Soạn chi tiết Ngữ văn 9 Cánh diều bài 7: Chiều xuân (Anh Thơ)

Soạn văn bài 7: Chiều xuân (Anh Thơ) sách Ngữ văn 9 Cánh diều tập 2. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 9 Cánh diều chương trình mới

CHUẨN BỊ

Câu 1: Đọc trước bài thơ Chiều xuân; tìm hiểu thêm thông tin về nữ thi sĩ Anh Thơ.

Soạn chi tiết:

Anh Thơ sinh tại thị trấn Ninh Giang, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương; quê quán: thị xã Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. Cha bà là một nhà nho đậu tú tài và ra làm công chức cho Pháp nên phải thuyên chuyển nhiều nơi, Anh Thơ cũng phải đổi trường học từ Hải Dương sang Thái Bình rồi về lại Bắc Giang mà vẫn chưa qua bậc tiểu học. Ban đầu, bà lấy bút danh Hồng Anh, sau mới đổi thành Anh Thơ.

Câu 2: Em có ấn tượng gì khi đọc các bài thơ viết về mùa xuân?

Soạn chi tiết:

Điều ấn tượng, thích thú ở những bài thơ ấy là đem lại cho bạn đọc một không khí mùa xuân tràn đầy sức sống với những vẻ đẹp của thiên nhiên và sự rộn rã trong lòng người.

ĐỌC HIỂU

Câu 1: Bài thơ có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt nào?

Soạn chi tiết:

Bài thơ có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt: tự sự - miêu tả - biểu cảm.

Câu 2: Nhân vật trữ tình xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp?

Soạn chi tiết:

Nhân vật trữ tình xuất hiện gián tiếp.

Câu 3: Những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong bài thơ?

Soạn chi tiết:

- Biện pháp tu từ ẩn dụ: “đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi”.

- Biện pháp nhân hóa: “quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng”.

TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 1: Chỉ ra bố cục của bài thơ Chiều xuân. Nêu nội dung chính của mỗi phần trong bài thơ.

Soạn chi tiết:

Bố cục: 3 phần

+ Khổ 1: Bức tranh chiều xuân trên bến vắng

+ Khổ 2: Bức tranh chiều xuân trên đường đê

+ Khổ 3: Bức tranh chiều xuân trên cánh đồng

Câu 2. Cảm hứng chủ đạo của tác giả thể hiện trong bài thơ là gì? Bài thơ triển khai mạch cảm xúc theo trình tự nào?

Soạn chi tiết:

- Cảm hứng chủ đạo trong bài thơ: ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân xứ Bắc qua đó bày tỏ tình yêu làng quê, đất nước tha thiết.

- Bài thơ triển khai mạch cảm xúc theo trình tự: từ cảnh xuân yên bình đến cảnh nông thôn bình dị.

Câu 3: Bức tranh cảnh chiều xuân được khắc hoạ trong bài thơ có đặc điểm gì? Em thích nhất hình ảnh hoặc chỉ tiết nào trong bức tranh đó? Vì sao?

Soạn chi tiết:

Bức tranh chiều xuân được khắc họa trong bài thơ có con đò biếng lười, dòng sông trôi, quán tranh im lìm, hoa xoan tím rụng, cỏ non xanh biếc, đàn sáo mổ vu vơ, bướm bay rập rờn, trâu bò thong thả ăn, cánh đồng lúa xanh, lũ cò con chốc chốc bay, cô gái yếm thắm.

Em thích nhất hình ảnh trâu bò thong thả ăn, cánh đồng lúa xanh vì nó giống với quê hương của em.

Câu 4: Phân tích tác dụng của những biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ Chiều xuân.

Soạn chi tiết:

- Nhân hóa: “đò lười biếng nằm mặc nước sông trôi”, “quán tranh đứng im lìm”

=> Tạo cách diễn đạt sôi động, phác họa nên khung cảnh yên bình, vắng lặng của làng quê Bắc Bộ.

- Liệt kê:

+ Mưa bụi, con đò, nước sông trôi, quán tranh vắng, hoa xoan tím,...

=> Là những hình ảnh đặc trưng cho làng quê Bắc Bộ, bức tranh đẹp nhưng đượm buồn.

+ Cỏ non tràn biếc cỏ, đàn sáo, cánh bướm, trâu bò + sà xuống mổ vu vơ, rập rờn, thong thả

=> Bức tranh đổi từ gam màu buồn sang màu sôi động, từ tĩnh sang động, làm vơi nỗi cô đơn của bến vắng.

+ cúi, cuốc, cào, chốc chốc vụt qua

=> Diễn tả nhịp sống khoan thai nơi đồng quê

Câu 5: Chỉ ra màu sắc hội họa trong ngôn ngữ của bài thơ. Hãy vẽ hoặc viết một đoạn văn miêu tả lại bức tranh chiều xuân theo sự hình dung, tưởng tượng Soạn chi tiết:

Bài thơ "Chiều xuân" của Anh Thơ sử dụng màu sắc hội họa một cách tinh tế và hiệu quả để vẽ nên bức tranh quê hương thanh bình, tươi đẹp.

1. Sử dụng những gam màu tươi sáng, rực rỡ:

Màu tím: "Cây xoan tím"

Màu xanh: "Cỏ non tràn biếc cỏ", "Đồng lúa xanh"

Màu đỏ: "Cô nàng yếm thắm"

2. Kết hợp hài hòa giữa các gam màu nóng và lạnh:

Gam màu nóng: "Cây xoan tím", "Cô nàng yếm thắm" tạo điểm nhấn cho bức tranh, thể hiện sự rực rỡ, tràn đầy sức sống.

Gam màu lạnh: "Cỏ non tràn biếc cỏ", "Đồng lúa xanh" tạo cảm giác thanh bình, yên tĩnh.

3. Sử dụng màu sắc để gợi tả cảm xúc:

Màu tím: gợi cảm giác lãng mạn, mơ màng.

Màu xanh: gợi cảm giác thanh bình, yên tĩnh.

Màu đỏ: gợi cảm giác rực rỡ, tràn đầy sức sống.

Nhờ có sự kết hợp hài hòa giữa các gam màu và việc sử dụng màu sắc để gợi tả cảm xúc, nhà thơ Anh Thơ đã vẽ nên một bức tranh quê hương chiều xuân vô cùng sống động và chân thực.

Ngoài ra, bài thơ còn sử dụng một số biện pháp nghệ thuật khác như:

Điệp ngữ: "trên không", "trên cao", "trên đồng"

Ẩn dụ: "Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ", "Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió"

So sánh: "Cúi cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa - Khung cảnh thực mà như trong một giấc mơ"

Nhờ những biện pháp nghệ thuật tinh tế, nhà thơ Anh Thơ đã khơi gợi trong lòng người đọc những cảm xúc sâu lắng về tình yêu quê hương.

Vẽ bức tranh chiều xuân sưu tầm:

Tìm kiếm google:

Soạn ngữ văn 9 cánh diều tập 2, soạn văn 9 cánh diều bài 7: Chiều xuân (Anh Thơ), soạn bài 6: bài 7: Chiều xuân (Anh Thơ) ngữ văn 9 tập 2 cánh diều

Xem thêm các môn học

Soạn ngữ văn 9 tập 2 Cánh diều mới


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com