Đề thi, đề kiểm tra cuối kì 2 Lịch sử 11 Kết nối ( đề tham khảo số 5)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra cuối kì 2 Lịch sử 11 Kết nối ( đề tham khảo số 5). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC

    A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

    Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Biển Đông là biển thuộc:

A. Thái Bình Dương.

B. Ấn Độ Dương. 

C. Đại Tây Dương. 

D. Nam Đại Dương.

Câu 2. Đoạn tư liệu dưới đây đề cập đến nội dung gì?

“Ven Biển Đông có trên 530 cảng biển, trong đó có 2 cảng lớn và hiện đại bậc nhất là cảng Xin-ga-po và cảng Hồng Kông. Khoảng 45% khối lượng hàng hóa xuất khẩu của Nhật Bản và 55% lượng hàng hóa xuất khẩu của các nước ASEAN được vận chuyển qua tuyến đường này”.

A. Biển Đông được coi là tuyến đường thiết yếu trong giao thông, giao thương, di cư giữa Đông Nam Á và châu Á. 

B. Biển Đông là một phần quan trọng kết nối phương Đông và phương Tây.

C. Biển Đông giữ vị trí là tuyến hàng hải quốc tế nhộn nhịp thứ hai thế giới. 

D. Phần lớn hàng hóa xuất khẩu của các nước khu vực châu Á đều đi qua Biển Đông. 

Câu 3. Những địa phương nào dưới đây có thể xây dựng cảng biển nước sâu?

A. Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh.

B. Quảng Ninh, Khánh Hòa, Bà Rịa – Vũng Tàu.

C. Hà Nội, Đà Nẵng, Bình Định.

D. Hải Phòng, Thái Bình, Thanh Hóa. 

Câu 4. Ý nào dưới đây không phải là chủ trương của Việt Nam trong giải quyết tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông?

A. Ban hành các văn bản pháp lí khẳng định chủ quyền của Việt Nam.

B. Tham gia Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc (UNCLOS).

C. Thúc đẩy và thực hiện đầy đủ Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông.

D. Ban hành lệnh cấm đánh bắt hải sản trên Biển Đông. 

Câu 5. Đoạn tư liệu dưới đây đề cập đến nội dung gì?

“Năm 1786, chính quyền Tây Sơn đã ra quyết định sai phái Hội Đức hầu, cai đội Hoàng Sa, chỉ huy 4 chiếc thuyền câu vượt biển ra quần đảo Hoàng Sa làm nhiệm vụ như cũ. Ngoài ra, chính quyền Tây Sơn còn thành lập các đội Quế Hương, Đại Mạo, Hải Ba với nhiệm vụ hoạt động thực thi chủ quyền của Việt Nam trong Biển Đông”.

A. Dưới thời chính quyền Tây Sơn, hoạt động khẳng định chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa được thực hiện một cách quy củ, chặt chẽ. 

B. Việc xác lập và thực thi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa được thực hiện từ thời chính quyền Tây Sơn. 

C. Chính quyền Tây Sơn tiếp tục duy trì những hoạt động thực thi chủ quyền với các vùng biển, đảo trên Biển Đông, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. 

D. Từ thời Tây Sơn, các đội Hoàng Sa và Bắc Hải có nhiệm vụ ứng chiến với nạn cướp biển. 

Câu 6. Hệ thống đảo tiền tiêu thuộc tỉnh Khánh Hòa, có vị trí quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là:

A. Thổ Chu.

B. Côn Đảo. 

C. Trường Sa. 

D. Phú Quý.

Câu 7. Những câu thơ dưới đây có nội dung gì?

“Hoàng Sa trời nước mênh mông/ Người đi thì có mà không thấy về”, 

“Hoàng Sa mây nước bốn bề/ Tháng ba khao lề thế lính Hoàng Sa”.

“Chiều chiều ra ngóng biển xa/ Ngóng ai đi lính Trường Sa chưa về”.

A. Những người con của đất đảo Lý Sơn mang theo sứ mệnh vua ban, cắm mốc, dựng bia vĩnh hằng về chủ quyền biển, đảo của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

B. Số phận của những người đi lính Hoàng Sa.

C. Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ tương lai tiếp tục gìn giữ chủ quyền biển, đảo Việt Nam.

D. Sự tưởng nhớ những người đã nằm lại với biển khơi vì chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

Câu 8. Việt Nam chủ trương giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp:

A. Hòa bình. 

B. Đàm phán song phương. 

C. Không can thiệp. 

D. Hòa bình, không can thiệp. 

Câu 9. Từ thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XIX, hoạt động xác lập chủ quyền, quản lí liên tục mang tính nhà nước đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa được khẳng định thông qua việc:

A. Cử các đội thủy quân chuyên trách bảo vệ quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.

B. Thành lập và hoạt động của các đội Hoàng Sa, đội Bắc Hải.

C. Tổ chức đơn vị hành chính của quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa trong hệ thống tổ chức hành chính nhà nước lúc bấy giờ.

D. Vẽ bản đồ về hai quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.

Câu 10. Ngành kinh tế nào sau đây của Biển Đông được đẩy mạnh nhờ hệ sinh vật đa dạng dưới đáy biển và cảnh quan thiên nhiên đẹp ven biển và trên nhiều hòn đảo?

A. Du lịch biển.

B. Nuôi trồng thủy, hải sản. 

C. Khai thác khoáng sản. 

D. Đánh bắt cá.

Câu 11. Vùng đảo thiêng liêng của Tổ quốc thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, ghi dấu cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất của các anh hùng, chiến sĩ trong suốt hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ là:

A. Cô Tô.

B. Côn Đảo. 

C. Cù Lao Chàm. 

D. Lý Sơn.

Câu 12. Điền vào dấu ba chấm “…” trong đoạn tư liệu dưới đây:

“……………là điểm điều tiết giao thông đường biển quan trọng bậc nhất châu Á, tạo nên hành lang hàng hải chính, kết nối nhiều nước, trong đó có 3 nước đông dân của thế giới là Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a và Trung Quốc”.

A. Eo biển Ca-li-man-tan.

B. Eo biển Ba-si. 

C. Eo biển Ga-xpa. 

D. Eo biển Ma-lắc-ca.

Câu 13. Nội dung nào dưới đây không đúng về nguồn tài nguyên thiên nhiên Biển Đông?

A. Biển Đông là khu vực có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú với trữ lượng lớn sinh vật biển và khoáng sản.

B. Nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng của Biển Đông có giá trị cao đối với hoạt động nghiên cứu khoa học, phục vụ đời sống hằng ngày của người dân. 

C. Biển Đông là một trong những bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế giới.

D. Biển Đông là nơi cứ trú của trên 20 000 loài sinh vật. 

Câu 14. Việc tổ chức các đơn vị hành chính tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của triều Nguyễn và chính quyền thực dân Pháp có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc đấu tranh bảo vệ, thực thi chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông?

A. Khẳng định xác lập chủ quyền và quản lí liên tục đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

B.  Tổ chức khai thác kinh tế tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

C. Xây dựng cơ sở hạ tầng tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

D. Xây dựng lực lượng vũ trang bảo vệ ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. 

Câu 15. Việt Nam có thể dựa vào điều kiện tự nhiên nào của Biển Đông để phát triển nghành công nghiệp khai khoáng?

A. Đường bờ biển dài, ven biển có nhiều vũng vịnh nước sâu và kín gió.

B. Giàu tài nguyên khoáng sản (titan, thiếc...), đặc biệt là dầu khí.

C. Cảnh quan đa dạng với nhiều vũng, vịnh, bãi cát trắng, hang động.

D. Nguồn tài nguyên sinh vật phong phú và đa dạng, có giá trị kinh tế.

Câu 16. Đâu không phải là một trong tám cụm đảo thuộc quần đảo Trường Sa?

A. Thám Hiểm.

B. Tri Tôn. 

C. Sinh Tồn. 

D. Bình Nguyên.

Câu 17. Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam nằm ở trung tâm của Biển Đông có vị trí chiến lược quan trọng như thế nào?

A. Nằm trên những tuyến đường hàng hải quốc tế quan trọng.

B. Điểm trung chuyển, trao đổi và bốc dỡ hàng hóa nội địa.

C. Điểm điều tiết giao thông đường biển quan trọng bậc nhất châu Âu.

D. Tuyến đường di chuyển ngắn nhất nối Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

Câu 18. Các nước có hoạt động kinh tế nào ở khu vực Biển Đông?

A. Thương mại, nông nghiệp, luyện kim.

B. Ngân hàng, nông nghiệp, chế tạo ô tô.

C. Thương mại, khai thác hải sản và dầu khí, du lịch.

D. Khai thác hải sản và dầu khí, nông nghiệp, luyện kim. 

Câu 19. Ngày 11/8/2011, ngọn đuốc trên giàn khoan DH – 02 đã bùng cháy tại mỏ Đại Hùng. DH – 02 là công trình dầu khí lớn đầu tiên do chính các kĩ sư, công nhân Việt Nam chế tạo và lắp đặt, chuyên khai thác ở vùng nước sâu xa bờ, có kích thước, trọng lượng lớn nhất Việt Nam tính đến thời điểm đó. Sự kiện này biểu hiện điều gì?

A. Đánh dấu bước trưởng thành của đội ngũ kĩ sư, công dân dầu khí Việt Nam.

B. Tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông trong thăm dò và khai thác dầu khí. 

C. Sự lớn mạnh của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trên Biển Đông. 

D. Ý chí, nội lực và khả năng làm chủ công nghệ thăm dò, khai thác dầu khí ở vùng nước sâu của Việt Nam trên Biển Đông. 

Câu 20. Trong quản lí hành chính, chính quyền thực dân Pháp và Việt Nam Cộng hòa (Chính quyền Sài Gòn) đã thực hiện hoạt động nào dưới đây để quản lí quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa?

A. Sáp nhập và tổ chức hai quần đảo thành đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh.

B. Vẽ bản đồ, xây dựng hải quân.

C. Khai thác khoáng sản và phát triển kinh tế.

D. Xây dựng cơ sở hạ tầng và tổ chức họp báo tuyên bố chủ quyền. 

Câu 21. Biển Đông có ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của người dân ở một số nước thuộc khu vực nào sau đây?

A. Châu Phi.

B. Châu Mĩ. 

C. Châu Âu. 

D. Châu Á – Thái Bình Dương.

Câu 22. Đại Nam thống nhất toàn đồ (1838) là bản đồ dưới triều đại nào khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa?

A. Triều vua Lê – chúa Trịnh. 

B. Triều Nguyễn. 

C. Triều Tây Sơn. 

D. Triều các chúa Nguyễn. 

Câu 23. Tháng 6/2012, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII đã thông qua văn bản pháp luật nào sau đây?

A. Luật An ninh quốc gia. 

B. Luật Biên giới quốc gia. 

C. Sách trắng quốc phòng. 

D. Luật Biển Việt Nam.

Câu 24. Hình ảnh dưới đây miêu tả nguồn tài nguyên thiên nhiên nào ở Biển Đông?

A. Năng lượng thủy triều.

B. Khí tự nhiên.

C. Cát và hóa chất trong cát.

D. Năng lượng gió.

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm)

a. Trình bày tầm quan trọng chiến lược của quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa về quốc phòng – an ninh, kinh tế, xã hội.

b. Theo em, những nguồn tài nguyên nào ở Biển Đông được xem là lợi thế rất quan trọng để các nước trong khu vực hợp tác phát triển?

Câu 2 (1,0 điểm). Nêu những việc làm mà một công dân có thể đóng góp cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: LỊCH SỬ 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

       A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 6,0 điểm 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.   

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

A

C

B

D

C

C

A

A

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Câu 15

Câu 16

B

A

B

D

D

A

B

B

Câu 17

Câu 18

Câu 19

Câu 20

Câu 21

Câu 22

Câu 23

Câu 24

A

C

D

A

D

B

D

D

       B. PHẦN TỰ LUẬN: 4,0 điểm

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1 

(3,0 điểm)

a. Trình bày tầm quan trọng chiến lược của quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa về quốc phòng – an ninh, kinh tế, xã hội:

- Về quốc phòng an ninh:

+ Các đảo án ngữ những tuyến đường giao thông huyết mạch trong thương mại quốc tế nên có điều kiện thuận lợi để xây dựng thành các căn cứ hậu cần cho quân đội, xây dựng các trạm ra đa, trạm quan sát, vọng gác nhằm kiểm soát vùng biển, vùng trời của các quốc gia trên biển.

+ Do địa thế rải rác và địa hình chủ yếu là các đảo san hô, đảo đá thường xuyên bị chìm khi thủy triều lên nên gây khó khăn trong quản lí và xây dựng các căn cứ quân sự.

- Về kinh tế:

+ Vùng biển xung quanh các quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa tạo thành ngư trường khổng lồ cho đánh bắt hải sản xa bờ. 

+ Tại các đảo có thể phát triển ngành đóng tàu, ngư nghiệp và nuôi trồng thủy sản, du lịch, thể thao, nghỉ dưỡng,…

+ Do cách xa bờ, khí hậu khắc nghiệt (thiếu nước ngọt, bão tố quanh năm), dân cư còn khá thưa thớt nên khó khăn cho xây dựng các cơ sở kinh tế.

- Về xã hội:

+ Trên đảo có thể xây dựng các trung tâm bảo tồn sinh vật biển, nghiên cứu sự đa dạng sinh học khu vực Biển Đông.

+ Việc đưa dân ra cư trú tại các đảo gặp nhiều khó khăn do xa bờ, khí hậu khắc nghiệt, nước ngọt thiếu thốn.

 

 

 

 

 

 

0,5 điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

0,25 điểm

 

 

 

 

 

0,25 điểm

 

 

 

 

0,25 điểm

 

 

0,25 điểm

 

 

 

 

 

0,25 điểm

 

 

0,25 điểm

b. Những nguồn tài nguyên ở Biển Đông được xem là lợi thế rất quan trọng để các nước trong khu vực hợp tác phát triển:

- Dầu khí: Biển Đông được coi là một trong năm bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế giới.

- Khí đốt đóng băng (băng cháy): Biển Đông chứa đựng lượng lớn tài nguyên khí đốt đóng băng (băng cháy). Trữ lượng tài nguyên này ngang bằng với trữ lượng dầu khí và đang được coi là nguồn năng lượng thay thế dầu khí trong tương lai.

 

 

0,5 điểm

 

0,5 điểm

Câu 2

(1,0 điểm)

Một số việc làm mà một công dân có thể đóng góp cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông:

- Chủ động tìm hiểu các tư liệu lịch sử, pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế, ...để có nhận thức đúng đắn về vấn đề: chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông. Quan tâm đến đời sống chính trị- xã hội của địa phương, đất nước.

- Thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, đặc biệt là các chủ trương, chính sách liên quan đến vẫn đề chủ quyền biển, đảo; đồng thời vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện đúng các quy định của pháp luật.

- Phê phán, đấu tranh với những hành vi xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam, những hành vi đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc.

- Tích cực tham gia, hưởng ứng các phong trào bảo vệ chủ quyền biển.

 

 

 

0,25 điểm

 

 

 

 

0,25 điểm

 

 

 

 

0,25 điểm

 

 

0,25 điểm

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: LỊCH SỬ 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

LỊCH SỬ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN 

VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG

Vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông

4

1 ý

4

1 ý

4

 

 

 

12

1

6

Việt Nam và Biển Đông

4

 

4

 

4

 

 

1

12

1

4

Tổng số câu TN/TL

8

1 ý

8

1 ý

8

0

0

1

24

2

10,0

Điểm số

2,0

2,0

2,0

1,0

2,0

0

0

1,0

6,0

4,0

10,0

Tổng số điểm

4,0 điểm

40 %

3,0 điểm

30 %

2,0 điểm

20 %

1,0 điểm

10 %

10 điểm

100 %

10 điểm

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: LỊCH SỬ 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số ý)

TL

(số câu)

TN

(số ý)

TL

(số câu)

LỊCH SỬ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN 

VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM

 Ở BIỂN ĐÔNG

24

2

 

 

Vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông

Nhận biết

- Xác định được vị trí của Biển Đông.

- Nêu được ngành kinh tế được đẩy mạnh nhờ hệ sinh vật đa dạng dưới đáy biển và cảnh quan thiên nhiên đẹp ven biển và trên nhiều hòn đảo ở Biển Đông.

- Trình bày được hoạt động kinh tế của các nước ở khu vực Biển Đông.

- Nêu được khu vực người dân có cuộc sống ảnh hưởng trực tiếp từ Biển Đông.

- Trình bày được tầm quan trọng chiến lược của quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa về quốc phòng – an ninh, kinh tế, xã hội.

4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1 ý

C1, C10, C18, C21

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

C1a

Thông hiểu

- Nêu được nội dung đoạn tư liệu về tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông.

- Tìm được ý không đúng về nguồn tài nguyên thiên nhiên Biển Đông.

- Xác định được cụm đảo không thuộc quần đảo Trường Sa.

- Trình bày được vị trí chiến lược quan trọng của quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

- Nêu được một số nguồn tài nguyên ở Biển Đông được xem là lợi thế rất quan trọng để các nước trong khu vực hợp tác phát triển.

4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1 ý

C2, C13, C16, C17

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

C1b

Vận dụng

- Nêu được hệ thống đảo tiền tiêu thuộc tỉnh Khánh Hòa, có vị trí quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Điền được thông tin đúng vào đoạn tư liệu về vai trò chiến lược của Biển Đông trong giao thông hàng hải quốc tế.

- Trình bày được ý nghĩa của sự kiện ngọn đuốc trên giàn khoan DH – 02 bùng cháy tại mỏ Đại Hùng.

- Nêu được tên nguồn tài nguyên thiên nhiên ở Biển Đông.

4

 

C6, C12, C19, C24

 

Vận dụng cao

 

 

 

 

 

Việt Nam và Biển Đông

Nhận biết

- Nêu được tên những địa phương có thể xây dựng cảng biển nước sâu.

- Trình bày được chủ trương giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông của Việt Nam.

- Trình bày được hoạt động xác lập chủ quyền, quản lí liên tục mang tính nhà nước đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa từ thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XIX.

- Trình bày được hoạt động quản lí quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của chính quyền thực dân Pháp và Việt Nam Cộng hòa.

4

 

C3, C8,  C9, C20

 

Thông hiểu

- Tìm được ý không phải là chủ trương của Việt Nam trong giải quyết tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.

- Nêu được nội dung của đoạn tư liệu về quá trình Việt Nam xác lập chủ quyền, quản lí đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa. 

- Trình bày được ý nghĩa của việc tổ chức các đơn vị hành chính tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của triều Nguyễn và chính quyền thực dân Pháp đối với cuộc đấu tranh bảo vệ, thực thi chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông.

- Trình bày được điều kiện tự nhiên của Biển Đông để phát triển nghành công nghiệp khai khoáng. 

- Nêu được tên văn bản pháp luật được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII  thông qua tháng 6/2012.

4

 

C4, C5, C15, C23

 

Vận dụng

- Nêu được tên hệ thống đảo tiền tiêu thuộc tỉnh Khánh Hòa, có vị trí quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Nêu được nội  dung những câu thơ về Hoàng Sa, Trường Sa. 

- Nêu được tên vùng đảo thiêng liêng của Tổ quốc thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, ghi dấu cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất của các anh hùng, chiến sĩ trong suốt hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

- Nêu được tên triều đại khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa qua bản đồ Đại Nam thống nhất toàn đồ (1838).

4

 

C6, C7, C11, C22

 

Vận dụng cao

Trình bày được một số việc làm mà một công dân có thể đóng góp cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.

 

1

 

C2

Tìm kiếm google: Đề thi Lịch sử 11 kết nối, bộ đề thi ôn tập theo kì Lịch sử 11 Kết nối, đề kiểm tra cuối kì 2 Lịch sử 11 kết nối

Xem thêm các môn học

Bộ đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 11 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net