Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu
Vào thời trung đại, trả nợ công danh là khát vọng, hoài bão, lẽ sống của hầu hết trang nam tử. Có hai con đường trả nợ công danh: dùi mài kinh sử để đỗ đạt làm quan hoặc xông pha trận mạc chiến đấu, lập công báo quốc. Điều này là do chịu sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho gia. Với Phạm Ngũ Lão, ý thức được thời buổi loạn lạc, ông chọn cho mình con đường xông pha nơi chiến trường. Ông xem công danh là cái nợ mình còn vương. Chưa trả không có nghĩa là bất lực, bất tài không lập được chiến công mà chỉ là thời cơ chưa tới. Cái “nợ công danh” ấy, chỉ cần cơ hội đến, ông sẽ sẵn sàng chặt đứt. Thông qua ý thức trả nợ công danh hiện lên khát vọng cháy bỏng, mãnh liệt của đáng nam nhi một lòng muốn báo đền nợ nước.
“Vũ hầu” ở đây ý chỉ Khổng Minh Gia Cát Lượng, người giúp Lưu Bị lập nên nhà Thục Hán. Đây là con người tận trung đã cống hiến cả cuộc đời cho nhà Thục và là một biểu tượng về chí làm trai. Phạm Ngũ Lão xấu hổ khi nghe chuyện Vũ hầu vì trước hết, ông thấy mình chưa lập được công danh, chưa trả xong nợ cho quê hương, đất nước. Mặt khác, ông thấy “thẹn” khi đứng trước tấm gương sáng cả về nhân cách lẫn tài năng của Gia Cát Lượng. Cái “thẹn” ấy là sự kính trọng đối với Vũ hầu đồng thời cũng là khát vọng của trang nam tử muốn noi bước người xưa tận trung báo quốc, trả nợ công danh.
=> Hai câu thơ cuối như một lời bộc bạch của kẻ làm trai, công danh, sự nghiệp như một món nợ đời, cho ta thấy được hoài bão, hùng tâm tráng khí của nhân vật trữ tình.