A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Cuối thế kỉ XVI, thực dân Hà Lan bắt đầu quá trình xâm nhập:
A. In-đô-nê-xi-a. | B. Miến Điện (Mi-an-ma). | C. Xiêm (Thái Lan). | D. Xin-ga-po. |
Câu 2. Từ thế kỉ X đến XV, quân dân Đại Việt phải chống lại các cuộc xâm lược của quân đội nào?
A. Tống, Minh, Thanh.
B. Tống, Nguyên, Thanh.
C. Tống, Mông – Nguyên, Minh.
D. Tống, Mông – Nguyên, Thanh.
Câu 3. Trong lĩnh vực quân sự, Hồ Quý Ly và nhà Hồ đã:
A. Xây dựng nhiều thành lũy kiên cố, chế tạo súng thần cơ, đóng thuyền chiến.
B. Tăng cường lực lượng quân đội và phòng thủ ở địa phương.
C. Thống kê hết số nhân khẩu từ 18 tuổi trở lên.
D. Tiến hành cải cách theo mô hình phương Tây.
Câu 4. Ý nào sau đây không đúng về ảnh hưởng của chính sách “chia để trị” của thực dân phương Tây đối với khu vực Đông Nam Á?
A. Xung đột sắc tộc, tôn giáo.
B. Tranh chấp biên giới.
C. Tranh chấp lãnh thổ.
D. Gắn kết khu vực với thế giới.
Câu 5. Ngày 27 tháng 6 năm 2011, Thành nhà Hồ (Thanh Hóa) được công nhận là:
A. Di tích quốc gia đặc biệt.
B. Di sản văn hóa vật thể.
C. Di tích quốc gia.
D. Di sản văn hóa thế giới.
Câu 6. Lược đồ dưới đây diễn tả cuộc kháng chiến nào trong lịch sử chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của dân tộc?
A. Kháng chiến chống quân Mông Cổ (1258). B. Kháng chiến chống quân Tống (1075 – 1077). C. Kháng chiến chống quân Nguyên (1287 – 1288). D. Kháng chiến chống quân Xiêm (1785). |
Câu 7. Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân Phi-lip-pin chống lại thực dân Tây Ban Nha xâm lược là:
A. Khởi nghĩa của Hoàng tử Đi-pô-nê-gô-rô.
B. Khởi nghĩa của A-cha-xoa và Pu-côm-bô.
C. Khởi nghĩa của Hoàng thân Si-vô-tha.
D. Khởi nghĩa của Đa-ga-hô.
Câu 8. Điểm độc đáo của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là:
A. Được đông đảo nhân dân tham gia, hưởng ứng.
B. Có sự liên kết với các tù trưởng dân tộc thiểu số.
C. Nhiều nữ tướng tham gia chỉ huy cuộc khởi nghĩa.
D. Lực lượng nghĩa quân được tổ chức thành nhiều bộ phận: quân thủy, quân bộ và tượng binh.
Câu 9. Đọc đoạn tư liệu dưới đây và cho biết đoạn tư liệu nói đến chính sách nào của chế độ thực dân?
Trong tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp, Nguyễn Ái Quốc viết: “Nhân dân Đông Dương khẩn khoản đòi mở trường học vì trường học thiếu một cách nghiêm trọng… “Làm cho dân ngu để dễ trị” đó là chính sách mà các nhà cầm quyền ở các thuộc địa của chúng ta ưa dùng nhất”.
(Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 2, NXB Chính trị quốc gia, 2011, tr.107 – 108)
A. Chính sách “chia để trị”.
B. Chính sách “ngu dân”.
C. Chính sách “đánh nhanh, thắng nhanh”.
D. Chính sách phân biệt sắc tộc.
Câu 10. Ý nào không phải là nguyên nhân khiến Đông Nam Á hải đảo là đối tượng đầu tiên thu hút sự chú ý của thực dân phương Tây?
A. Khu vực giàu tài nguyên.
B. Cư dân có truyền thống lao động cần cù, chăm chỉ.
C. Có nguồn hương liệu và hàng hóa phong phú.
D. Nằm trên tuyến đường biển huyết mạch nối liền phương Đông và phương Tây với nhiều thương cảng sầm uất.
Câu 11. Cuộc khởi nghĩa của nông dân duy nhất trong thời kì phong kiến Việt Nam đã đánh bại cả kẻ thù trong nước và ngoài nước là:
A. Khởi nghĩa Tây Sơn.
B. Khởi nghĩa Lam Sơn.
C. Khởi nghĩa Phùng Hưng.
C. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan.
Câu 12. Trận đánh quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán (938) là: A. Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc), Đông Bộ Đầu (Hà Nội).
B. Tây Kết, Hàm Tử (Hưng Yên).
C. Sông Bạch Đằng (Quảng Ninh, Hải Phòng).
D. Phòng tuyến Như Nguyệt (Bắc Ninh).
Câu 13. Điểm chung trong phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1920 là:
A. Phong trào đấu tranh theo ý thức hệ phong kiến dần được thay thế bằng phong trào theo khuynh hướng tư sản.
B. Giai cấp vô sản bắt đầu bước lên vũ đài chính trị trong khu vực.
C. Phong trào đấu tranh theo khuynh hướng vô sản.
D. Các nước Đông Nam Á được trao trả độc lập hoàn toàn.
Câu 14. Tại sao cùng đứng trước nguy cơ xâm lược của thực dân phương Tây nhưng Việt Nam mất độc lập còn Xiêm lại giữ được độc lập?
A. Triều đình Xiêm đã tiến hành cải cách theo hướng hiện đại hóa trên nhiều lĩnh vực, tận dụng là vị trí vụng đệm giữa hai thế lực thực dân Anh và Pháp.
B. Việt Nam bước vào thời khủng hoảng, suy yếu của chế độ phong kiến về chính trị, kinh tế, xã hội.
C. Xiêm là khu vực có tài nguyên nghèo nàn, nguồn hương liệu và hàng hóa không phong phú.
D. Triều đình Nguyễn ở Việt Nam đã thực hiện cải cách theo mô hình phương Tây, không phù hợp với bối cảnh lịch sử.
Câu 15. Điền vào dấu ba chấm (…) trong đoạn tư liệu sau:
…………………..có thể lấy quân mới họp của nước Việt mà đánh tan được trăm vạn quân của Lưu Hoằng Tháo, mở nước xưng vương, làm cho người phương Bắc không dám lại sang nữa. Có thể nói là một lần nổi giận mà yên được dân, mưu giỏi mà đánh cũng giỏi vậy. Tuy chỉ xưng vương, chưa lên ngôi đế, đổi niên hiệu nhưng chính thống của nước Việt ta, ngõ hầu đã nối lại được.
A. Lý Thường Kiệt. | B. Ngô Quyền. | C. Nguyễn Huệ. | D. Trần Quốc Tuấn. |
Câu 16. Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và nhà Hồ chưa triệt để và kết quả trong thực tế còn hạn chế vì:
A. Chế độ thuế khóa nặng nề tạo ra mâu thuẫn lớn giữa triều đình và nhân dân.
B. Tất cả những người có ruộng và không có ruộng đều phải nộp thuế.
C. Áp dụng pháp luật để cưỡng chế thực hiện các mục tiêu cải cách gây mất lòng dân.
D. Hạn chế thế lực của quý tộc Trần.
Câu 17. Nội dung nào dưới đây là chính sách cai trị của thực dân phương Tây về văn hóa – xã hội ở Đông Nam Á?
A. Vận động xóa bỏ những tập tục lạc hậu.
B. Mở trường học, xóa nạn mù chữ cho nhân dân thuộc địa.
C. Nghiêm cấm các tệ nạn xã hội như: rượu chè, cờ bạc, mê tín dị đoan.
D. Kìm hãm người dân thuộc địa trong tình trạng lạc hậu, đói nghèo.
Câu 18. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự chia rẽ sâu sắc giữa các cộng đồng dân cư là do:
A. Sự phân biệt đối xử với các tộc người khác nhau.
B. Kế hoạch “chinh phục từng gói nhỏ”.
C. Chính sách “ngu dân”.
D. Chính sách nô dịch, áp đặt văn hóa ngoại lai.
Câu 19. Theo em, các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam có tác động lớn đến:
A. Lịch sử hình thành các tộc người; tiến trình lịch sử các vương triều.
B. Quá trình hình thành các đơn vị hành chính; tiến trình lịch sử các tộc người.
C. Lịch sử hình thành các vương triều; tính chất xã hội và công cuộc xây dựng đất nước.
D. Quá trình hình thành quốc gia, dân tộc; tiến trình lịch sử dân tộc.
Câu 20. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về công cuộc cải cách ở Xiêm trên lĩnh vực kinh tế?
A. Thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư vào các ngành công nghiệp, đường sắt,…
B. Áp dụng biện pháp miễn trừ, giảm thuế nông nghiệp.
C. Quản lí đất đai theo mô hình phương Tây.
D. Tạo điều kiện sản xuất nông nghiệp và khai khẩn đất hoang.
Câu 21. Tháng 11/1426, nghĩa quân Lam Sơn giành thắng lợi ở:
A. Tốt Động – Chúc Động (Chương Mỹ, Hà Nội).
B. Chi Lăng (Lạng Sơn), Xương Giang (Bắc Giang).
C. Cần Trạm, Phố Cát (Bắc Giang).
D. Ngọc Hồi – Đống Đa (Hà Nội).
Câu 22. Bài học có thể rút ra từ cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ là:
A. Sự nghiệp đổi mới giáo dục và đào tạo nhân tài phải gắn liền với thực tiễn cuộc sống, học phải đi đôi với hành, lí luận phải gắn liền với thực tiễn.
B. Đoàn kết là sức mạnh giúp nhân dân Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
C. Dũng cảm và mưu trí là yếu tố tất yếu để thực hiện mọi cuộc cải cách.
D. Vận động, tập hợp lực lượng cần được thực hiện qua khẩu hiệu cụ thể.
Câu 23. Những câu thơ dưới đây trong Bình Ngô đại cáo nhắc đến giai đoạn nào lịch sử nào của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:
A. Giai đoạn tiến quân ra Bắc. B. Giai đoạn mở rộng về hoạt động. C. Giai đoạn tạm hòa hoãn. D. Giai đoạn những năm đầu của cuộc khởi nghĩa. | Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần Khi Khôi Huyện quân không một đội, Tuấn kiệt như sao buổi sớm Nhân tài như lá mùa thu. |
Câu 24. Ý nào dưới đây không phản ánh được sự khủng hoảng, suy vong của của nhà Trần?
A. Kinh tế suy sụp, mất mùa, đói kém liên miên.
B. Vua quan ăn chơi sa đọa, không quan tâm đến đời sống nhân dân.
C. Nhà Minh chuẩn bị đem quân xâm lược Đại Việt.
D. Các cuộc khởi nghĩa của nông dân, nô tì nổ ra khắp nơi.
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm)
a. Trình bày nội dung và kết quả cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ.
b. Tại sao Hồ Quý Ly xây dựng kinh đô mới ở Thanh Hoá?
Câu 2 (1,0 điểm). Lấy dẫn chứng cụ thể về những bài lịch sử của các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam.
MÔN: LỊCH SỬ 11 – KẾT NỐI TRI THỨC
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 6,0 điểm
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 |
A | C | A | D | D | B | D | C |
Câu 9 | Câu 10 | Câu 11 | Câu 12 | Câu 13 | Câu 14 | Câu 15 | Câu 16 |
B | B | A | C | A | A | B | C |
Câu 17 | Câu 18 | Câu 19 | Câu 20 | Câu 21 | Câu 22 | Câu 23 | Câu 24 |
D | A | D | C | A | A | D | C |
B. PHẦN TỰ LUẬN: 4,0 điểm
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 (3,0 điểm) | - Nội dung cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ: + Kinh tế - xã hội:
+ Quân sự:
+ Văn hóa – giáo dục:
- Kết quả: đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, củng cố quyền lực của chính quyền trung ương. |
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm |
b. Hồ Quý Ly xây dựng kinh đô mới ở Thanh Hoá vì: - Tăng cường sức mạnh quân sự, chuẩn bị đối phó với cuộc xâm lược của nhà Minh. - Rời Thăng Long vì đó là nơi gắn với vương hầu quý tộc nhà Trần gần hai thế kỷ. Tầng lớp vương hầu quý tộc này đang là đối thủ một mất một còn của Hồ Quý Ly. |
0,5 điểm
0,5 điểm | |
Câu 2 (1,0 điểm) | HS lấy dẫn chứng cụ thể qua các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam: - Bài học về xây dựng lực lượng. - Bài học về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. - Bài học về nghệ thuật quân sự. | 1,0 điểm
|
MÔN: LỊCH SỬ 11 – KẾT NỐI TRI THỨC
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu |
Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á | 2 |
| 2 |
| 1 |
|
|
| 5 |
| 1,25 |
Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á | 2 |
| 2 |
| 1 |
|
|
| 5 |
| 1,25 |
Khái quát về chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam | 2 |
| 1 |
| 2 |
|
|
| 5 |
| 1,25 |
Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III TCN đến cuối thế kỉ XIX) | 1 |
| 1 |
| 2 |
|
| 1 | 4 | 1 | 2,0 |
Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ | 1 | 1 ý | 2 | 1 ý | 2 |
|
|
| 5 | 1 | 4,25 |
Tổng số câu TN/TL | 8 | 1 ý | 8 | 1 ý | 8 | 0 | 0 | 1 | 24 | 2 | 10,0 |
Điểm số | 2,0 | 2,0 | 2,0 | 1,0 | 2,0 | 0 | 0 | 1,0 | 6,0 | 4,0 | 10,0 |
Tổng số điểm | 4,0 điểm 40 % | 3,0 điểm 30 % | 2,0 điểm 20 % | 1,0 điểm 10 % | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
MÔN: LỊCH SỬ 11 – KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số ý) | TL (số câu) | TN (số ý) | TL (số câu) | |||
I. QUÁ TRÌNH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á | 10 | 0 | ||||
Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á | Nhận biết | - Nêu được tên quốc gia thực dân Hà Lan bắt đầu quá trình xâm nhập cuối thế kỉ XVI. - Xác định được nội dung nói về chính sách cai trị của thực dân phương Tây về văn hóa – xã hội ở Đông Nam Á. | 2 |
| C1 C17 | |
Thông hiểu | - Xác định được ý không phải là nguyên nhân khiến Đông Nam Á hải đảo là đối tượng đầu tiên thu hút sự chú ý của thực dân phương Tây. - Xác định được ý đây không đúng khi nói về công cuộc cải cách ở Xiêm trên lĩnh vực kinh tế. | 2 |
| C10 C20 | ||
Vận dụng | Lí giải được tại sao cùng đứng trước nguy cơ xâm lược của thực dân phương Tây nhưng Việt Nam mất độc lập còn Xiêm lại giữ được độc lập. | 1 |
| C14 |
| |
Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á | Nhận biết | - Nêu được tên cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân Phi-lip-pin chống lại thực dân Tây Ban Nha xâm lược. - Nêu được điểm chung trong phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1920. | 2 |
| C7 C13 | |
Thông hiểu | - Tìm được ý không đúng về ảnh hưởng của chính sách “chia để trị” của thực dân phương Tây đối với khu vực Đông Nam Á. - Nêu được nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự chia rẽ sâu sắc giữa các cộng đồng dân cư. | 2 |
| C4 C18 | ||
Vận dụng | Nêu được tên chính sách của chế độ thực dân qua đoạn tư liệu. | 1 |
| C9 |
| |
II. CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC VÀ CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945) | 9 | 1 |
|
| ||
Khái quát về chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam | Nhận biết | - Nêu được tên quân đội xâm lược Đại Việt từ thế kỉ X đến XV. - Xác định được trận đánh quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán (938). | 2 |
| C2 C12 |
|
Thông hiểu | - Nêu được tác động của các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam. | 1 |
| C19 |
| |
Vận dụng | - Điền được vào dấu ba chấm (…) trong đoạn tư liệu. - Nêu được tên cuộc kháng chiến từ lược đồ trận chiến. | 2 |
| C6 C15 |
| |
Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III TCN đến cuối thế kỉ XIX) | Nhận biết | Nêu được địa điểm nghĩa quân Lam Sơn giành thắng lợi vào tháng 11/1426. | 1 |
| C21 |
|
Thông hiểu | Nêu được điểm độc đáo của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. | 1 |
| C8 |
| |
Vận dụng | - Nêu được tên cuộc khởi nghĩa của nông dân duy nhất trong thời kì phong kiến Việt Nam đã đánh bại cả kẻ thù trong nước và ngoài nước. - Nêu được giai đoạn của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn qua câu thơ trích dẫn trong Bình Ngô đại cáo. | 2 |
| C11 C23 |
| |
Vận dụng cao | Lấy được dẫn chứng cụ thể về những bài lịch sử của các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam. |
| 1 |
| C2 | |
III. MỘT SỐ CUỘC CẢI CÁCH LỚN TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1858) | 5 | 1 |
|
| ||
Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ | Nhận biết | - Nêu được cải cách của Hồ Quý Ly và nhà nhà Hồ trong lĩnh vực quân sự. - Trình bày được nội dung và kết quả cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ. | 1 | 1 ý | C3 | C1.a |
Thông hiểu | - Tìm được ý không phản ánh được sự khủng hoảng, suy vong của của nhà Trần. - Lí giải được vì sao cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và nhà Hồ chưa triệt để và kết quả trong thực tế còn hạn chế. - Lí giải được tại sao Hồ Quý Ly xây dựng kinh đô mới ở Thanh Hoá. | 2 | 1 ý | C16 C24 | C1.b | |
Vận dụng | - Xác định được giá trị Thành nhà Hồ được công nhận vào ngày 27 tháng 6 năm 2011. - Nêu được bài học có thể rút ra từ cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ. | 2 |
| C5 C22 |
|