A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Hai điện tích điểm giống nhau có độ lớn 2.10-6C, đặt trong chân không cách nhau 20cm thì lực tương tác giữa chúng
A. là lực đẩy, có độ lớn 9.10-5N
B. là lực hút, có độ lớn 0,9N
C. là lực hút, có độ lớn 9.10-5N
D. là lực đẩy có độ lớn 0,9N
Câu 2. Thông thường sau khi sử dụng khăn lông để lau mắt kính ta thấy sẽ có một vài mảnh vụn của lông tơ còn bám trên kính, đó là hiện tượng nhiễm điện do
A. hưởng ứng.
B. tiếp xúc.
C. cọ xát.
D. khác cấu tạo vật chất.
Câu 3. Đơn vị của cường độ điện trường là
A. V/m, C/N.
B. V.m, N.C.
C. V/m, N/C.
D. V/m, C/N.
Câu 4. Cường độ điện trường do hai điện tích dương gây ra tại một điểm M lần lượt có độ lớn là 7 V/m và 15 V/m. Độ lớn cường độ điện trường tổng hợp tại M có thể nhận giá trị nào sau đây?
A. 21 V/m.
B. 23 V/m.
C. 7 V/m.
D. 5 V/m.
Câu 5. Phát biểu nào sau đây không phải đặc điểm của lực điện tác dụng lên một điện tích dương đặt trong điện trường đều là:
A. Điểm đặt tại điện tích điểm.
B. Phương song song với các đường sức từ.
C. Ngược chiều với .
D. Độ lớn F = qE.
Câu 6. Hai bản kim loại phẳng song song mang điện tích trái dấu, cách nhau 2 cm, cường độ điện trường giữa hai bản là 3.103 V/m. Một hạt mang điện q = 1,5.10-2 C di chuyển từ bản dương sang bản âm với vận tốc ban đầu bằng 0, khối lượng của hạt mang điện là 4,5.10-6 g. Vận tốc của hạt mang điện khi đập vào bản âm là
A. 4.104 m/s.
B. 2.104 m/s.
C. 6.104 m/s.
D. 105 m/s.
Câu 7. Cường độ điện trường do một điện tích Q gây ra tại một điểm M là Đặt tại M một điện tích thử dương. Nếu ta thay điện tích thử ấy bằng một điện tích âm, độ lớn gấp 4 lần điện tích thử ban đầu thì cường độ điện trường tại M thay đổi như thế nào?
A. Độ lớn không đổi, có chiều ngược chiều .
B. Độ lớn giảm 4 lần, có chiều ngược chiều .
C. Độ lớn giảm 4 lần, không đổi chiều.
D. Không đổi.
Câu 8. Trong vùng không gian có điện trường đều giữa hai bản kim loại phẳng tích điện trái dấu, xét một điện tích q chuyển động trên đường thẳng vuông góc với các đường sức điện. Nhận xét nào sau đây đúng?
A. Điện trường sinh công âm trong quá trình điện tích chuyển động.
B. Điện trường sinh công dương trong quá trình điện tích chuyển động.
C. Điện trường không sinh công trong quá trình điện tích chuyển động.
D. Điện trường sinh công dương trên nửa đoạn đường đầu và sinh công âm trên nửa đoạn đường sau.
Câu 9. Công của lực điện trong dịch chuyển của một điện tích trong điện trường đều được tính bằng công thức A = qEd, trong đó:
A. d là quãng đường đi được của điện tích q.
B. d là độ dịch chuyển của điện tích q.
C. d là hình chiếu của độ dịch chuyển trên phương vuông góc với đường sức điện trường.
D. d là hình chiếu của độ dịch chuyển trên phương song song với đường sức điện trường.
Câu 10. Cho điện tích dịch chuyển giữa 2 điểm cố định trong một điện trường đều với cường độ điện trường 100 V/m thì công của lực điện trường là 50 mJ. Nếu cường độ điện trường là 200 V/m thì công của lực điện trường dịch chuyển điện tích giữa hai điểm đó là
A. 200 mJ.
B. 100 mJ.
C. 50 mJ.
D. 150 mJ.
Câu 11. Biết hiệu điện thế UNM = 20 V. Hỏi đẳng thức nào dưới đây chắc chắn đúng?
A. VM = 20 V.
B. VN = 20 V.
C. VM - VN = 20 V.
D. VN - VM = 20 V.
Câu 12. Hiệu điện thế giữa hai điểm M,N là UMN = 32V. Nhận xét nào sau đây đúng?
A. Điện thế tại điểm M là 32V
B. Điện thế tại điểm N là 0
C. Nếu điện thế tại M là 0 thì điện thế tại N là -32V
D. Nếu điện thế tại M là 10V thì điện thế tại N là 42V
Câu 13. Hình bên là đồ thị biểu diễn điện thế theo vị trí. Nếu một hạt mang điện dương được đặt tại điểm A thì nó sẽ
A. chuyển động sang phải.
B. chuyển động sang trái.
C. đứng yên nguyên tại điểm A.
D. dao động quanh điểm B.
Câu 14. Khi trong phòng thí nghiệm chỉ có một số tụ điện giống nhau với cùng điện dung C, muốn thiết kế một bộ tụ điện có điện dung nhỏ hơn C thì:
A. chắc chắn phải ghép song song các tự điện.
B. chắc chắn phải ghép nối tiếp các tụ điện.
C. chắc chắn phải kết hợp cả ghép song song và nối tiếp.
D. không thể thiết kế được bộ tự điện như vậy.
Câu 15. Một tụ điện phẳng được mắc vào hai cực của một nguồn điện có hiệu điện thế 50 (V). Ngắt tụ điện ra khỏi nguồn rồi kéo cho khoảng cách giữa hai bản tụ tăng gấp hai lần thì
A. Điện tích của tụ điện không thay đổi.
B. Điện tích của tụ điện tăng lên hai lần.
C. Điện tích của tụ điện giảm đi hai lần.
D. Điện tích của tụ điện tăng lên bốn lần.
Câu 16. Bộ tụ điện gồm ba tụ điện: C1 = 10 (μF), C2 = 15 (μF), C3 = 30 (μF) mắc song song với nhau. Điện dung của bộ tụ điện là:
A. Cb = 5 (μF).
B. Cb = 10 (μF).
C. Cb = 15 (μF).
D. Cb = 55 (μF).
B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1. (1 điểm) Hai quả cầu, mỗi quả có khối lượng 2,0 g được gắn vào mỗi đầu một sợi dây mềm, cách điện, dài 1,2 m. Các quả cầu được tích điện giống hệt nhau và sau đó, điểm giữa của sợi dây được treo vào một điểm trên giá. Các quả cầu nằm yên ở trạng thái cân bằng, tâm của chúng cách nhau 15 cm. Tìm độ lớn điện tích ở mỗi quả cầu.
Câu 2. (1,5 điểm) Hai điện tích được đặt tại hai điểm A và B. Điện tích tại A là 14 nC, tại B là 12 nC. AN = NB = 6 cm; MN = 8 cm. MN vuông góc với AB. Tính cường độ điện trường tại điểm M.
Câu 3. (2,5 điểm)
a) Nêu khái niệm điện trường đều và cường độ điện trường, biểu thức tính cường độ điện trường.
b) Một đám mây dông bị phân thành hai tầng, tầng trên mang điện dương cách xa tầng dưới mang điện âm. Đo bằng thực nghiệm, người ta thấy điện trường trong khoảng giữa hai tầng của đám mây dông đó gần đều, hướng từ trên xuống dưới với E = 830 V/m, khoảng cách giữa hai tầng là 0,7 km, điện tích của tầng phía trên ước tính được bằng Q1 = 1,24 C. Coi điện thế của tầng mây phía dưới là V1. Hãy tính điện thế của tầng mây phía trên.
Câu 4. (1 điểm) Một tụ điện phẳng không khí được nối với hai cực của một nguồn điện không đổi để tích điện. Khi ngắt tụ điện ra khỏi nguồn điện rồi đưa vào hai bản tụ một lớp điện môi có hằng số điện môi lớn hơn 1 thì điện dung, điện tích trên bản tụ điện và hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện thay đổi như thế nào?
---HẾT---
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 |
B | C | C | A | C | B | D | C |
Câu 9 | Câu 10 | Câu 11 | Câu 12 | Câu 13 | Câu 14 | Câu 15 | Câu 16 |
D | B | D | C | B | B | A | D |
B. PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 (1 điểm) | Lực điện: Trọng lực: P = mg = 2.10-3.9,8 = 0,0196 N Để quả cầu cân bằng: => q = 7,8.10-9 C |
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm |
Câu 2 (1,5 điểm) | Cường độ điện trường do điện tích tại A gây ra tại điểm M: Cường độ điện trường do điện tích tại B gây ra tại điểm M: Cường độ điện trường tổng hợp: Độ lớn bằng 1,9.104 N/C. Nằm phía trên và tạo với chiều dương trục x góc 870. |
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm |
Câu 3 (2,5 điểm) | a) Điện trường đều là điện trường mà cường độ điện trường tại các điểm khác nhau có giá trị bằng nhau về độ lớn, giống nhau về phương và chiều. Cường độ điện trường giữa hai bản phẳng nhiễm điện trái dấu đặt song song có độ lớn bằng tỉ số giữa hiệu điện thế giữa hai bản phẳng và khoảng cách giữa chúng. |
0,5 điểm
0,5 điểm |
b) Vận dụng mối liên hệ giữa cường độ điện trường và điện thế ,với M là điểm ở tầng mây phía dưới, N là điểm ở tầng mây phía trên được tính ngược chiều đường sức điện nên có giá trị âm, ta tính được điện thế của tầng mây phía trên: VN = V2 = V1 – Eh = V1 + 581 000 (V), |
0,5 điểm
1 điểm | |
Câu 4 (1 điểm) | Khi đưa vào giữa hai bản tụ không khí một lớp điện môi thì hằng số điện môi tăng lên nên điện dung tụ điện tăng, dẫn đến hiệu điện thế giữa hai bản tụ giảm đi do điện tích tụ điện không thay đổi. |
1 điểm |
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu |
Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
1. Lực tương tác giữa hai điện tích | 1 |
| 1 |
|
|
|
| 1 | 2 | 1 | 1,5 |
2. Khái niệm điện trường | 1 |
| 1 |
|
| 1 |
|
| 2 | 1 | 2 |
3. Điện trường đều | 1 | 1 | 1 |
| 1 |
|
|
| 3 | 1 | 1,75 |
4. Thế năng điện | 2 |
| 1 |
| 1 |
|
|
| 4 | 0 | 1 |
5. Điện thế | 1 |
| 1 | 1 |
|
|
|
| 2 | 1 | 2 |
6. Tụ điện | 2 | 1 | 1 |
|
|
|
|
| 3 | 1 | 1,75 |
Tổng số câu TN/TL | 8 | 2 | 6 | 1 | 2 | 1 | 0 | 1 | 16 | 5 |
|
Điểm số | 2 | 2 | 1,5 | 1,5 | 0,5 | 1,5 | 0 | 1 | 4 | 6 | 10 |
Tổng số điểm | 4 điểm 40% | 3 điểm 30% | 2 điểm 20% | 1 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
ĐIỆN TRƯỜNG | 5 | 16 |
|
| ||
1. Lực tương tác giữa các điện tích | Nhận biết | - Phát biểu được định luật Coulomb (Cu-lông) và nêu được đơn vị đo điện tích. | 1 |
| C1 | |
Thông hiểu
| - Mô tả được sự hút (hoặc đẩy) giữa hai điện tích. |
| 1 |
| C2 | |
Vận dụng cao | - Sử dụng được biểu thức của định luật Coulomb, tính và mô tả được lực tương tác giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không (hoặc trong không khí). | 1 |
| C1 |
| |
2. Khái niệm điện trường | Nhận biết
| - Nêu được khái niệm điện trường là trường lực được tạo ra bởi điện tích, là dạng vật chất tồn tại quanh điện tích và truyền tương tác giữa các điện tích. - Nêu được ý nghĩa của cường độ điện trường và định nghĩa được cường độ điện trường tại một điểm. - Nêu được đơn vị đo cường độ điện trường. |
| 1 |
| C3 |
Thông hiểu
| - Sử dụng biểu thức tính và mô tả được cường độ điện trường do một điện tích điểm Q đặt trong chân không hoặc trong không khí gây ra tại một điểm cách nó một khoảng r. |
| 1 |
| C4 | |
Vận dụng | - Vận dụng được biểu thức . | 1 |
| C2 |
| |
3. Điện trường đều | Nhận biết
| - Nêu được ví dụ về ứng dụng của điện trường đều. - Nhận biết được cách tạo ra điện trường đều, đường sức điện trường, dạng quỹ đạo khi hạt mang điện chuyển động trong điện trường đều. | 1 | 1 | C3a | C5 |
Thông hiểu | - Mô tả được tác dụng của điện trường đều lên chuyển động của điện tích bay vào điện trường đều theo phương vuông góc với đường sức. - Xác định được lực tác dụng lên điện tích đặt trong điện trường đều. |
| 1 |
| C6 | |
Vận dụng | - Sử dụng biểu thức , tính được cường độ của điện trường đều giữa hai bản phẳng nhiễm điện. |
| 1 |
| C7 | |
4. Thế năng điện | Nhận biết
| - Nêu được thế năng của một điện tích q trong điện trường đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường khi đặt điện tích q tại điểm đang xét. |
| 2 |
| C8,9 |
Thông hiểu
| - Hiểu sự phụ thuộc của công của lực điện trường vào các yếu tố. |
| 1 |
| C10 | |
Vận dụng | - Vận dụng được biểu thức tính công của lực điện trong điện trường đều. |
| 1 |
| C11 | |
5. Điện thế | Nhận biết
| - Nêu được điện thế tại một điểm trong điện trường đặc trưng cho điện trường tại điểm đó về thế năng, được xác định bằng công dịch chuyển một đơn vị điện tích dương từ vô cực về điểm đó. |
| 1 |
| C12 |
Thông hiểu
| - Xác định được mối liên hệ giữa thế năng điện và điện thế, mối liên hệ cường độ điện trường với điện thế. | 1 | 1 | C3b | C13 | |
6. Tụ điện | Nhận biết
| - Định nghĩa được điện dung và đơn vị đo điện dung (fara). | 1 | 2 | C4 | C14,15 |
Thông hiểu | - Xác định được công thức điện dung của bộ tụ điện ghép nối tiếp, ghép song song. - Xác định được biểu thức tính năng lượng tụ điện. |
| 1 |
| C16 |