Ở câu 1-2, những cảnh vật nào được miêu tả như thế nào? So sánh bản nguyên tác và dịch thơ để thấy rõ sắc thái của cảnh trong cảm nhận của Đỗ Phủ?

Ở câu 1-2, những cảnh vật nào được miêu tả như thế nào? So sánh bản nguyên tác và dịch thơ để thấy rõ sắc thái của cảnh trong cảm nhận của Đỗ Phủ?

Câu trả lời:

Ở câu thơ 1-2, những cảnh vật nào được miêu tả hết sức tinh tế:

Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm,
Vu sơn, Vu giáp khí tiêu sâm,
(Lác đác rừng phong hạt móc sa,
Ngàn non hiu hắt, khi thu lòa.)

Chỉ với vài nét chấm phá, tác giả đã thể hiện được cái thần của một chiều thu ở Quý Châu. Đỗ Phủ đứng ở vị trí tương đôi cao để ngắm nhìn toàn cảnh, vì thế mà tầm nhìn của ông khá xa, khá rộng.

  • Khả năng quan sát tinh tế của Đỗ Phủ thể hiện ngay từ câu thơ đầu tả cảnh rừng phong: Ngọc lộ điếu thương phong thụ lâm (Lác đác rừng phong hạt móc sa). Trong thơ cổ Trung Hoa, hình ảnh rừng phong gắn liền với mùa thu bởi mỗi độ thu về, có rừng phong chuyển sang màu đỏ úa, tượng trưng cho sự li biệt. Sương trắng cũng tượng trưng cho mùa thu, cho sự lạnh lẽo. Sương móc sa dày đặc làm xơ xác cả rừng phong. Nét tiêu điều của cảnh vật hiện lên rất rõ qua cái nhìn đầy tâm trạng của nhà thơ.
  • Câu thứ hai: Vu sơn, Vu giáp khí tiêu sâm. Nhắc, đến Vu sơn, Vu giáp là người đọc nghĩ ngay tới hình ảnh đặc trưng của đất Ba Thục xưa kia. Toàn cảnh bao trùm trong hơi thu hiu hắt. Trong bản dịch, từ lòa cùng với từ hiu hắt chỉ lột tả được một phần ý nghĩa của cụm từ khi tiêu sâm (tối tăm, ảm đạm). Chữ ngàn non thay thế cho Vu sơn, Vu giáp khiến bản dịch dễ hiểu song lại làm mờ nhạt bản sắc của phong cảnh Quý Châu. Vu sơn, Vu giáp tức là núi Vu, hẻm Vu nổi tiếng hiểm trở và hùng vĩ. Được nhắc đến nhiều trong thần thoại, cổ tích và thơ ca Trung Quốc. Suốt cả chiều dài bảy trăm dặm, núi tiếp núi dọc đôi bờ sông, tuyệt không có một chỗ trống. Quanh năm, mây mù bao phủ những ngọn núi cao vút. Vách núi dựng đứng nên ánh mặt trời khó lọt được xuống tới lòng sông. Vào mùa thu, khung cảnh nơi đây vốn ảm đạm, lạnh lẽo, qua ngòi bút miêu tả thấm đẫm tâm trạng li sầu của Đỗ Phủ lại càng thêm tối tăm, ảm đạm.

=> Hai câu thơ mở đầu, câu thứ nhất tả cảnh thu ở rừng phong, câu thứ hai tả cảnh thu ở núi non. Tuy cảnh vật khác nhau nhưng nhà thơ nhìn chúng với con mắt và tâm trạng giống nhau: trĩu nặng một nỗi buồn thương.

Xem thêm các môn học


Copyright @2024 - Designed by baivan.net