Bài soạn ngắn ngữ văn 7 cánh diều bài Thực hành đọc hiểu Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân

Soạn ngữ văn 7 tập 2 sách Cánh diều siêu ngắn bài Thực hành đọc hiểu Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được trình bày soạn ngắn gọn, súc tích mà vẫn đầy đủ ý. Mời các em tham khảo.

[toc:ul]

[Đọc] Câu 1: Lí do gì khiến các thành viên cơ thể phải họp bàn ?

Trả lời: Vì họ cho rằng Bụng không làm việc gì, chỉ việc hưởng thụ.

[Đọc] Câu 2: Chú ý cách phản ứng của các thành viên cơ thể.

Trả lời: Đình công bằng cách tuyệt thực.

[Đọc] Câu 3: Kết quả cuối cùng thế nào?

Trả lời: Các thành viên cơ thể cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng để hoạt động.

[Đọc] Câu 4: Khổ thơ cuối có phải là bài học của truyện hay không?

Trả lời: Khổ thơ cuối chính là bài học của truyện.

[Trả lời câu hỏi] Câu 1: Dựa vào văn bản Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân, hãy kể tóm tắt câu chuyện bằng văn xuôi.

Trả lời: Một hôm Răng, Miệng, Tay và Chân thấy mình phải làm việc vất vả mà Bụng chỉ có việc xơi nên họ rủ nhau không làm gì để  Bụng phải cùng chung tay làm. Kết quả là các thành viên trong cơ thể đều cảm thấy mệt mỏi, uể oải, không làm gì được. Lúc này họ mới hiểu ra Bụng không hề chơi mà anh ấy cũng có việc khác phải làm. Từ đó, họ hiểu ra phải chung tay đoàn kết với nhau, cùng làm việc thì thân kia mới không bị ra rời.

[Trả lời câu hỏi] Câu 2: Đối chiếu với khái niệm truyện ngụ ngôn ở phần Kiến thức ngữ văn để nêu sự giống nhau và khác nhau giữa truyện ngụ ngôn này với các truyện ngụ ngôn đã học (Gợi ý: có thể dựa vào các yếu tố đề tài, cách kể, nhân vật, nội dung, bài học,...).

Trả lời: 

  • Giống nhau: Đều là truyện ngụ ngôn, nói lên những triết lí nhân sinh và bài học trong cuộc sống.
  • Khác nhau:
Đề tàiTinh thần đoàn kếtSự thiếu hiểu biết và thói hống hách của con ngườiChính kiến của bản thân
Cách kểThơVăn xuôiVăn xuôi
Nhân vậtBụng, Miệng, Tay, Chân, RăngẾchNgười thợ mộc, ông cụ, bác nông dân
Nội dungRăng, Miệng, Chân, Tay cho rằng Bụng chỉ biết hưởng thụ, không làm việc nên đã đình công bằng cách tuyệt thực. Sau đó tất cả đều mệt mỏi, rã rời. Các bộ phận cơ thể mới biết chúng đã nghĩ sai về Bụng vì Bụng vẫn phải làm việc, chẳng được nghỉ ngơi.Con ếch ở trong giếng nghĩ mình là to lớn nhất. Nó cũng cứ tưởng bầu trời chỉ bé bằng miệng giếng. Ếch ra ngoài, vẫn giữ thói nghênh ngang nên nó đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.Một người thợ mộc bỏ hết vốn liếng để mua gỗ làm nghề đẽo cày. mà không có chính kiến, nghe theo lời người khác một cách mù quáng. 
Bài họcBài học về sự đoàn kết.Bài học về sự khiêm tốn và trau dồi hiểu biết của bản thân.Bài học về việc phải có chính kiến.

[Trả lời câu hỏi] Câu 3: Theo em, có thể rút ra bài học gì từ truyện ngụ ngôn Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân?

Trả lời: Đó là trong một tập thể, mỗi người đều có trách nhiệm và nhiệm vụ khác nhau, chúng ta nên tôn trong họ và tránh ghen ghét, đố kị.

[Trả lời câu hỏi] Câu 4: Tìm đọc truyện ngụ ngôn Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng của Việt Nam, so sánh với truyện ngụ ngôn trên của Ê-dốp và nêu nhận xét của em. 

Trả lời: 

  • Giống nhau:

- Các nhân vật đều là bộ phận cơ thể người.
- Cùng mang thông điệp về sự đoàn kết.

  • Khác nhau: 
Bụng và Răng, Miệng, Tay, ChânChân, Tay, Tai, Mắt, Miệng

- Là truyện ngụ ngôn của Việt Nam.

- Các nhân vật gồm: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.

- Được kể bằng hình thức văn xuôi.

- Là truyện ngụ ngôn của Ê-dốp.

- Các nhân vật gồm: Bụng, Răng, Miệng, Tay, Chân.

- Được kể bằng văn vần

Tìm kiếm google: Soạn ngữ văn 7 tập 2 sách Cánh diều siêu ngắn bài Thực hành đọc hiểu Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân, Soạn siêu ngắn văn 7 bộ Cánh diều bài 6, Soạn siêu ngắn ngữ văn 7 Cánh diều siêu ngắn bài Thực hành đọc hiểu Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 7 cánh diều siêu ngắn


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com