Bài soạn ngắn ngữ văn 7 cánh diều bài Thực hành tiếng Việt

Soạn ngữ văn 7 tập 2 sách Cánh diều siêu ngắn bài Thực hành tiếng Việt. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được trình bày soạn ngắn gọn, súc tích mà vẫn đầy đủ ý. Mời các em tham khảo.

[toc:ul]

Câu 1: Dựa vào ngữ cảnh, xác định nghĩa của các từ ngữ in đậm trong khổ thơ dưới đây:

Và chúng tôi, một thứ quả trên đời

Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái

Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi

Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?

                                                         (Nguyễn Khoa Điềm)

Trả lời: 

  • Từ “quả” để chỉ người con – kết tinh của cha mẹ.

  • Từ “quả non xanh” ý chỉ người con vẫn còn ngây thơ, nhỏ bé, chưa trưởng thành và chưa trải qua sự đời.

Câu 2: Tìm biện pháp tu từ được sử dụng trong các dòng thơ dưới đây. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó đối với việc miêu tả sự vật.

Cha lại dắt con đi trên cát mịn

Ánh nắng chảy đầy vai

                                                            (Hoàng Trung Thông)

Trả lời: 

  • Biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

  • Tác dụng: gợi cho người đọc về một không gian ngập tràn ánh nắng trước biển khơi bao la rộng lớn với những cánh buồm nhấp nhô trên biển. Qua đó, ta thấy được tình yêu quê hương, đất nước thắm thiết của tác giả.

Câu 3: Chỉ ra tác dụng của dấu chấm lửng trong những câu dưới đây:

a) Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,.... (Hồ Chí Minh)

b) Cha mượn cho con buồm trắng nhé,

    Để con đi...

(Hoàng Trung Thông)

c) Về đây mới thấy, sen xứng đáng để... ngợp. (Văn Công Hùng)

d) Nhưng... xin lỗi... - Từ đầu dây bên kia có giọng kinh ngạc phản đối - Tôi không thể...! (Brét-bơ-ry)

Trả lời: 

a. Dấu chấm lửng biểu thị còn nhiều nhân vật tương tự chưa liệt kê hết. 

b. Dấu chấm lửng biểu thị câu nói bị ngắt quãng.

c. Dấu chấm lửng làm giãn nhịp điệu câu văn.

Câu 4: Viết một đoạn văn (khoảng 5 - 7 dòng) giải thích nghĩa của các từ in đậm trong hai dòng thơ dưới đây và cho biết em dựa vào đâu để xác định được nghĩa của mỗi từ đó:

Ngày ngày Mặt Trời đi qua trên lăng

Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ.

                                 (Viễn Phương)

Trả lời: Ngữ cảnh luôn luôn đóng một vai trò rất quan trọng trong việc xác định nghĩa của từ, nó được coi là nền tảng để xác định được nghĩa của các từ ẩn dụ trong câu. Ví dụ trong câu thơ trên, Mặt Trời thứ nhất là mặt trời của tự nhiên (đi qua trên lăng), nhưng đến Mặt Trời thứ hai nó lại để chỉ Bác Hồ (trong lăng). Đó là hình ảnh ẩn dụ để chỉ công lao to lớn, vĩ đại của Bác đối với dân tộc Việt Nam. Nó cũng vĩ đại, thiêng liêng ngang tầm như mặt trời chiếu sáng cho muôn loài vật. Như vậy, ngữ cảnh luôn đóng một vai trò rất quan trọng để xác định nghĩa của những hình ảnh ẩn dụ.

Tìm kiếm google: Soạn ngữ văn 7 tập 2 sách Cánh diều siêu ngắn bài Thực hành tiếng Việt, Soạn siêu ngắn văn 7 bộ Cánh diều bài 7, Soạn siêu ngắn ngữ văn 7 Cánh diều siêu ngắn bài Thực hành tiếng Việt

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 7 cánh diều siêu ngắn


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com