Câu hỏi xoay quanh bài: Viếng lăng Bác

Tìm hiểu tác phẩm: Viếng lăng Bác sgk ngữ văn 9 tập 2. Baivan sẽ tổng hợp tất cả các câu hỏi xoay quanh đến tác phẩm Viếng lăng Bác và hướng dẫn trả lời cụ thể, chi tiết từng câu hỏi. Hi vọng, học sinh sẽ nắm bài nhanh hơn và hiểu tổng quát hơn về tác phẩm.

1. Nội dung bài học

Bài thơ là tình cảm xúc động thành kính và tự hào pha lẫn nỗi đau xót của tác giả khi từ miền Nam ra viếng lăng Bác cũng như cảm nhận riêng của nhà thơ khi vào lăng viếng Bác.

2. Những câu hỏi xoay quanh, liên quan tới bài học

Trả lời: Viễn Phư­ơng ( 1928- 2005) tên khai sinh là Phan Thanh Viễn. Ông quê ở tỉnh An Giang, là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng miền Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ. Các tác phẩm đã xuất bản: Chiến thắng và hoà bình( Trường ca 1953) Mắt sáng học trò (...
Trả lời: Sau năm 1975, với sự giúp đỡ của nhân dân Liên Xô cũ, lăng chủ tịch Hồ Chí Minh đã được hoàn thành. Miền Nam lúc này cũng vừa giải phóng, đồng bào miền Nam có thể được ra viếng Bác cho thoả nỗi khát khao mong chờ. Nhà thơ Viến Phương cũng ở trong số đồng bào chiến sĩ miền Nam ra viếng lăng Bác. Tác...
Trả lời: Bài thơ Viếng lăng Bác được viết theo thể thơ 8 chữ.=> Đó là sự sáng tạo rất linh hoạt của nhà thơ nhằm diễn tả tình cảm xúc động thành kính và tự hào pha lẫn nỗi đau xót của tác giả từ miền Nam ra viếng lăng Bác cũng như cảm nhận riêng của nhà thơ khi vào lăng viếng Bác. Ngôn ngữ thơ bình...
Trả lời: + Cảm xúc bao trùm trong bài thơ Viếng lăng bác là niềm xúc động, thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi đau xót.+ Mạch cảm xúc diễn ra theo trình tự cuộc vào lăng viếng Bác ( Trư­ớc khi vào lăng viếng Bác, khi vào trong lăng, trư­ớc khi ra về).
Trả lời: Bố cục: + Phần 1: Khổ thơ 1&2: Cảm xúc của tác giả trư­ớc khi vào lăng viếng Bác.+ Phần 2: Khổ thơ 3: Cảm xúc của tác giả khi  vào viếng lăng Bác.+ Phần 3: Khổ thơ 4: Cảm xúc của tác giả trư­ớc khi rời lăng.
Trả lời: Câu thơ ngắn gọn, vừa như một lời thông báo việc người con Miền Nam ra viếng lăng Bác đồng thời thể hiện tâm trạng vô cùng xúc động của một người con lần đầu tiên được nhìn thấy Bác.
Trả lời: Cách xưng hô trong câu thơ thứ nhất: gọi Bác, xưng con=>  Cách xưng hô giản dị, mộc mạc mà chứa chan bao tình cảm gần gũi, thân thương mà kính trọng, mang đậm phong cách miền Nam qua đó thể hiện tình cảm của tác giả đối với Bác thật tha thiết, thành kính thiêng liêng, là tiếng nói...
Trả lời: Ở nhan đề bài thơ tác giả dùng từ "viếng" mà ngay câu mở đầu lại dùng từ "thăm" vì:+ Viếng: trang trọng, khẳng định sự thật Bác đã mất.+ Thăm: đến gặp gỡ, trò chuyện, hỏi han để biết được tình hình, tỏ sự quan tâm->  nói giảm,  gợi sự gần gũi, thân mật => Bác chưa ra đi, Bác vẫn...
Trả lời: Đến thăm lăng Bác, hình ảnh gây ấn tượng đầu tiên với tác giả là hàng tre bát ngát, xanh xanh, bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.Ở đây tác giả đã sử dụng thành ngữ: Bão táp mưa sa: khẳng định sức sống bền bỉ, kiên cường, mãnh liệt của tre. Trước khó khăn, dông tố cuộc đời hàng tre vẫn trải dài, tư...
Trả lời: Trong khổ thơ đầu cảm xúc chung của nhà thơ là chan chứa tình cảm, qua cách xưng hô, cách tả hàng tre, thể hiện sự xúc động, niềm tự hào về Bác, về dân tộc và đất nước Việt Nam.
Trả lời: Cảm xúc, suy ngẫm của tác giả về Bác được thể hiện qua những câu thơ: " Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng. Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ."
Trả lời: Ngắm nhìn dòng người vào lăng viếng Bác, tác giả  dạt dào cảm xúc tự hào, thành kính nhớ thương Bác.Nét đặc sắc của 2 câu thơ:+ Câu đầu là hình ảnh tả thực, câu dưới là hình ảnh sáng tạo, một sự liên tưởng độc đáo và cảm động mỗi người đến viếng Bác là một bông hoa tạo thành những tràng...
Trả lời: Nhà thơ không viết “79 tuổi” mà lại viết “79 mùa xuân” vì+ Tác giả sử dụng bận pháp hoán dụ: 79 là số tuổi của Bác+ Mùa xuân bất tử, còn mãi -> Bác cũng như mùa xuân trường tồn cùng thiên nhiên đất nước.
Trả lời: Nhịp điệu trong khổ thơ thứ 2 chậm rãi như mô phỏng nhịp điệu trang nghiêm tiến dần từng bước của đoàn người đi vào lăng viếng Bác. Nhịp điệu thơ thể hiện được sự xúc động, niềm tiếc thương của nhà thơ nói riêng và nhân dân nói chung đối với Bác.
Trả lời: Hình ảnh Bác Hồ trong lăng được tác giả cảm nhận qua những hình ảnh: Bác ngủ - giấc ngủ bình yên - vầng trăng sáng trong dịu hiền - rời xanh là mãi mãi.=> Bác ngủ trong giấc ngủ bình yên trông Bác giống vầng trăng dịu hiền. Trung tâm vầng sáng là nơi Bác nằm trên đài sen hồng....
Trả lời: + “nhói”: Đau đột ngột, quặn thắt. Đây là nỗi đau tinh thần, tác giả tự cảm nhận nỗi đau mất mát trong đáy sâu tâm hồn mình về sự ra đi của Bác.-> Thể hiện tình cảm chân thành, diễn tả nỗi thương tiếc, đau xót tột cùng của nhân dân ta nói chung, của tác giả nói riêng khi Bác không còn nữa.
Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Câu hỏi xoay quanh văn 9


Copyright @2024 - Designed by baivan.net