Bài soạn ngắn ngữ văn 7 cánh diều bài Ếch ngồi đáy giếng

Soạn ngữ văn 7 tập 2 sách Cánh diều siêu ngắn bài Ếch ngồi đáy giếng. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được trình bày soạn ngắn gọn, súc tích mà vẫn đầy đủ ý. Mời các em tham khảo.

[toc:ul]

[Đọc] Câu 1: Chú ý bối cảnh của câu chuyện. 

Trả lời:  Đó là có một con ếch sống lâu ngày trong một cái giếng. Nó huênh hoang như một vị chúa tể vì mỗi khi cất tiếng kêu, các con vật nhỏ bé xung quanh nó đều khiếp sợ.

[Đọc] Câu 2: Kết thúc truyện như thế nào?

Trả lời: Con ếch bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.

[Trả lời câu hỏi] Câu 1: Nhân vật chính trong truyện có tính cách như thế nào? Hãy nêu ra một số chi tiết trong truyện giúp em hiểu về tính cách của nhân vật ấy. 

Trả lời: 

  • Nhân vật trong truyện là một con ếch có tầm hiểu biết hạn hẹp, có thói kiêu căng, ngạo mạn không coi ai ra gì.

  • Chi tiết trong truyện giúp em hiểu về tính cách của nhân vật là:

    + Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể.

    + Ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ồm ộp. Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời…

[Trả lời câu hỏi] Câu 2: Bối cảnh câu chuyện trong văn bản Ếch ngồi đáy giếng đã giúp nhân vật bộc lộ tính cách vaflamf nổi bật ý nghĩa của truyện như thế nào ? 

Trả lời: Làm nổi bật lên hình ảnh một con ếch kiêu căng, ngạo mạn, coi mình là chúa tể. Vì sống trong cái giếng nhỏ mà tầm nhìn hạn hẹp. Kết cục là bị con trâu giẫm bẹp. Từ đó làm nổi bật lên ý nghĩa về sự phê phán những người có tầm nhìn hạn hẹp, thiếu hiểu biết nhưng lại kiêu căng, ngạo mạn. Những người ấy sẽ rất dễ gánh chịu hậu quả xấu.

[Trả lời câu hỏi] Câu 3: Nhan đề Ếch ngồi đáy giếng có tác dụng gì trong việc thể hiện chủ đề của văn bản ? 

Trả lời: Khái quát nhất nội dung toàn văn bản, phần nào gợi lên sự hạn hẹp về tầm nhìn.

[Trả lời câu hỏi] Câu 4: Mỗi truyện ngụ ngôn có thể đem tới nhiều bài học, em hãy  nêu lên những bài học có thể rút ra từ câu chuyện này. Theo em, đâu là bài học chính của câu chuyện ? 

Trả lời: Đó là phê phán thói kiêu căng, ngạo mạn của những người có tầm nhìn hạn hẹp, khuyên mọi người nên học hỏi, mở rộng hiểu biết của bản thân và phải biết khiêm tốn.

[Trả lời câu hỏi] Câu 5: Trong cuộc sống, có nhiều hiện tượng tương tự truyện Ếch ngồi đáy giếng. Em hãy nêu lên một hiện tượng như thế. 

Trả lời: Ví dụ hai người bạn đang thảo luận với nhau về một hiện tượng trong cuộc sống, một bạn học giỏi và một bạn học trung bình khá. Vì nghĩ là mình giỏi nên bạn học khá hơn coi thường và không xem trọng ý của bạn học khá. Nhưng đến khi chữa bài, cô giáo nhận xét ý kiến của bạn học khá lại tốt hơn. Đó là bởi vì bạn học khá có thể không giỏi các môn khác, nhưng kiến thức về thực tế cuộc sống của bạn đấy lại tốt hơn nhiều so với bạn kia, vì vậy ý kiến của bạn ấy đúng và hợp lí hơn.

[Trả lời câu hỏi] Câu 6: Viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) nêu lên bài học cho bản thân từ câu chuyện trên, trong đoạn văn có sử dụng thành ngữ ếch ngồi đáy giếng. 

Trả lời: Từ câu chuyện trên, em nhận thấy tất cả mọi người, không ai là hoàn hảo, bạn có thể giỏi cái này mà không giỏi cái kia, trong khi người kia lại giỏi cả hai hoặc ngược lại. Ai cũng vậy, đều không hoàn hảo. Vậy thì tại sao chúng ta cứ phải so bì, hơn thua với người khác? Nó chỉ khiến chúng ta mệt mỏi hơn. Vì vậy, thay vì thế, chúng ta hãy tự hoàn thiện bản thân mình bằng cách nâng cao tầm hiểu biết, tri thức của mình, công nhận mọi người và nên biết lắng nghe từ xung quanh. Đừng biến bản thân mình thành Ếch ngồi đáy giếng mà nhận lấy hậu quả xấu.

Tìm kiếm google: Soạn ngữ văn 7 tập 2 sách Cánh diều siêu ngắn bài Ếch ngồi đáy giếng, Soạn siêu ngắn văn 7 bộ Cánh diều bài 6, Soạn siêu ngắn ngữ văn 7 Cánh diều siêu ngắn bài Ếch ngồi đáy giếng

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 7 cánh diều siêu ngắn


Copyright @2024 - Designed by baivan.net