A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Độ lớn lực tương tác giữa hai điện tích điểm đặt trong không khí
A. tỉ lệ với bình phương khoảng cách giữa 2 điện tích.
B. tỉ lệ với khoảng cách giữa 2 điện tích.
C. tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa 2 điện tích.
D. tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa 2 điện tích.
Câu 2. Có ba vật A, B, C kích thước nhỏ, nhiễm điện. Biết rằng vật A hút vật B nhưng lại đẩy C. Khẳng định nào sau đây là không đúng?
A. Điện tích của vật A và C cùng dấu.
B. Điện tích của vật A và B trái dấu.
C. Điện tích của vật B và C trái dấu.
D. Điện tích của vật A và B cùng dấu.
Câu 3. Cường độ điện trường tại một điểm đặc trưng cho điện trường tại điểm đó về
A. phương của vecto cường độ điện trường.
B. chiều của vecto cường độ điện trường.
C. phương diện tác dụng lực.
D. độ lớn của lực điện.
Câu 4. Trong chân không đặt cố định một điện tích điểm Q = 2.10-13 C. Cường độ điện trường tại một điểm M cách Q một khoảng 2 cm có giá trị bằng
A. 2,25 V/m. B. 4,5 V/m. C. 2,25.10-4 V/m. D. 4,5.10-4 V/m.
Câu 5. Các đường sức điện trong điện trường đều
A. chỉ có phương là không đổi.
B. chỉ có chiều là không đổi.
C. là các đường thẳng song song cách đều.
D. là những đường thẳng đồng quy.
Câu 6. Trong ống phóng tia X, một electron có điện tích e = -1,6.10-19 C bật ra khỏi bản cực âm (catot) bay vào điện trường giữa hai bản cực. Lực điện tác dụng lên electron đó bằng
A. 8.10-13 N. B. 8.10-18 N. C. 3,2.10-17 N. D. 8.10-15 N.
Câu 7. Giữa hai bản kim loại phẳng song song cách nhau 4 cm có một hiệu điện thế không đổi 50 V. Cường độ điện trường ở khoảng giữa hai bản kim loại là
A. 5000 V/m. B. 1250 V/m. C. 2500 V/m. D. 1000 V/m.
Câu 8. Công của lực điện trong dịch chuyển của một điện tích q trong điện trường từ điểm M đến điểm N không phụ thuộc vào
A. cung đường dịch chuyển.
B. điện tích q.
C. điện trường
D. vị trí điểm M.
Câu 9. Nếu điện tích dịch chuyển trong điện trường sao cho thế năng của nó tăng thì công của của lực điện trường
A. âm.
B. dương.
C. bằng không.
D. chưa đủ dữ kiện để xác định.
Câu 10. Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích - 5μC ngược chiều một đường sức trong một điện trường đều 1000 V/m trên quãng đường dài 1 m là
A. 5000 J. B. – 5000 J. C. 5 mJ. D. – 5 mJ.
Câu 11. Một điện tích q = 5.10-8 C di chuyển trong một điện trường đều có cường độ điện trường E = 1000 V/m theo một đường gấp khúc ABC. Đoạn AB dài 20 cm và vectơ độ dời AB làm với các đường sức điện một góc 300. Đoạn BC dài 40 cm và vectơ độ dời BC làm với các đường sức điện một góc 1200. Tính công của lực điện.
A. 1,87.10-6 J.
B. -1,87.10-6 J.
C. 1,3.10-6 J.
D. -1,3.10-6 J.
Câu 12. Cho M và N là 2 điểm nằm trong một điện trường có điện thế lần lượt VM và VN. Hiệu điện thế của M so với N được xác định bằng biểu thức
A. UMN = VM – VN.
B. UMN = VN – VM.
C. .
D.
Câu 13. Tính công mà lực điện tác dụng lên một điện tích 5 μC sinh ra nó khi nó chuyển động từ điểm A đến điểm B. Biết UAB = 1000 V
A. 5000 J.
B. - 5000 J
C. 5 mJ
D. - 5 mJ
Câu 14. Cặp số liệu ghi trên vỏ tụ điện cho biết điều gì?
A. Giá trị nhỏ nhất của điện dung và hiệu điện thế đặt vào hai cực của tụ.
B. Phân biệt được tên của các loại tụ điện.
C. Điện dung của tụ và giới hạn của hiệu điện thế đặt vào hai cực của tụ.
D. Năng lượng của điện trường trong tụ điện.
Câu 15. Điện dung của tụ điện được xác định bằng biểu thức:
A. C = QU.
B.
C.
D. .
Câu 16. Hai tụ điện có điện dung lần lượt C1 = 1 μF, C2 = 3μF ghép nối tiếp. Mắc bộ tụ điện đó vào hai cực của nguồn điện có hiệu điện thế U = 40 V. Điện tích của các tụ điện là
A. Q1 = 40.10-6 C và Q2 = 120.10-6 C.
B. Q1 = Q2 = 30.10-6 C.
C. Q1 = 7,5.10-6 C và Q2 = 22,5.10-6 C.
D. Q1 = Q2 = 160.10-6 C.
B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1. (1 điểm) Xét hai quả cầu kim loại nhỏ giống nhau mang các điện tích q1 và q2 đặt trong không khí cách nhau 2 cm, đẩy nhau bằng một lực có độ lớn 2,7.10-4 N. Cho hai quả cầu tiếp xúc với nhau rồi lại đưa về vị trí ban đầu thì lực đẩy giữa chúng có độ lớn 3,6.10-4 N. Tính q1 và q2.
Câu 2. (1,5 điểm) Điện tích q1 = -12 μC đặt trong không khí tại điểm A. Tại B cách A 15 cm đặt điện tích q2 = 3μC. Xác định độ lớn cường độ điện trường do hai điện tích này gây ra tại điểm C. Biết AC = 20 cm, BC = 5 cm.
Câu 3. (2,5 điểm)
a) Có thể dùng điện thử âm để khảo sát cường độ điện trường do điện tích điểm gây ra được không? Giải thích.
b) Một hạt bụi mang điện tích q = 1 μC có khối lượng m đang nằm cân bằng trong một điện trường đều giữa hai bản kim loại phẳng nằm ngang, tích điện trái dấu và cách nhau 1,5 cm. Khi đó các đường sức điện hướng theo phương thẳng đứng. Biết hiệu điện thế giữa hai bản là 100 V, lấy g = 9,8 m/s2. Xác định khối lượng của hạt bụi.
Câu 4. (1 điểm) Có nhận định cho rằng: "Để giảm điện dung của một tụ điện bất kì ta chỉ cần tăng hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện đó". Em hãy cho biết nhận định trên là đúng hay sai. Vì sao?
---HẾT---
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 |
D | D | C | B | C | A | B | A |
Câu 9 | Câu 10 | Câu 11 | Câu 12 | Câu 13 | Câu 14 | Câu 15 | Câu 16 |
A | C | D | A | C | C | B | B |
B. PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 (1 điểm) | Ban đầu: Vì hai quả cầu như nhau và hệ cô lập về điện, nên sau khi tiếp xúc điện tích trên mỗi quả cầu là Khi đó: Trường hợp 1: q2 – 8.10-9q + 1,2.10-17 = 0. Suy ra: hoặc Trường hợp 2: q2 + 8.10-9q + 1,2.10-17 = 0. Suy ra: hoặc |
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm |
Câu 2 (1,5 điểm) | Vì AC = AB + BC nên ba điểm thẳng hàng theo đúng thứ tự A, B, C. Áp dụng công thức
Cường độ điện trường tổng hợp tại C là Vì ngược chiều nên E = |E1 – E2| = 10,8.106 – 2,7.106 = 8,1.106 (V/m) |
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm |
Câu 3 (2,5 điểm) | a) Vì cường độ điện trường do một điện tích điểm gây ra trong không gian không phụ thuộc vào điện tích thử nên ta có thể dùng điện tích thử âm. Khi đó, chiều của lực điện tác dụng lên điện tích thử ngược chiều với chiều vectơ cường độ điện trường. |
1 điểm |
b) Vì hạt bụi nằm cân bằng nên trọng lực cân bằng với lực điện. Ta có: | 0,5 điểm
1 điểm | |
Câu 4 (1 điểm) | Nhận định trên là sai vì điện dung của một tụ điện chỉ phụ thuộc vào cấu tạo của tụ điện mà không phụ thuộc vào hiệu điện thế giữa hai bản tụ. |
1 điểm |
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu |
Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
1. Lực tương tác giữa hai điện tích | 1 |
| 1 |
|
|
|
| 1 | 2 | 1 | 1,5 |
2. Khái niệm điện trường | 1 |
| 1 |
|
| 1 |
|
| 2 | 1 | 2 |
3. Điện trường đều | 1 | 1 | 1 |
| 1 |
|
|
| 3 | 1 | 1,75 |
4. Thế năng điện | 2 |
| 1 |
| 1 |
|
|
| 4 | 0 | 1 |
5. Điện thế | 1 |
| 1 | 1 |
|
|
|
| 2 | 1 | 2 |
6. Tụ điện | 2 | 1 | 1 |
|
|
|
|
| 3 | 1 | 1,75 |
Tổng số câu TN/TL | 8 | 2 | 6 | 1 | 2 | 1 | 0 | 1 | 16 | 5 |
|
Điểm số | 2 | 2 | 1,5 | 1,5 | 0,5 | 1,5 | 0 | 1 | 4 | 6 | 10 |
Tổng số điểm | 4 điểm 40% | 3 điểm 30% | 2 điểm 20% | 1 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
ĐIỆN TRƯỜNG | 5 | 16 |
|
| ||
1. Lực tương tác giữa các điện tích | Nhận biết | - Phát biểu được định luật Coulomb (Cu-lông) và nêu được đơn vị đo điện tích. | 1 |
| C1 | |
Thông hiểu
| - Mô tả được sự hút (hoặc đẩy) giữa hai điện tích. |
| 1 |
| C2 | |
Vận dụng cao | - Sử dụng được biểu thức của định luật Coulomb, tính và mô tả được lực tương tác giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không (hoặc trong không khí). | 1 |
| C1 |
| |
2. Khái niệm điện trường | Nhận biết
| - Nêu được khái niệm điện trường là trường lực được tạo ra bởi điện tích, là dạng vật chất tồn tại quanh điện tích và truyền tương tác giữa các điện tích. - Nêu được ý nghĩa của cường độ điện trường và định nghĩa được cường độ điện trường tại một điểm. - Nêu được đơn vị đo cường độ điện trường. |
| 1 |
| C3 |
Thông hiểu
| - Sử dụng biểu thức tính và mô tả được cường độ điện trường do một điện tích điểm Q đặt trong chân không hoặc trong không khí gây ra tại một điểm cách nó một khoảng r. |
| 1 |
| C4 | |
Vận dụng | - Vận dụng được biểu thức . | 1 |
| C2 |
| |
3. Điện trường đều | Nhận biết
| - Nêu được ví dụ về ứng dụng của điện trường đều. - Nhận biết được cách tạo ra điện trường đều, đường sức điện trường, dạng quỹ đạo khi hạt mang điện chuyển động trong điện trường đều. | 1 | 1 | C3a | C5 |
Thông hiểu | - Mô tả được tác dụng của điện trường đều lên chuyển động của điện tích bay vào điện trường đều theo phương vuông góc với đường sức. - Xác định được lực tác dụng lên điện tích đặt trong điện trường đều. |
| 1 |
| C6 | |
Vận dụng | - Sử dụng biểu thức , tính được cường độ của điện trường đều giữa hai bản phẳng nhiễm điện. |
| 1 |
| C7 | |
4. Thế năng điện | Nhận biết
| - Nêu được thế năng của một điện tích q trong điện trường đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường khi đặt điện tích q tại điểm đang xét. |
| 2 |
| C8,9 |
Thông hiểu
| - Hiểu sự phụ thuộc của công của lực điện trường vào các yếu tố. |
| 1 |
| C10 | |
Vận dụng | - Vận dụng được biểu thức tính công của lực điện trong điện trường đều. |
| 1 |
| C11 | |
5. Điện thế | Nhận biết
| - Nêu được điện thế tại một điểm trong điện trường đặc trưng cho điện trường tại điểm đó về thế năng, được xác định bằng công dịch chuyển một đơn vị điện tích dương từ vô cực về điểm đó. |
| 1 |
| C12 |
Thông hiểu
| - Xác định được mối liên hệ giữa thế năng điện và điện thế, mối liên hệ cường độ điện trường với điện thế. | 1 | 1 | C3b | C13 | |
6. Tụ điện | Nhận biết
| - Định nghĩa được điện dung và đơn vị đo điện dung (fara). | 1 | 2 | C4 | C14,15 |
Thông hiểu | - Xác định được công thức điện dung của bộ tụ điện ghép nối tiếp, ghép song song. - Xác định được biểu thức tính năng lượng tụ điện. |
| 1 |
| C16 |