng nhiễm điện.

 

1

 

C7

4. Thế năng điện 

Nhận biết

 

- Nêu được thế năng của một điện tích q trong điện trường đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường khi đặt điện tích q tại điểm đang xét.

 

2

 

C8,9

Thông hiểu

 

- Hiểu sự phụ thuộc của công của lực điện trường vào các yếu tố.

 

1

 

C10

Vận dụng

- Vận dụng được biểu thức tính công của lực điện trong điện trường đều.

 

1

 

C11

5. Điện thế 

Nhận biết

 

- Nêu được điện thế tại một điểm trong điện trường đặc trưng cho điện trường tại điểm đó về thế năng, được xác định bằng công dịch chuyển một đơn vị điện tích dương từ vô cực về điểm đó.

 

1

 

C12

Thông hiểu

 

Xác định được mối liên hệ giữa thế năng điện và điện thế, mối liên hệ cường độ điện trường với điện thế. 

1

1

C3b

C13

6. Tụ điện

Nhận biết

 

- Định nghĩa được điện dung và đơn vị đo điện dung (fara).

1

2

C4

C14,15

Thông hiểu

- Xác định được công thức điện dung của bộ tụ điện ghép nối tiếp, ghép song song.

- Xác định được biểu thức tính năng lượng tụ điện.

 

1

 

C16

Tìm kiếm google: Đề thi Vật lí 11 kết nối tri thức, bộ đề thi ôn tập theo kì Vật lí 11 kết nối tri thức, đề kiểm tra giữa học kì 2 Vật lí 11 kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm vật lí 11 KNTT


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com