Đề thi, đề kiểm tra giữa kì 1 lịch sử địa lí 4 chân trời ( đề tham khảo số 2)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra giữa học kì 1 lịch sử địa lí 4 chân trời (đề tham khảo số 2). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1 (0,5 điểm). Hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất theo một tỉ lệ nhất định được gọi là:

A. Sơ đồ.

B. Bản đồ.

C. Lược đồ.

D. Ảnh thu nhỏ. 

Câu 2 (0,5 điểm). Lễ hội nào được người Mông vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ tổ chức vào đầu năm là:

A. Lễ hội Gầu Tào.

B. Lễ hội Lồng Tồng.

C. Lễ hội Khao lề thế lính.

D. Lễ hội hoa tam giác mạch. 

Câu 3 (0,5 điểm). Đặc điểm địa hình không thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là:

A. Địa hình chủ yếu là đồi núi. 

B. Địa hình có nhiều dãy núi lớn. 

C. Địa hình chủ yếu là các cao nguyên và vùng đồi núi thấp. 

D. Có đỉnh Phan-xi-păng cao 3143m, dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ nhất cả nước.  

Câu 4 (0,5 điểm). Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có các nguồn khoáng sản là:

A. Nguồn tài nguyên khoáng sản ít ỏi, không đa dạng. 

B. Trữ lượng vừa và nhỏ bao gồm than đá, kẽm, đồng, các chất phi kim...

C. Rất đa dạng bao gồm than, sắt, a-pa-tít, đá vôi... 

D. Nguồn khoáng sản lớn nhất cả nước bao gồm than đá, dầu khí, khi tự nhiên... 

Câu 5 (0,5 điểm). Khi tìm hiểu về vị trí địa lí của địa phương em, em có thể tự đặt ra những câu hỏi nào?

A. Xác định vị trí của tỉnh, thành phố em đang sinh sống trên bản đồ. Tiếp giáp với những tỉnh, thành phố, vùng biển, quốc gia nào (nếu có)?

B. Tên núi, dãy núi, cao nguyên (nếu có) là gì? Nằm ở đâu?

C. Có những mùa nào? Đặc điểm nhiệt độ và lượng mưa như thế nào?

D. Có những sông, hồ nào? Các sông, hồ nằm ở đâu?

Câu 6 (0,5 điểm). Chọn ý không đúng khi nói về các dân tộc sinh sống ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ:

A. Có nhiều dân tộc cùng sinh sống như: Kinh, Mông, Dao, Tày, Thái, Mường, Nùng,…

B. Các dân tộc đều có nét tập tục và trang phục khác nhau tạo nên sự đa dạng văn hóa.

C. Có dân tộc sống sống cả ở vùng miền núi và khu vực trung du.

D. Các dân tộc sử dụng chung một ngôn ngữ để thuận lợi trong giao tiếp hàng ngày.

Câu 7 (0,5 điểm). Hình ảnh dưới đây nói về dân tộc nào ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

Giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Mông  ở Tuyên Quang

A. Thái.

B. Tày.

C. Mông.

D. Nùng.

Câu 8 (0,5 điểm). Đâu không phải là một trong những đặc điểm của chợ phiên vùng cao?

A. Họp vào những ngày nhất định. 

B. Các mặt hàng thường là các sản phẩm địa phương.

C. Các món ăn đặc trưng được bày bán rộng rãi như thắng cố, cơm lam...

D. Các sản phẩm bày bán đều phải là các mặt hàng đặc trưng của dân tộc đó. 

Câu 9 (0,5 điểm). Khi giới thiệu về trang phục tiêu biểu của địa phương em, em nên tập trung viết về điều gì?

A. Tên trang phục, một số nét nổi bật của trang phục, cảm nghĩ về trang phục. 

B. Nhận xét, đánh giá về những mặt hạn chế của trang phục.

C. Cách để tạo ra bộ trang phục của địa phương. 

D. Cách bảo quản và sử dụng của bộ trang phục. 

Câu 10 (0,5 điểm). Đặc điểm sông ngòi ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ tạo điều kiện cho hoạt động:

A. Nuôi trồng thủy sản nước ngọt. 

B. Phát triển du lịch thám hiểm.

C. Xây dựng nhà máy thủy điện. 

D. Khai thác cát.

Câu 11 (0,5 điểm). Khu di tích Đền Hùng thuộc địa phận tỉnh:

A. Phú Thọ.

B. Vĩnh Phúc.

C. Yên Bái.

D. Lào Cai. 

Câu 12 (0,5 điểm). Hình ảnh dưới đây mô tả nội dung gì?

Phát huy giá trị di sản và tính đại chúng của Xòe Thái

A. Múa xòe cộng đồng của người Thái.

B. Thi hát đối đáp giao duyên của người Tày.

C. Múa khăn kết hợp thi hát đối đáp giao duyên của người Mường.

D. Biểu diễn nhảy sạp trong lễ hội Gầu Tào của người Nùng. 

Câu 13 (0,5 điểm). Đâu không phải là nghi lễ truyền thống của lễ giỗ tổ Hùng Vương?

A. Lễ múa rồng.

B. Lễ rước kiệu.

C. Lễ dâng hương.

D. Lễ dâng lễ vật.

Câu 14 (0,5 điểm). Loại hình múa truyền thống ở vùng núi phía Bắc là:

A. Múa lân. 

B. Múa rối nước. 

C. Múa Khmer.

D. Múa xòe Thái. 

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

 Câu 1 (2,0 điểm). Quan sát hình lược đồ và thực hiện các yêu cầu sau:

a. Cho biết những tỉnh có mật độ dân số trên 200 người/km2.

b. Nhận xét về sự phân bố dân cư vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. 

 Câu 2 (1,0 điểm). Theo em, truyền thuyết dưới thời kì Hùng Vương thể hiện nội dung gì?

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4 

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Đáp án

A

C

C

A

D

C

Câu hỏi

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Đáp án

D

A

C

A

A

A

D

       B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(2,0 điểm)

- Những tỉnh có mật độ dân số trên 200 người/km2 là Phú Thọ , Bắc Giang, Thái Nguyên, Quảng Ninh.

- Nhận xét về sự phân bố dân cư vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

+ Là nơi sinh sống của một số dân tộc như: Kinh, Mường, Thái, Dao, Mông, Tày, Nùng,... 

+ Trung du và miền núi Bắc Bộ có diện tích rộng nhưng ít dân nên đây là vùng dân cư thưa thớt. 

+ Dân cư trong vùng phân bố không đồng đều giữa các tỉnh, giữa khu vực miền núi và khu vực trung du.

1,0 điểm


1,0 điểm




Câu 2 

(1,0 điểm)

Truyền thuyết con Rồng cháu Tiên có ý nghĩa:

- Là sự lí giải cho nguồn gốc của người Việt Nam, các hiện tượng tự nhiên,...

- Thể hiện niềm tự hào dân tộc, sự đoàn kết, thống nhất, tinh thần “uống nước nhớ nguồn” từ xa xưa của cộng đồng người Việt đồng thời còn thể hiện lòng biết ơn dựng nước và giữ nước của các Vua Hùng.

0,5 điểm


0,5 điểm

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Chủ đề/ Bài học

Mức độ

Tổng số câu

Điểm số

Mức 1                   Nhận biết

Mức 2

Kết nối

Mức 3

Vận dụng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

MỞ ĐẦU

Bài 1. Làm quen với phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí

1

     

1

0

0,5

CHỦ ĐỀ 1: ĐỊA PHƯƠNG EM 

(TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG)

Bài 2. Thiên nhiên và con ở địa phương em

1

     

1

0

0,5

Bài 3. Lịch sử và văn hóa truyền thống địa phương em 

1

     

1

0

0,5

CHỦ ĐỀ 2: TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

Bài 4. Thiên nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

1

 

1

   

2

0

1,0

Bài 5. Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

1

1

1

 

1

 

3

1

3,5

Bài 6. Một số nét văn hóa ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

2

 

1

 

1

 

4

0

2,0

Bài 7. Đền Hùng và lễ giỗ Tổ Hùng Vương

1

 

1

1

  

2

1

2,0

Tổng số câu TN/TL

8

1

4

1

2

0

14

2

10,0

Điểm số

4,0

2,0

2,0

1,0

1,0

0

7,0

3,0

10,0

Tổng số điểm

6,0 

60%

3,0

30%

1,0

10%

10,0

100%

10,0

100%

IV. BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO



Nội dung



Mức độ



Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL 

(số câu)

TN

TL

MỞ ĐẦU

1

0

  

1. Làm quen với phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí

Nhận biết

Nhận biết được hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất theo một tỉ lệ nhất định được gọi là bản đồ

1

 

C1

 

Kết nối

     

Vận dụng

     

ĐỊA PHƯƠNG EM (TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG)

2

0

  

2. Thiên nhiên và con người ở địa phương em

Nhận biết

Nhận biết được câu hỏi có thể đặt ra khi tìm hiểu về vị trí địa lí ở địa phương em.

1

 

C5

 

Kết nối

     

Vận dụng

     

3. Lịch sử và văn hóa truyền thống địa phương em

Nhận biết

Nhận biết được nội dung có thể giới thiệu khi nói về trang phục tiêu biểu của địa phương em.

1

 

C9

 

Kết nối

     

Vận dụng

     

TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

11

2

  

4. Thiên nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Nhận biết 

Nhận biết được các loại khoáng sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.

1

 

C4

 

Kết nối

Nêu được đặc điểm địa hình không thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

1

 

C3

 

Vận dụng

     

5. Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Nhận biết

- Nhận biết được cách thức khai thác tự nhiên ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

- Nêu các tỉnh có mật độ dân số trên 200 người/km2 đồng thời nhận xét về sự phân bố dân cư vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. 

1

1

C10

C1

Kết nối

Chọn được ý không đúng khi nói về dân cư vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. 

1

 

C6

 

Vận dụng

Kể được tên dân tộc ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có trong hình ảnh minh họa. 

1

 

C7

 

6. Một số nét văn hóa ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Nhận biết

- Nhận biết được Gầu Tào là lễ hội truyền thống của người Mông, được tổ chức vào đầu năm, tại nơi bằng phẳng, rộng rãi. 

- Nhận biết được loại hình múa truyền thống ở vùng núi phía Bắc.

2

 

C2, C14

 

Kết nối

Nêu được câu không phải đặc điểm của chợ phiên vùng cao. 

1

 

C8

 

Vận dụng

Mô tả được nội dung hình ảnh minh họa. 

1

 

C12

 

7. Đền Hùng và lễ giỗ Tổ Hùng Vương

Nhận biết

Nhận biết được vị trí địa lí của khu di tích đền Hùng

1

 

C11

 

Kết nối

- Nêu được nghi lễ không có trong lễ giỗ Tổ Hùng Vương.

- Nêu được ý nghĩa của các truyền thuyết dưới thời Vua Hùng.

1

1

C13

C2

Vận dụng

     

 

Tìm kiếm google: Đề thi lịch sử địa lí 4 chân trời, bộ đề thi ôn tập theo kì lịch sử địa lí 4 chân trời sáng tạo, đề kiểm tra giữa học kì 1 lịch sử địa lí 4 chân trời

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm lịch sử địa lí 4 CTST


Copyright @2024 - Designed by baivan.net