A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Những quốc gia nào dưới đây tiếp giáp với Biển Đông?
A. Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a.
B. Việt Nam, Trung Quốc, Phi-lip-pin, Ma-lai-xi-a.
C. Việt Nam, Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma.
D. Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc, Mi-an-ma.
Câu 2. Eo biển ở Biển Đông có vai trò quan trọng với nhiều quốc gia và nền kinh tế thế giới là:
A. Ma-lắc-ca. | B. Ca-li-man-tan. | C. Ba-si. | D. Ga-xpa. |
Câu 3. Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 được viết tắt là:
A. DOC. | B. UNCLOS. | C. ITLOS. | D. COC. |
Câu 4. Những công trình địa lí và lịch sử nào dưới dây của Việt Nam đã thể hiện quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam?
A. Đại Nam thống nhất toàn đồ, Hoàng Việt Dư địa chí, Đại Nam thực lục.
B. Hoàng Lê nhất thống chí, Giáp Ngọ niên bình Nam đồ, Đại Việt sử ký toàn thư.
C. An Nam đại quốc hoạ đồ, Đại Nam thực lục, Lịch triều hiến chương loại chí.
D. Phủ biên tạp lục, Hoàng Lê nhất thống chí, An Nam đại quốc họa đồ.
Câu 5. Nội dung nào dưới đây không đúng về quần đảo Trường Sa?
A. Nằm ở phía đông nam của bờ biển Việt Nam.
B. Đảo gần đất liền nhất là đảo Song Tử Tây, đảo cao nhất so với mực nước biển là đảo Trường Sa.
C. Được chia làm 8 cụm: Song Tử, Thị Tứ, Loại Ta, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm, Bình Nguyên.
D. Gồm hơn 100 đảo, đá, bãi ngầm, bãi san hô, nằm trong vùng biển rộng gấp nhiều lần so với quần đảo Hoàng Sa.
Câu 6. Việt Nam đã thực hiện việc xác lập chủ quyền và quản lí đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa vào thời gian nào sau đây?
A. Thế kỉ XV. | B. Thế kỉ XVI. | C. Thế kỉ XVII. | D. Thế kỉ XIX. |
Câu 7. Điền vào dấu ba chấm “…” trong đoạn tư liệu sau:
“Bước vào thế kỉ XXI, cùng với sự dịch chuyển của trung tâm kinh tế và chính trị thế giới sang khu vực châu Á – Thái Bình Dương,……….(1) ………. càng có tầm quan trọng và ……….(2) ………. trọng yếu”.
A. (1). biển, đảo; (2). tầm quan trọng chiến lược.
B. (1). Biển Đông; (2). vị thế địa chiến lược trọng yếu.
C. (1). phát triển kinh tế biển; (2). vai trò.
D. (1). Biển; (2). tầm quan trọng.
Câu 8. Hiện nay, đài tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma được đặt ở tỉnh nào?
A. Kiên Giang. | B. Nha Trang. | C. Khánh Hòa. | D. Đà Nẵng. |
Câu 9. Chính quyền thực dân Pháp đã có hoạt động nào để bảo vệ quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam?
A. Chiến đấu bảo vệ quần đảo Hoàng Sa trước cuộc tấn công của Trung Quốc năm 1974.
B. Xây dựng cột hải đăng năm 1937.
C. Cử quân đội đồn trú và yêu cầu quân đội nước ngoài rút khỏi các đảo đã chiếm đóng trái phép trong những năm 1946 – 1947.
D. Thực hiện khảo sát học vào năm 1925 và năm 1927.
Câu 10. Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam có vị trí như thế nào trên Biển Đông?
A. Phía bắc của Biển Đông, có vị trí giao thông hành hải quan trọng.
B. Trung tâm của Biển Đông, có vị trí chiến lược quan trọng.
C. Phía nam của Biển Đông, có vị trí an ninh – quốc phòng quan trọng.
D. Phía đông nam của Biển Đông, có vị trí tiền tiêu của Việt Nam.
Câu 11. Dưới thời chúa Nguyễn, Vương triều Tây Sơn, tổ chức nào dưới đây có nhiệm vụ tuần tiễu giữ gìn vùng biển, ứng chiến với nạn cướp biển và những xâm phạm tại quần đảo Hoàng Sa,…?
A. Đội Hoàng Sa, Bắc Hải. | B. Đội Trường Sa. |
C. Hải quân Nhân dân Việt Nam. | D. Cảnh sát biển Việt Nam. |
Câu 12. Nguồn năng lượng đặc biệt, thay thế dầu khi trong tương lai ở khu vực biển của quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là:
A. Phốt phát. | B. Khí đốt. | C. Băng cháy. | D. Vỏ sò. |
Câu 13. Biển Đông là khu vực có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú với trữ lượng lớn, đặc biệt là:
A. Thiếc. | B. Chì. | C. Kẽm. | D. Dầu khí. |
Câu 14. Trong những năm 1945 - 1975, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa được đặt dưới sự quản lí của chính quyền:
A. Việt Nam Cộng hòa. | B. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. |
C. Cộng hòa Miền Nam Việt Nam. | D. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
|
Câu 15. Hằng năm, Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa nhằm tri ân, tưởng niệm những người lính của Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải được tổ chức ở tỉnh nào?
A. Quãng Ngãi. | B. Khánh Hòa. | C. Đà Nẵng. | D. Quảng Ninh. |
Câu 16. Điều kiện nào khiến cho quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là không gian hoạt động kinh tế có tầm chiến lược trên Biển Đông?
A. Có hàng nghìn đảo lớn nhỏ, bãi ngầm, đảo san hô.
B. Có một số đảo rất gần với lục địa của Việt Nam.
C. Có ngư dân thuộc nhiều nước đến sinh sống.
D. Nguồn tài nguyên sinh vật, khoáng sản, du lịch đa dạng.
Câu 17. Nội dung nào dưới đây không đúng về Biển Đông?
A. Việt Nam giáp với Biển Đông ở hai phía (đông, nam)
B. Hệ thống các đảo, quần đảo của Việt Nam trên Biển Đông hợp thành tuyến phòng thủ bảo vệ vùng trời, vùng biển và đất liền.
C. Biển Đông là tuyến phòng thủ phía đông của Việt Nam.
D. Biển Đông đóng vai trò quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử, hiện tại và tương lai.
Câu 18. Nhằm bảo vệ và thực thi chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông, hình thức đấu tranh nào sau đây không được Nhà nước Việt Nam áp dụng?
A. Chủ động tấn công vũ trang. | B. Vũ trang tự vệ. |
C. Đàm phán ngoại giao. | D. Hỗ trợ ngư dân bám biển. |
Câu 19. Một trong những cảng biển nằm gần eo biển Ma-lắc-ca, sầm uất và hiện đại nhất ở Biển Đông là:
A. Cảng Đà Nẵng. | B. Cảng Xin-ga-po. | C. Cảng Ku-an-tan. | D. Cảng Bu-san. |
Câu 20. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đảo nào sau đây được mệnh danh là “Địa ngục trần gian”?
A. Đảo Lý Sơn. | B. Đảo Phú Quốc. | C. Côn Đảo. | D. Đảo Cát Bà. |
Câu 21. Việc tổ chức các đơn vị hành chính tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Triều Nguyễn và chính quyền thực dân Pháp có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc đấu tranh bảo vệ, thực thi chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông?
A. Khẳng định xác lập chủ quyền và quản lí liên tục đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
B. Tổ chức khai thác kinh tế tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
C. Xây dựng cơ sở hạ tầng tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
D. Xây dựng lực lượng vũ trang bảo vệ ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
Câu 22. Đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa, rất gần với lục địa Việt Nam là:
A. Tri Tôn. | B. Song Tử Tây. | C. Ba Bình. | D. Phú Lâm. |
Câu 23. Nội dung nào dưới đây không đúng về tác động vị trí địa lí đối với việc hình thành các đặc điểm tự nhiên của khu vực Biển Đông?
A. Biển Đông có cấu trúc địa lí như đảo san hô, bãi cạn, bãi ngầm,…
B. Khí hậu mang tính chất nhiệt đới với nhiệt độ, lượng mưa không thay đổi.
C. Là khu vực hình và hoạt động của nhiều áp thấp nhiệt đới, bão, sóng thần.
D. Có sự đa dạng sinh học điển hình trên thế giới về cấu trúc thành phần loài động thực vật, hệ sinh thái và nguồn gen.
Câu 24. Biển Đông là cửa ngõ giao thương quốc tế của nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp giáp, giữ vai trò là:
A. Địa bàn chiến lược quan trọng. | B. Nơi trao đổi buôn bán hàng hóa. |
C. Nơi giao thoa các nền văn hóa. | D. Địa bàn khai thác khoáng sản. |
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm)
a. Trình bày quá trình Việt Nam xác lập chủ quyền và quản lí đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa trước năm 1884.
b. Trong Đại nội của Kinh thành Huế có bộ Cửu Đỉnh được đúc trong hai năm (1835 – 1837) dưới thời vua Minh Mạng. Triều Nguyễn đã cho khắc 3 vùng biển của Việt Nam lên 3 đỉnh đồng cao, to và quan trọng nhất. Trong đó, trên Cao Đỉnh (đặt ở giữa) có hình Biển Đông (Đông Hải) được chạm nổi, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Hình ảnh Biển Đông trên Cửu đỉnh gợi cho em suy nghĩ gì?
Câu 2 (1,0 điểm). Viết đoạn văn ngắn giới thiệu về một trong hai quần đảo Hoàng Sa hoặc Trường Sa.
MÔN: LỊCH SỬ 11 – KẾT NỐI TRI THỨC
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 6,0 điểm
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 |
B | A | B | A | B | C | B | C |
Câu 9 | Câu 10 | Câu 11 | Câu 12 | Câu 13 | Câu 14 | Câu 15 | Câu 16 |
C | B | A | C | D | A | A | D |
Câu 17 | Câu 18 | Câu 19 | Câu 20 | Câu 21 | Câu 22 | Câu 23 | Câu 24 |
A | A | B | C | A | A | B | A |
B. PHẦN TỰ LUẬN: 4,0 điểm
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 (3,0 điểm) | Quá trình Việt Nam xác lập chủ quyền và quản lí đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa trước năm 1884: - Nhiều tập bản đồ của: + Các triều đại quân chủ Việt Nam như: Toản tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư (1686), Giáp Ngọ niên bình Nam đồ (1774), Đại Nam nhất thống toàn đồ (1838). + Người phương Tây như: bộ Át lát thế giới (1827), An Nam đại quốc hoạ đồ (1838),... à Đã thể hiện quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam. - Nhiều tài liệu sử học và địa lí của Việt Nam như: Phủ biên tạp lục (1776), Đại Nam thực lục tiên biên và chính biên (1844 - 1848), Đại Nam nhất thống chí (1865 - 1875), Châu bản nhà Nguyễn (1802 - 1945), Lịch triều hiến chương loại chí (Phan Huy Chú), Phương đình Dư địa chí (Nguyễn Siêu),... đã ghi chép tường tận về cương vực lãnh thổ, những hoạt động thực thi, bảo vệ chủ quyền của các chính quyền chúa Nguyễn, vua Lê - chúa Trịnh, Triều Tây Sơn và Triều Nguyễn ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. - Hoạt động xác lập, thực thi chủ quyền, quản lí mang tính nhà nước đối với hai quần đảo (thế kỉ XVII - cuối thế kỉ XIX): + Thời các chúa Nguyễn và Triều Tây Sơn: thành lập và hoạt động của các đội Hoàng Sa và Bắc Hải tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. + Thời Nguyễn:
|
0,25 điểm
0,25 điểm
0,5 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm |
Biển Đông (bao gồm hai quần đảo Trường Sa và (Hoàng Sa) đã được chạm nổi trên Cửu đỉnh bằng đồng từ đầu thế kỉ XIX cho thấy từ thời các vua Nguyễn, vấn đề về chủ quyền biển đảo đã được đề cao, khẳng định chủ quyền quốc gia thiêng liêng của Tổ quốc. | 1.0 điểm | |
Câu 2 (1,0 điểm) | HS viết đoạn văn ngắn giới thiệu về một trong hai quần đảo Hoàng Sa hoặc Trường Sa theo các nội dung chính sau: - Vị trí địa lí. - Tỉnh/thành phố trực thuộc. - Một số đảo thuộc quần đảo. - Tầm quan trọng đối với an ninh quốc gia. |
0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm |
MÔN: LỊCH SỬ 11 – KẾT NỐI TRI THỨC
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu |
Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
LỊCH SỬ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG | |||||||||||
Vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông | 4 |
| 4 |
| 4 |
|
| 1 | 12 | 1 | 4 |
Việt Nam và Biển Đông | 4 | 1 ý | 4 | 1 ý | 4 |
|
| 1 | 12 | 1 | 6 |
Tổng số câu TN/TL | 8 | 1 ý | 8 | 1 ý | 8 | 0 | 0 | 1 | 24 | 2 | 10,0 |
Điểm số | 2,0 | 2,0 | 2,0 | 1,0 | 2,0 | 0 | 0 | 1,0 | 6,0 | 4,0 | 10,0 |
Tổng số điểm | 4,0 điểm 40 % | 3,0 điểm 30 % | 2,0 điểm 20 % | 1,0 điểm 10 % | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
MÔN: LỊCH SỬ 11 – KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số ý) | TL (số câu) | TN (số ý) | TL (số câu) | |||
LỊCH SỬ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG | 24 | 2 |
|
| ||
Vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông | Nhận biết | - Nêu được tên eo biển ở Biển Đông có vai trò quan trọng với nhiều quốc gia và nền kinh tế thế giới. - Trình bày được vị trí của Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông. - Nêu được tên nguồn tài nguyên thiên nhiên đặc biệt, có trữ lượng lớn ở Biển Đông. - Nêu được tên đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa, rất gần với lục địa Việt Nam. | 4 |
| C2, C10, C13, C22 |
|
Thông hiểu | Trình bày được tên những quốc gia tiếp giáp với Biển Đông. - Tìm được ý không đúng về quần đảo Trường Sa. - Nêu được tên nguồn năng lượng đặc biệt, thay thế dầu khi trong tương lai ở khu vực biển của quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. - Trình bày được vai trò của Biển Đông đối với nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp giáp. | 4 |
| C1, C5, C12, C24 |
| |
Vận dụng | - Điền được thông tin vào đoạn tư liệu về tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông. - Trình bày được điều kiện khiến cho quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là không gian hoạt động kinh tế có tầm chiến lược trên Biển Đông. - Nêu được tên một trong những cảng biển nằm gần eo biển Ma-lắc-ca, sầm uất và hiện đại nhất ở Biển Đông. - Tìm được ý không đúng về tác động vị trí địa lí đối với việc hình thành các đặc điểm tự nhiên của khu vực Biển Đông. | 4 |
| C7, C16, C19, C23 |
| |
Vận dụng cao | Viết được đoạn văn ngắn giới thiệu về một trong hai quần đảo Hoàng Sa hoặc Trường Sa. | 1 |
| C2 | ||
Việt Nam và Biển Đông | Nhận biết | - Nêu được tên viết tắt của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. - Nêu được tên những công trình địa lí và lịch sử của Việt Nam đã thể hiện quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam. - Trình bày được hoạt động của chính quyền thực dân Pháp đã bảo vệ quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. - Nêu được tên tổ chức làm nhiệm vụ tuần tiễu giữ gìn vùng biển, ứng chiến với nạn cướp biển và những xâm phạm tại quần đảo Hoàng Sa dưới thời chúa Nguyễn, Vương triều Tây Sơn. - Trình bày được quá trình Việt Nam xác lập chủ quyền và quản lí đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa trước năm 1884. | 4 |
1 ý | C3, C4, C9, C11 |
C1a |
Thông hiểu | - Nêu được mốc thời gian Việt Nam thực hiện việc xác lập chủ quyền và quản lí đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. - Tìm được ý không đúng về Biển Đông. - Xác định được hình thức không được Nhà nước Việt Nam áp dụng để bảo vệ và thực thi chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông. - Trình bày được ý nghĩa của việc tổ chức các đơn vị hành chính tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Triều Nguyễn và chính quyền thực dân Pháp. - Trình bày được ý nghĩa của hình ảnh Biển Đông trên Cửu Đỉnh. | 4 |
1 ý | C6, C17, C18, C21 |
C1b | |
Vận dụng | - Nêu được tỉnh đặt đài tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma. - Trình bày được chính quyền quản lí quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trong những năm 1945 – 1975. - Nêu được tên địa phương tổ chức Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa. - Nêu được tên đảo được mệnh danh là “Địa ngục trần gian” trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. | 4 |
| C8, C14, C15, C20 |
| |
Vận dụng cao |
|
|
|
|
|