A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Chiều dòng điện được quy ước là chiều dịch chuyển có hướng của
A. electron.
B. neutron.
C. điện tích âm.
D. điện tích dương.
Câu 2. Dòng điện trong kim loại là
A. dòng dịch chuyển của điện tích.
B. dòng dịch chuyển có hướng của các điện tích tự do.
C. dòng dịch chuyển có hướng của các hạt mang điện.
D. dòng dịch chuyển có hướng của các ion dương và âm.
Câu 3. Số electron đi qua tiết diện thẳng của một dây dẫn kim loại trong 1 s khi có điện lượng 30 C dịch chuyển qua tiết diện của dây dẫn đó trong 30 s là
A. 3.108. B. 6,25.1018. C. 90.1018. D. 30.1018.
Câu 4. Dòng điện không đổi có cường độ 1,4 A chạy trong một dây dẫn kim loại có diện tích tiết diện là 3,2.10-6 m2. Tính vận tốc trôi của electron biết mật độ electron trong dây dẫn là n = 8,45.1028 electron/m3.
A. 3,23.10-5 m/s. B. 6,47.10-5 m/s. C. 5,17.10-5 m/s. D. 1,03.10-5 m/s.
Câu 5. Đơn vị đo điện trở là
A. ôm (Ω).
B. fara (F).
C. henry (H).
D. oát (W).
Câu 6. Muốn đo hiệu điện thế giữa hai cực của một nguồn điện, nhưng không có vôn kế, một học sinh đã sử dụng một ampe kế và một điện trở có giá trị R = 50 Ω mắc nối tiếp nhau sau, đó mắc vào nguồn điện, biết ampe kế chỉ 1,2A. Hiệu điện thế giữa hai cực nguồn điện có giá trị bao nhiêu?
A. 120V.
B. 50V.
C. 12V.
D. 60V.
Câu 7. Kết luận nào sau đây đúng khi nói về tác dụng của nguồn điện?
A. dùng để tạo ra và duy trì hiệu điện thế nhằm duy trì dòng điện trong mạch.
B. dùng để tạo ra các ion âm.
C. dùng để tạo ra các ion dương.
D. dùng để tạo ra các ion âm chạy trong vật dẫn.
Câu 8. Nguồn điện tạo ra hiệu điện thế giữa hai cực bằng cách
A. tách electron ra khỏi nguyên tử và chuyển electron và ion ra khỏi các cực của nguồn.
B. sinh ra ion dương ở cực âm.
C. sinh ra electron ở cực dương.
D. làm biến mất electron ở cực dương.
Câu 9. Mắc hai đầu điện trở 4 Ω vào hai cực của một nguồn điện có suất điện động và điện trở trong lần lượt là E = 6 V và r = 2 Ω. Tính cường độ dòng điện trong mạch.
A. 1 A.
B. 1,5 A.
C. 3 A.
D. 2 A.
Câu 10. Một acquy có suất điện động là 12V, sinh ra công là 720J để duy trì dòng điện trong mạch trong thời gian 1 phút. Cường độ dòng điện chạy qua acquy khi đó là
A. I = 1,2A.
B. I = 0,5A.
C. I = 0,2A.
D. I = 2,4A.
Câu 11. Cho mạch điện như hình vẽ. Suất điện động E = 10 V, bỏ qua điện trở trong của nguồn. Các giá trị điện trở R1 = 20 Ω, R2 = 40 Ω, R3 = 50 Ω. Tính cường độ dòng điện chạy qua điện trở R1.
A. 10 A. B. 0,1 A. C. 0,5 A. D. 0,95 A.
Câu 12. Công thức nào trong các công thức sau đây cho phép xác định năng lượng điện tiêu thụ của đoạn mạch (trong trường hợp dòng điện không đổi)?
A. A = UI2t.
B. A = U2It.
C. A = UIt.
D. A = UI/t.
Câu 13. Đặt một hiệu điện thế không đổi vào hai đầu một biến trở R. Điều chỉnh giá trị R và đo công suất tỏa nhiệt P trên biến trở. Chọn phát biểu đúng.
A. P tỉ lệ với R.
B. P tỉ lệ nghịch với R.
C. P tỉ lệ nghịch với R2.
D. P tỉ lệ với R2.
Câu 14. Trên vỏ một máy bơm nước có ghi 220V - 1100W. Cường độ dòng điện định mức của máy bơm là
A. I = 0,5 A.
B. I = 50 A.
C. I = 5 A.
D. I = 25 A.
Câu 15. Mắc hai đầu một điện trở R vào hai cực của một acquy. Sau một khoảng thời gian, tổng năng lượng mà acquy cung cấp là 10 J, trong đó nhiệt lượng toả ra trên điện trở là 8,5 J. Chọn đáp án đúng.
A. Điện trở trong của acquy bằng 0 .
B. Điện trở trong của acquy lớn hơn R.
C. Hiệu suất của acquy bằng 15%.
D. Điện trở trong của acquy nhỏ hơn R.
Câu 16. Dụng cụ nào dưới đây không dùng trong thí nghiệm đo suất điện động và điện trở trong của pin điện hóa?
A. Biến trở.
B. Đèn LED.
C. Bảng lắp mạch điện.
D. Dây nối.
B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1 (1 điểm). Trên một thiết bị dùng để nạp điện cho điện thoại di động có ghi thông số 20 000 mA.h. Thông số này cho biết điều gì?
Câu 2. (2 điểm) a) Em hãy phát biểu và nêu biểu thức định luật Ohm?
b) Xét mạch điện như hình vẽ. Tính điện trở của đoạn mạch AB, biết các điện trở có giá trị bằng nhau và bằng R. Biết dây nối có điện trở không đáng kể.
Câu 3. (1,5 điểm) Hai nguồn điện giống hệt nhau được mắc thành bộ rồi nối hai cực của bộ nguồn với hai đầu của một điện trở thì kết quả là: cường độ dòng điện qua điện trở trong trường hợp hai nguồn mắc nối tiếp và hai nguồn mắc song song đều bằng nhau. Tính hiệu suất của bộ nguồn trong hai trường hợp.
Câu 4. (1,5 điểm) Một ấm điện bằng nhôm có khối lượng 0,4kg chứa 2kg nước ở 200C. Muốn đun sôi lượng nước đó trong 16 phút thì ấm phải có công suất là bao nhiêu? Biết rằng nhiệt dung riêng của nước là c = 4200 J/kg.K, nhiệt dung riêng của nhôm là c1 = 880 J/kg.K và 27,1% nhiệt lượng toả ra môi trường xung quanh.
---HẾT---
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 |
D | B | B | A | A | D | A | A |
Câu 9 | Câu 10 | Câu 11 | Câu 12 | Câu 13 | Câu 14 | Câu 15 | Câu 16 |
A | C | C | C | B | C | D | B |
B. PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 (1 điểm) | Thông số mA.h là đơn vị tính của dung lượng pin. Đơn vị mA.h viết tắt cho "miliampe giờ" là biểu hiện khả năng trữ điện của pin. - Ví dụ: dung lượng pin điện thoại của bạn là 20 000 mA.h có nghĩa là sẽ cung cấp dòng điện 2 000 mA cho thiết bị của bạn hoạt động được trong 10 giờ. Thông số càng lớn, thời gian hoạt động của thiết bị như điện thoại, laptop, máy tính bảng càng kéo dài. |
1 điểm |
Câu 2 (2 điểm) | a) Định luật Ohm: Cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế ở hai đầu vật dẫn, tỉ lệ nghịch với điện trở của vật dẫn. Biểu thức: Trong đó: + I là cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn, đơn vị là ampe, kí hiệu là A. + U là hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn, đơn vị là vôn, kí hiệu là V. + R là điện trở của vật dẫn, đơn vị là ôm, kí hiệu là Ω. | 0,5 điểm
0,5 điểm |
b) Vì điện thế tại điểm C và B như nhau nên ta có thể vẽ lại được mạch điện như hình: Ta có: |
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm | |
Câu 3 (1,5 điểm) | Trường hợp hai nguồn mắc nối tiếp: Trường hợp hai nguồn mắc song song: Từ (1) và (2) cho I1 = I2 ta được R = r. Thay vào tính được hiệu suất tương ứng trong hai trường hợp |
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm |
Câu 4 (1,5 điểm) | Nhiệt lượng cần để tăng nhiệt độ của ấm nhôm từ 20°C tới 100°C là: Q1 = m1c1(t2 – t1) = 0,4.880.(100 – 20) = 28 160 J Nhiệt lượng cần để tăng nhiệt độ của nước từ 20°C tới 100°C là: Q2 = mc(t2 – t1) = 2.4200.(100 – 20) = 672 000 J Nhiệt lượng tổng cộng cần thiết: Q = Q1 + Q2 = 700 160 J (1) Mặt khác nhiệt lượng có ích để đun nước do ấm điện cung cấp trong thời gian 16 phút là: Q = HPt (2) Từ (1) và (2) suy ra: |
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,5 điểm |
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu |
Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
1. Cường độ dòng điện | 2 | 1 | 2 |
|
|
|
|
| 4 | 1 | 2,0 |
2. Điện trở. Định luật Ohm | 1 | 1 ý | 1 |
|
|
|
| 1 ý | 2 | 1 | 2,5 |
3. Nguồn điện | 2 |
| 2 | 1 | 1 |
|
|
| 5 | 1 | 2,75 |
4. Năng lượng và công suất điện | 2 |
| 1 |
| 1 | 1 |
|
| 4 | 1 | 2,5 |
5. Thực hành: Đo suất điện động và điện trở trong của pin điện hóa | 1 |
|
|
|
|
|
|
| 1 | 0 | 0,25 |
Tổng số câu TN/TL | 8 | 2 | 6 | 1 | 2 | 1 | 0 | 1 | 16 | 4 |
|
Điểm số | 2 | 2 | 1,5 | 1,5 | 0,5 | 1,5 | 0 | 1 | 4 | 6 | 10 |
Tổng số điểm | 4 điểm 40% | 3 điểm 30% | 2 điểm 20% | 1 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
ĐIỆN TRƯỜNG | 5 | 16 |
|
| ||
1. Cường độ dòng điện | Nhận biết | - Nhận biết được chiều dòng điện. - Nhận biết được khái niệm cường độ dòng điện trong kim loại. - Nhận biết thông số ghi trên thiết bị nạp điện. | 1 | 2 |
C1 | C1
C2
|
Thông hiểu
| - Hiểu và xác định được công thức tính cường độ dòng điện. - Hiểu và xác định được mối liên hệ giữa cường độ dòng điện với mật độ và vận tốc của các hạt mang điện. |
| 2 |
| C3
C4 | |
2. Điện trở. Định luật Ohm | Nhận biết
| - Định nghĩa được điện trở, đơn vị đo điện trở và nêu được nguyên nhân chính gây ra điện trở. - Phát biểu và nêu được biểu thức định luật Ohm. | 1 | 1 | C2a | C5 |
Thông hiểu
| - Hiểu và xác định được các đại lượng trong biểu thức tính định luật Ohm. |
| 1 |
| C6 | |
Vận dụng | - Vận dụng và tính được điện trở trong mạch mắc hỗn hợp. | 1 |
| C2b |
| |
3. Nguồn điện | Nhận biết
| - Nhận biết được vai trò của nguồn điện trong mạch điện. - Nhận biết cách tạo ra ra hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện. |
| 2 |
| C7
C8 |
Thông hiểu | - Hiểu và xác định được cường độ dòng điện trong mạch dựa vào ảnh hưởng của nguồn điện lên hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn. - Hiểu và xác định được hiệu suất của bộ nguồn. | 1 | 2 |
C3 | C9 C10
| |
Vận dụng | - Xác định được cường độ dòng điện trong đoạn mạch mắc nối tiếp hoặc song song. |
| 1 |
| C11 | |
4. Năng lượng và công suất điện | Nhận biết
| - Nhận biết được công thức xác định năng lượng điện tiêu thụ của đoạn mạch. - Nhận biết được sự phụ thuộc của hiệu điện thế và điện trở với công suất điện. |
| 2 |
| C12
C13 |
Thông hiểu
| - Hiểu và xác định được công suất điện tiêu thụ. |
| 1 |
| C14 | |
Vận dụng | - Vận dụng để tìm công suất điện. | 1 | 1 | C4 | C15 | |
5. Thực hành: Đo suất điện động và điện trở trong của pin điện hóa | Nhận biết
| - Nhận biết được các dụng cụ thí nghiệm đo suất điện động và điện trỏ trong của pin điện hóa. |
| 1 |
| C16 |