Bài soạn siêu ngắn ngữ văn 7 cánh diều bài Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa

Soạn ngữ văn 7 tập 1 sách Cánh diều siêu ngắn bài Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được trình bày soạn ngắn gọn, súc tích mà vẫn đầy đủ ý. Mời các em tham khảo.

[toc:ul]

[Đọc hiểu] Câu 1: Yếu tố hình thức nào của khổ thơ (khổ 1) được tác giả chú ý?

Trả lời: Lặp âm, dấu chấm lửng nhằm mô phỏng tiếng gà.

[Đọc hiểu] Câu 2: Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là gì?

Trả lời: Là hình thức tu từ dựa trên các đặc tính riêng biệt của sự vật nhất định. Được nhận biết bằng một giác quan khác. 

[Đọc hiểu] Câu 3: Chú ý tác dụng của các yếu tố nghệ thuật.

[Đọc hiểu] Câu 4: Nhịp của đoạn thơ này có gì đặc biệt?

Trả lời: Nhịp của đoạn thơ là nhịp điệu chậm rãi của độc thoại.

[Đọc hiểu] Câu 5: Vì sao khổ thơ này được tác giả Đinh Trọng Lạc coi là hay nhất, cảm động nhất?

Trả lời: Vì những dòng thơ cuối cùng của khổ thơ này xuất hiện thật bất ngờ, thật cảm động, chứa đựng một tình yêu thương sâu sắc, vô bờ bến của bà.

[Trả lời câu hỏi] Câu 1: Nội dung chính của văn bản nghị luận Vẻ đẹp của bài thơ "Tiếng gà trưa" là gì? Nhan đề của văn bản liên quan đến nội dung chính như thế nào?

Trả lời:

- Nội dung chính: bàn luận về nội dung và hình thức bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh.

- Nhan đề: bao quát nội dung văn bản.

[Trả lời câu hỏi] Câu 2. Bài thơ Tiếng gà trưa được tác giả phân tích theo thứ tự nào? Trong mỗi khổ, người viết đã dẫn ra những chi tiết, hình ảnh gì?

Trả lời:

- Từ đầu đến cuối.

- Dẫn ra những chi tiết, hình ảnh tiêu biểu của mỗi khổ.

[Trả lời câu hỏi] Câu 3. Hãy dẫn ra một ví dụ về ý kiến, lí lẽ và bằng chứng được tác giả nêu lên trong bài viết mà em thấy độc đáo, sâu sắc.

Trả lời:

  • Ý kiến: "Khổ thơ cuối cùng hay nhất,... trên con đường hành quân".
  • Lí lẽ và bằng chứng: "Không nén lại được tình cảm... đối thoại sống động."

[Trả lời câu hỏi] Câu 4. Trong văn bản, tác giả rất chú trọng cách phân tích hình thức nghệ thuật (từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ,...) để làm nổi bật nội dung của bài thơ. Em hãy dẫn ra một ví dụ trong văn bản để làm rõ điều đó.

Trả lời:

  • Đoạn (1): phân tích việc lặp âm và dấu chấm lửng trong dòng thơ thứ tư của bài thơ: Cục... cục tác cục ta
  • Đoạn (2): phân tích kết cấu sóng đôi và lặp từ vựng: này; phân tích tác dụng của việc đảo ngữ.
  • Đoạn (3): phân tích nhịp điệu của đoạn thơ.
  • Đoạn (4): phân tích tiếng gọi Bà ơi và điệp từ Vì.

 

[Trả lời câu hỏi] Câu 5. Mục đích của văn bản Vẻ đẹp của bài thơ "Tiếng gà trưa" là gì? Các phần trong văn bản đã làm rõ cho mục đích đó như thế nào?

Trả lời:

- Làm rõ vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa.

 

- Mỗi phần đã làm rõ vẻ đẹp về hình thức và nội dung của từng khổ thơ của bài thơ.

[Trả lời câu hỏi] Câu 6. Văn bản nghị luận này giúp em hiểu thêm được gì về bài thơ Tiếng gà trưa đã học ở Bài 2?

Trả lời: Hiểu thêm được nghệ thuật trong bài thơ Tiếng gà trưa.

Tìm kiếm google: soạn văn 7 tập 1 cánh diều, giải sách lớp 7 cánh diều, soạn văn 7 bài 4 cánh diều, soạn văn 7 bài Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 7 cánh diều siêu ngắn


Copyright @2024 - Designed by baivan.net