Soạn chi tiết Ngữ văn 9 Cánh diều bài 8: Quần thể di tích Cổ đô Huế (Theo khamphahue.com.vn)

Soạn văn bài 8: Quần thể di tích Cổ đô Huế (Theo khamphahue.com.vn) sách Ngữ văn 9 Cánh diều tập 2. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 9 Cánh diều chương trình mới

CHUẨN BỊ

Câu 1: Đọc trước văn bản Quần thể di tích Cố đô Huế, tìm hiểu thêm và ghi lại thông tin về Kinh thành Huế nói riêng, xứ Huế nói chung. 

Soạn chi tiết:

Kinh thành Huế: Kinh thành Huế được vua Gia Long tiến hành khảo sát từ năm 1803 và khởi công xây dựng từ 1805, hoàn chỉnh vào năm 1832 dưới triều vua Minh Mạng.

Xứ Huế: Huế ngày nay cũng được mệnh danh là thành phố Festival của cả nước. Tính từ 2000, Festival đã được tổ chức 9 lần với quy mô hoành tráng cùng với những concept độc đáo. Kết hợp với nhiều yếu tố “thiên thời – địa lợi – nhân hòa” Huế đã và đang trở thành thánh địa du lịch. Đây cũng là nơi dừng chân của nhiều du khách trong hành trình khám phá vẻ đẹp Việt Nam. 

Câu 2: Em biết di tích lịch sử nào nổi tiếng ở nước ta? Hãy chuẩn bị một số thông tin về di tích lịch sử đó để giới thiệu với bạn cùng lớp. 

Soạn chi tiết:

Di tích: Đền Hùng - Phú Thọ

Theo lịch sử ghi lại, quần thể Đền Hùng được xây dựng từ thời vua Đinh Tiên Hoàng. Sau đó tới thời Hậu Lê thì được xây dựng hoàn chỉnh chỉnh trên quy mô lớn hơn. Về với Đền Hùng vào ngày 10/3 Âm lịch như một nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc khi nhớ về cội nguồn, quê hương bản địa. 

ĐỌC HIỂU

Câu 1:Thông tin chính nào được nêu ở phần giới thiệu?

Soạn chi tiết:

Thông tin chính được nêu ở phần giới thiệu là những dấu tích còn lại trên Cố đô Huế.

Câu 2: Thông tin nào nêu lên giá trị của Cố đô Huế

Soạn chi tiết:

Thông tin nêu lên giá trị của Cố đô Huế: Quần thể di tích Cố đô Huế đã được UNESCO ghi vào danh mục Di sản Văn hóa Thế giới

Câu 3: Chú ý các tiêu đề in đậm cho biết nội dung chính của mỗi phần.

Soạn chi tiết:

Các tiêu đề đã nêu lên nội dung chính của phần đó

Câu 4: Di sản kiến trúc Cố đô Huế còn những gì?

Soạn chi tiết:

Di sản kiến trúc Cố đô Huế có Kinh Thành, Hoàng Thành, Tử Cấm Thành, hệ thống lăng tẩm của các vua Nguyễn, cung An Định, Trai Cung, bến thuyền cung đình, Trấn bình Đài, Trấn Hải Thành, điện Hòn Chén, nhà bà Từ Cung, Văn Miếu, Võ Miếu, Hải Vân Quan,…

Câu 5: Chú ý cách triển khai thông tin ở phần này

Soạn chi tiết:

Thông tin được triển khai từ bao quát đến chi tiết

Câu 6: Phân biệt các kí hiệu: chữ in nghiêng và gạch đầu dòng trong phần Kiến trúc.

Soạn chi tiết:

Chữ in nghiêng chú thích rõ hơn cho địa danh được đề cập trước đó, gạch đầu dòng triển khai những địa điểm thuộc địa danh đó.

Câu 7: Các di sản nêu trong phần Kiến trúc này nói lên điều gì?

Soạn chi tiết:

Các di sản nêu trong phần Kiến trúc này thể hiện sự đa dạng, phong phú về các lăng tẩm, miếu mạo, thành quách trong Cố đô Huế

Câu 8: Chú ý những giá trị của Cố đô Huế?

Soạn chi tiết:

- Là nơi có kiến trúc cung đình lộng lẫy.

- Nơi lưu giữ hàng trăm ngôi chùa thâm nghiêm cổ kính.

- Là hiện tượng văn hóa độc đáo của Việt Nam và thế giới.

- Di tích Quốc gia đặc biệt.

TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 1: Xác định bố cục của bài viết. Trình bày bố cục ấy bằng một sơ đồ tư Soạn chi tiết:

Bố cục: 4 phần

- Giới thiệu chung về Cố Đô Huế

- Kiến Trúc Cố Đô Huế

- Nét đặc trưng ở Cố Đô Huế

- Giá trị mà Cố Đô Huế mang lại

Sơ đồ:

Câu 2. Bằng cách nào có thể tóm lược được nhanh nhất các thông tin trong văn bản Quần thể di tích cố đô Huế? Cách triển khai thông tin trong bài viết có tác dụng gì?

Soạn chi tiết:

- Để có thể tóm lược được nhanh nhất các thông tin trong văn bản Quần thể di tích cố đô Huế nên tóm lược được các thông tin chính, nhận diện được các từ khóa như: di tích, lịch sử, kiến trúc, văn hóa, giá trị.

- Cách triển khai thông tin trong bài viết có tác dụng giúp người đọc có được những hiểu biết về di tích Cố đô Huế.

Câu 3: Vì sao văn bản Quần thể di tích Cố đô Huế được coi là văn bản thông tin? Trong văn bản này có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt nào? Chỉ ra tác dụng của sự kết hợp ấy.

Soạn chi tiết:

những thông tin về Cố đô Huế và giá trị của di tích, các thông tin được trình bày theo trật tự nhất định: những nét đặc trưng, kiến trúc, giá trị,....

- Trong văn bản này có sự kết hợp của các phương thức biểu đạt: tự sự - miêu tả - Thuyết minh. Tác dụng của sự kết hợp này giúp làm rõ vấn đề cần giới thiệu, giúp người đọc có được những thông tin chính về Cố đô Huế

Câu 4: Phân tích những giá trị của di tích Cố đô Huế được nêu trong văn bản.

Soạn chi tiết:

- Là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể bởi nó biểu trưng cho trí tuệ và tâm hồn của dân tộc Việt Nam.

- Không chỉ có kiến trúc cung đình lộng lẫy, di tích Cố đô Huế còn là nơi lưu giữ những ngôi chùa cổ kính. -> trung tâm văn hóa sôi động.

- Khối lượng văn hóa vật thể khổng lồ mang tinh hoa văn hóa dân tộc -> là Di tích Quốc gia đặc biệt, hiện tượng văn hóa độc đáo ở Việt Nam.

Câu 5: Đọc văn bản, em có được những hiểu biết gì về Cố đô Huế và còn muốn biết những thông tin nào về di tích lịch sử nổi tiếng này?

Soạn chi tiết:

- Đọc văn bản em đã có thêm hiểu biết về những nét đặc trưng của di tích Cố đô Huế, có thông tin về các kiến trúc độc đáo cùng với những giá trị to lớn mà Cố đô Huế mang lại.

- Ngoài ra em còn muốn biết thêm được những trải nghiệm khi được đi tham quan di tích độc đáo này đem lại.

Câu 6: Nếu được giới thiệu một số nét về một di tích lịch sử của quê hương, em sẽ nêu những thông tin nào?

Soạn chi tiết:

Giới thiệu về di tích lịch sử

Để giới thiệu một số nét chính về một di tích lịch sử, em sẽ trình bày theo các bước sau:

1. Tên và vị trí địa lí:

Giới thiệu tên di tích lịch sử một cách chính xác và đầy đủ.

Nêu vị trí địa lí của di tích, bao gồm tỉnh, thành phố, quận, huyện, xã,...

2. Thời gian xây dựng:

Nêu rõ thời gian xây dựng di tích lịch sử, bao gồm năm, thế kỷ,...

Nếu có thể, hãy nêu thêm thông tin về người đã xây dựng hoặc chủ trì xây dựng di tích.

3. Kiến trúc:

Miêu tả kiến trúc của di tích lịch sử, bao gồm phong cách kiến trúc, cấu trúc, vật liệu xây dựng,...

Nêu bật những nét độc đáo, đặc trưng của kiến trúc di tích.

4. Ý nghĩa, giá trị:

Nêu ý nghĩa lịch sử, văn hóa, khoa học của di tích.

Nêu giá trị của di tích đối với cộng đồng, địa phương, quốc gia.

5. Việc làm để gìn giữ, bảo vệ và phát triển:

Nêu các biện pháp đã được thực hiện để bảo vệ di tích.

Đề xuất các biện pháp cần thiết để gìn giữ, bảo vệ và phát triển di tích trong tương lai.

Tìm kiếm google:

Soạn ngữ văn 9 cánh diều tập 2, soạn văn 9 cánh diều bài 8: Quần thể di tích Cổ đô, soạn bài 6: bài 8: Quần thể di tích Cổ đô ngữ văn 9 tập 2 cánh diều

Xem thêm các môn học

Soạn ngữ văn 9 tập 2 Cánh diều mới


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com