Các hình ảnh thiên nhiên được miêu tả ở câu 3- 4 hiện lên với sắc thái như thế nào? So sánh nguyên tác và dịch thơ?

Các hình ảnh thiên nhiên được miêu tả ở câu 3- 4 hiện lên với sắc thái như thế nào? So sánh nguyên tác và dịch thơ?

Câu trả lời:

Đỗ Phủ đã viết nên hai câu thơ tả thực 3-4 đầy ám ảnh như có ma lực cuốn hút hồn người:

Giang gian ba lăng kiêm thiên dũng,
Tái thượng phong vân tiếp địa âm.
(Lưng trời sông rợn lòng sông thẳm,
Mặt đất mây đùn cửa ải xa.)

  • Ở hai câu đề là cảnh thu trên cao (rừng phong, dãy núi), đến hai câu thực là cảnh thu dưới thấp, vẫn là những chi tiết được cảm nhận qua đôi mắt thi nhân và được miêu tả bằng ngọn bút kì tài mà thành những vần thơ trác tuyệt. Sông ở thượng nguồn thường hợp, nhiều ghềnh thác, nước chảy rất xiết. Vì thế nên mới có cảnh giữa lòng sông, sóng dữ dội vọt lên đến tận lưng trời.
  • Trong câu thơ dịch : Lưng trời sóng rợn lòng sông thẳm, các tính từ rợn, thẳm đặc tả sự hùng vĩ hiếm có của vùng sông nước nơi đây và thể hiện cảm giác choáng ngợp của con người nhỏ bé trước thiên nhiên hùng vĩ. Hình ảnh: Mặt đất mây đùn cửa ải xa tả thực cảnh mây trắng sà xuống thấp đến mức tưởng chừng như đùn từ dưới mặt đất lên, che lấp cả cửa ải phía xa xa.
  • Nếu ở hai câu trên, cảnh sắc nhuốm màu bi thương tàn tạ thì ở đây cảnh sắc lại có phần vừa hoành tráng vừa dữ dội. Hai cặp câu như bổ sung cho nhau lột tả được hai nét đặc sắc của phong cảnh vùng Vu sơn Vu giáp vừa âm u, vừa hùng vĩ.

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com