Soạn văn bài 10: Về truyện “Làng” của Kim Lân (Nguyễn Văn Long) sách Ngữ văn 9 Cánh diều tập 2. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 9 Cánh diều chương trình mới
Câu 1: Đọc trước văn bản Về truyện “Làng ” của Kim Lâm, tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Nguyễn Văn Long.
Bài làm chi tiết:
Tác giả Nguyễn Văn Long tên thật là Nguyễn Đắc Hiền có nhiều ca khúc tạo được dấu ấn trong lòng công chúng, tác phẩm của các tác giả đã làm giàu thêm kho tàng âm nhạc tỉnh nhà trong thời kỳ kháng chiến cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay.
Câu 2: Liên hệ với nội dung đọc hiểu truyện ngắn Làng của Kim Lân đã học ở Bài 4 (sách Ngữ văn 9, tập một) đề đọc hiểu văn bản này.
Bài làm chi tiết:
Nội dung bài Làng đã học ở bài 4: ca ngợi tình yêu làng quê tha thiết của những người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp.
Câu 3: Tìm hiểu về cách phân tích tâm lí nhân vật trong tác phẩm văn học.
Bài làm chi tiết:
Tác giả phân tích tâm lý nhân vật qua:
+ Ngoại hình: Ngoại hình có thể hé lộ một phần tính cách, tâm lý của nhân vật.
+ Lời nói: đây là phương tiện chủ yếu để nhân vật bộc lộ tư tưởng, tình cảm, cảm xúc.
+ Hành động: Hành động là biểu hiện cụ thể nhất của tâm lý nhân vật.
+ Các mối quan hệ: Mối quan hệ của nhân vật với các nhân vật khác cũng giúp ta hiểu rõ hơn về tâm lý của nhân vật.
+ Chi tiết nghệ thuật: Tác giả thường sử dụng nhiều chi tiết nghệ thuật để miêu tả tâm lý nhân vật như: so sánh, ẩn dụ, tượng trưng.
Câu 1: Chú ý cách nêu luận điểm của bài viết
Bài làm chi tiết:
Tác giả nêu luận điểm ngay mở đầu văn bản
Câu 2: Người viết đã dựa vào yếu tố nào để phân tích tâm trạng nhân vật ông Hai?
Bài làm chi tiết:
Người viết đã phân tích tâm trạng nhân vật ông Hai khi dựa vào yếu tố là đặt nhân vật ông Hai vào tình huống làng chợ Dầu của ông theo giặc lập tề.
Câu 3: Chú ý lời văn của người phân tích và lời tác giả Kim Lân
Bài làm chi tiết:
Để tăng tính thuyết phục, tác giả kết hợp lời văn của người phân tích và lời tác giả Kim Lân với nhau.
Câu 4: Tác giả đã phân tích tình thế nào ở đoạn này?
Bài làm chi tiết:
Đó là tình thế ở đoạn này càng tủi hổ hơn khi ông Hai không dám ló mặt ra ngoài, càng không dám sang nhà bác Thứ. Hơn nữa bà chủ nhà đã ngỏ ý không cho gia đình ông thuê vì có lệnh không chứa chấp những người của làng chợ Dầu theo Tây.
Câu 5: Việc so sánh với một số tác phẩm khác ở đây nhằm làm rõ điều gì?
Bài làm chi tiết:
Việc làm này thể hiện sự thống nhất của tình yêu quê hương trong tình yêu nước và tình cảm giai cấp là nét mới trong nhận thức và tình cảm của quần chúng cách mạng.
Câu 6: Bằng chứng ở đây làm sáng tỏ cho ý kiến nào?
Bài làm chi tiết:
Đó là ý kiến: cao trào trong tâm trạng của nhân vật và cũng là lúc biểu lộ một cách sâu sắc, cảm động tình cảm chân thành, thiêng liêng của ông Hai với quê hương, với đất nước và cách mạng.
Câu 7: Phần 3 này có phải là kết luận của văn bản không?
Bài làm chi tiết:
Không phải.
Câu 1: Xác định nội dung chính của ba phần được đánh số trong văn bản trên.
Bài làm chi tiết:
- Phần 1: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận (làng là tác phẩm có cốt truyện tâm lí, tập trung vào diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai).
- Phần 2: Triển khai vấn đề (phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai).
- Phần 3: Khẳng định lại vấn đề (tình yêu quê hương, đất nước).
Câu 2. Qua văn bản Về truyện ngắn “Làng” của Kim Lân, người viết đã tập trung làm rõ vấn đề gì? Vấn đề ấy được nêu ở phần nào?
Bài làm chi tiết:
- Người viết đã tập trung làm rõ vấn đề về tình yêu quê hương, đất nước trong tâm trạng nhân vật ông Hai.
- Vấn đề ấy được nêu ở phần 2 của văn bản.
Câu 3: Nhận xét về cách nêu và cách triển khai làm rõ luận điểm của người viết ở văn bản trên.
Bài làm chi tiết:
Cách triển khai luận điểm của người viết ở văn bản trên rõ ràng, thuyết phục.
+ Để làm rõ được tình yêu nước trong nhân vật ông Hai, người viết đã chứng minh qua một vài dẫn chứng trong hành động, lời nói, suy nghĩ của nhân vật.
+ Hơn nữa tác giả còn trích dẫn chứng hai bài thơ để khẳng định sự mở rộng và thống nhất của tình yêu quê hương trong tình yêu nước và tình cảm của quần chúng cách mạng đã được văn học thời kì kháng chiến làm nổi bật.
Câu 4: Để làm rõ vấn đề, người viết đã phân tích những điểm đặc sắc nào của truyện ngắn Làng? Em hiểu thêm được điều gì về truyện Làng của Kim Lân sau khi học văn bản trên?
Bài làm chi tiết:
- Để làm rõ vấn đề, người viết đã phân tích những điểm đặc sắc của truyện ngắn Làng:
+ Sự đối lập trong tâm trạng của ông Hai trước và sau khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.
+ Đoạn đối thoại giữa hai bố con khi nói đến Cụ Hồ càng chứng minh cho tình cảm gắn bó, thủy chung của ông Hai với cách mạng, với kháng chiến.
- Sau khi học văn bản trên, em hiểu thêm về truyện Làng của Kim Lân là:
+ Sự mở rộng và thống nhất của tình yêu quê hương trong tình yêu nước và tình cảm của quần chúng cách mạng đã được văn học thời kì kháng chiến làm nổi bật.
+ Việc ông Hai hay sang nhà bác Thứ nói chuyện là cách để ông vơi đi nỗi nhớ làng của mình.
+ Ông Hai dứt khoát, quyết theo cách mạng đến cùng: “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”.
Câu 5: Nêu và phân tích một số câu văn thể hiện cách trình bày khách quan và cách trình bày chủ quan của người viết trong văn bản này.
Bài làm chi tiết:
- Câu văn thể hiện cách trình bày khách quan là những câu nêu thông tin vốn có của đối tượng (giới thiệu nhân vật trong tác phẩm, nêu nội dung chính văn bản, thuật lại vắn tắt cốt truyện, khái quát đặc điểm hình thức nghệ thuật,...)
+ Làng là một truyện ngắn có cốt truyện rất đơn giản, tập trung vào diễn tả tâm trạng của nhân vật chính - ông Hai, hay có thể nói đây là một kiểu cốt truyện tâm lí.
+ Cái tin ấy đến với ông vào một buổi trưa giữa lúc tâm trạng ông đang rất phấn chấn vì nghe được nhiều tin ta đánh thắng giặc trên tờ báo ở phòng thông tin.
- Câu văn thể hiện cách trình bày chủ quan là những câu thể hiện tình cảm, quan điểm, thái độ của người viết trước vấn đề cần bàn luận.
+ Mà thực ra thì ông Hai cũng chẳng để ý lắm đến việc người cùng trò chuyện có nghe ông nói hay không, ông chỉ cốt nói để trút vơi tâm trạng và nhất là cho đỡ nhớ cái làng của mình.
+ Thì ra tình yêu làng quê ở ông Hai trước sau vẫn son sắt và sâu nặng, dù có lúc ông đã tức giận và đau đớn tự nhủ: “làng theo Tây mất rồi thì phải thù”.
Câu 6: Em thích nhất đoạn văn phân tích nào trong văn bản trên? Vì sao?
Bài làm chi tiết:
Em thích đoạn văn phân tích cuộc đối thoại giữa ông Hai và con. Bởi qua cuộc đối thoại, ta thấy được tình yêu đất nước bền vững, trước sau như một, một lòng một dạ với đất nước ở nhân vật ông Hai.
Soạn ngữ văn 9 cánh diều tập 2, soạn văn 9 cánh diều bài 10: Về truyện “Làng” của Kim Lân, soạn bài 6: bài 10: Về truyện “Làng” của Kim Lân ngữ văn 9 tập 2 cánh diều