Đề thi, đề kiểm tra giữa kì 1 Lịch sử 11 Kết nối ( đề tham khảo số 4)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra giữa kì 1 Lịch sử 11 Kết nối ( đề tham khảo số 4). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC

    A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

    Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây:

Câu 1. Hình thức tiêu biểu của các tổ chức độc quyền ở Mỹ vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là

A. các-ten.          B. xanh-đi-ca.         C. tơ-rớt.                D. công-xooc-xi-om.

Câu 2. Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc bắt đầu từ năm bao nhiêu?

A. 1911.                      B. 1868.                          C. 1871.                          D. 1914.

Câu 3. Từ thập kỉ 60 của thế kỉ XVIII, cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu từ quốc gia nào?

A. Đức.                       B. Anh.                          C. Pháp.                          D. I-ta-li-a.

Câu 4. Cộng hòa Nhân dân Ba Lan được thành lập vào năm nào?

A. 1944.                      B. 1945.                          C. 1946.                          D. 1949.

Câu 5. Miền Nam Việt Nam được giải phóng hoàn toàn vào năm 

A. 1945.                      B. 1954.                          C. 1975.                          D. 1976.

Câu 6. Nhiệm vụ dân tộc của cuộc cách mạng tư sản là

A. xóa bỏ tình trạng phong kiến cát cứ, hình thành thị trường dân tộc thống nhất.

B. xóa bỏ chế độ phong kiến chuyên chế, xác lập nền dân chủ tư sản.

C. mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

D. giải phóng dân tộc, lập nên quốc gia mới.

Câu 7. Trước năm 1640, sản lượng khai thác than ở Anh

A. chiếm 1/5 tổng sản lượng than ở châu Âu.

B. chiếm 2/5 tổng sản lượng than ở châu Âu.

C. chiếm 3/5 tổng sản lượng than ở châu Âu.

D. chiếm 4/5 tổng sản lượng than ở châu Âu.

Câu 8. Nửa cuối thế kỉ XIX, nhiệm vụ cấp thiết đặt ra cho nước Đức và I-ta-li-a là gì?

A. Thoát khỏi ách thống trị của nước ngoài.

B. Thành lập chính quyền của giai cấp tư sản.

C. Xóa bỏ tình trạng phân tán về chính trị, thống nhất đất nước.

D. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.

Câu 9. Đến năm 1940, Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết bao gồm bao nhiêu nước cộng hòa?

A. 11 nước.                 B. 15 nước.                     C. 14 nước.                     D. 10 nước.

Câu 10. Bản Hiến pháp đầu tiên của Liên Xô được thông qua vào thời gian nào?

A. Năm 1921.                                                    B. Ngày 30 - 12 - 1922.   

C. Năm 1923.                                                    D. Tháng 1 - 1924.

Câu 11. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng đặc trưng của chủ nghĩa đế quốc?

A. Sự dung hợp tư bản ngân hàng với tư bản công nghiệp thành tư bản tài chính.

B. Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước và cao hơn là độc quyền xuyên quốc gia.

C. Lực lượng lao động có những chuyển biến về cơ cấu, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

D. Có sức sản xuất phát triển cao trên cơ sở thành tựu của cách mạng khoa học - công nghệ.

Câu 12. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về các tổ chức độc quyền ở các nước tư bản vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?

A. Có khả năng chi phối sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế ở các nước tư bản.

B. Đánh dấu chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn độc quyền sang tự do cạnh tranh.

C. Không có khả năng chi phối đời sống kinh tế - chính trị của các nước tư bản.

D. Chỉ hình thành các liên kết ngang giữa những xí nghiệp trong cùng một ngành kinh tế.

Câu 13. Ý nào không phản ánh đúng ý nghĩa của Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII?

A. Cách mạng tư sản Anh có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của xã hội loài người trong buổi đầu chuyển từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản.

B. Cách mạng tư sản Anh thắng lợi đã đặt dấu mốc cho sự xác lập chủ nghĩa tư bản ở Anh.

C. Cách mạng tư sản Anh đã lật đổ chế độ phong kiến.

D. Cách mạng tư sản Anh được ví như “cái chổi khổng lồ” quét sạch mọi rác rưởi của chế độ phong kiến.

Câu 14. Trong cuộc Cách mạng Nê-đéc-lan (thế kỉ XVI), giai cấp tư sản và quý tộc mới đã sử dụng tôn giáo nào làm “ngọn cờ” tư tưởng để tập hợp quần chúng nhân dân?

A. Thanh giáo.            B. Anh giáo.                   C. Đạo Tin lành.             D. Thiên Chúa giáo.

Câu 15. Sau thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga (1917), nhiệm vụ hàng đầu của Chính quyền Xô viết là

A. đập tan bộ máy nhà nước cũ, xây dựng nhà nước mới của những người lao động

B. huy động tối đa nhân tài, vật lực để phục vụ cho cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

C. khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh và bảo vệ Tổ quốc.

D. ban hành Hiến pháp mới và chiến đấu chống “thù trong giặc ngoài”.

Câu 16. Sau khi được thành lập, Chính quyền Xô viết ở Nga đã ban hành

A. Chính sách kinh tế mới (NEP).                      B. Sắc lệnh Ruộng đất.

C. Chính sách Cộng sản thời chiến.                             D. Đạo luật Trung lập.

Câu 17. Trong những năm 1945 - 1949, các nước Đông Âu đã hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân thông qua việc tiến hành nhiều chính sách tiến bộ, ngoại trừ việc

A. tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

B. quốc hữu hóa các nhà máy, xí nghiệp của tư bản.

C. ban hành các quyền tự do, dân chủ.

D. cải cách ruộng đất.

Câu 18. Hiện nay, quốc gia nào ở châu Á đi theo con đường xã hội chủ nghĩa?

A. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.                              B. Cộng hòa In-đô-nê-xi-a.

C. Đại Hàn Dân Quốc.                                                 D. Nhật Bản.

Câu 19. Thành tựu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Cu-ba từ năm 1991 đã chứng minh

A. sức sống của chủ nghĩa xã hội trong một thế giới có nhiều biến động.

B. chủ nghĩa tư bản không còn là một hệ thống duy nhất trên thế giới.

C. chủ nghĩa xã hội ngày càng phát triển và mở rộng về không gian địa lí.

D. chủ nghĩa xã hội đã trở thành một hệ thống trên phạm vi thế giới.

Câu 20. Hành động nào sau đây góp phần xây dựng công cuộc chủ nghĩa xã hội ở nước ta?

A. “Kỹ sư nông dân” sáng chế thành công máy cày tay mini đa năng.

B. Sinh viên chế máy xử lý thức ăn thừa thành phân bón.

C. Người dân chỉ thích tiêu dùng hàng ngoại.

D. Học sinh tích cực trồng cây, bảo vệ môi trường.

Câu 21. Bộ phim nào sau đây gắn với biểu tượng của Nhà nước Xô Viết - Tượng liên minh công nông, cũng là biểu tượng của hãng phim Mosfilm ở Nga?

A. Mặt Trời trắng trên sa mạc.                                     B. Khi đàn sếu bay qua.

B. Và nơi đây bình minh yên tĩnh.                     D. Mười bảy khoảnh khắc mùa xuân.

Câu 22. Vì sao Liên Xô là chỗ dựa vật chất cho phong trào cách mạng ở Việt Nam?

A. Vì trong cuộc chiến đấu chống thù trong giặc ngoài, các nước Cộng hòa Xô viết đã đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau.

B. Vì Liên Xô đã thông qua bản Tuyên ngôn thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết và bản Hiệp ước Liên bang.

C. Vì Liên Xô hỗ trợ về kinh tế, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ nòng cốt cho các mạng Việt Nam.

D. Vì Liên Xô cổ vũ, lôi cuốn mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam.

Câu 23. Phong trào “99 chống lại 1” diễn ra ở Mỹ đầu năm 2011 và nhanh chóng lan rộng ra nhiều nước tư bản đã cho thấy chủ nghĩa tư bản hiện đại đang phải đối mặt với thách thức nào sau đây?

A. Gia tăng tình trạng chênh lệch giàu - nghèo và bất bình đẳng xã hội.

B. Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ yếu kém.

C. Thiếu khả năng tự điều chỉnh và thích nghi với bối cảnh mới.

D. Thiếu  kinh nghiệm và phương pháp quản lí kinh tế.

Câu 24. Nguyên nhân quan trọng dẫn đến cuộc Cách mạng Pháp cuối thế kỉ XVIII bùng nổ là 

A. quyền chuyên chế và vô hạn của nhà vua, Nhà nước thi hành nhiều chính sách khủng bố nhân dân, hàng trăm người bị bắt và tù đày ở các nơi trong nước.

B. nhà vua nắm mọi quyền lực, cai trị độc đoán, tự ý đánh thuế mà không cần hỏi ý kiến của Quốc hội.

C. vua đứng đầu Giáo hội, đàn áp các tín đồ Thanh giáo (tôn giáo cải cách), lập ra các tòa án để buộc những người chống đối.

D. chính sách khai thác thuộc địa gây ra mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa các tầng lớp nhân dân thuộc địa (tư sản, chủ nô, trại chủ, nông dân…) với thực dân.

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm). Trình bày mục tiêu, nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo, động lực của các cuộc cách mạng tư sản. 

Câu 2 (1,0 điểm). Hiến pháp Liên Xô năm 1924 mô tả: Quốc huy Liên Xô (năm 1923) là biểu tượng quốc gia, bao gồm hình ảnh búa liềm trên quả địa cầu được vẽ trên nền những tia nắng mặt trời, xung quanh là những bông lúa mì, với dòng chữ “Giai cấp vô sản thế giới đoàn kết lại” bằng sáu thứ tiếng: Nga, U-crai-na, Bê-lô-rút-xi-a, Gru-di-a, Ác-mê-ni-a, A-déc-bai-dan.

Từ mô tả trên, hãy nêu nhận xét của em về Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: LỊCH SỬ 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (6,0 điểm) 

       Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.   

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

C

A

B

A

C

A

D

C

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Câu 15

Câu 16

B

D

A

A

D

C

B

B

Câu 17

Câu 18

Câu 19

Câu 20

Câu 21

Câu 22

Câu 23

Câu 24

A

A

A

C

B

C

A

A

        B. PHẦN TỰ LUẬN: (4,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1 

(3,0 điểm)

- Về mục tiêu và nhiệm vụ cách mạng:

+ Các cuộc cách mạng tư sản đều nhằm mục tiêu xóa bỏ những rào cản kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

+ Bao gồm hai nhiệm vụ cơ bản:

  ➤ Nhiệm vụ dân tộc: xóa bỏ tình trạng cát cứ phong kiến, hình thành thị trường dân tộc thống nhất hoặc giải phóng dân tộc.

  ➤ Nhiệm vụ dân chủ: xóa bỏ chế độ phong kiến, xác lập nền dân chủ tư sản.

- Về giai cấp lãnh đạo và động lực cách mạng:

+ Lãnh đạo cách mạng tư sản là giai cấp tư sản và đồng minh của họ (chủ nô, quý tộc, tư sản hóa…).

+ Giai cấp lãnh đạo và quần chúng nhân dân giữ vai trò quan trọng và là động lực quyết định thắng lợi của cách mạng. Khi quần chúng nhân dân đông đảo, liên tục thì thắng lợi của cách mạng càng triệt để, tiêu biểu như Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII.

 

 

0,5 điểm

 

 

0,5 điểm

 

 

0,5 điểm

 

 

 

0,5 điểm

 

 

1 điểm

Câu 2

(1,0 điểm)

- Nhà nước Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết thực sự là nhà nước kiểu mới.

- Tất cả những việc làm, chính sách đều vì mục tiêu chung là nhân dân lao động, vì giai cấp vô sản trên toàn thế giới, tiến tới xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

0,5 điểm

 

 

0,5 điểm

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: LỊCH SỬ 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TNTL

Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản

3

1

2

 

1

 

 

 

6

1

4,5

Sự xác lập và phát và phát triển của chủ nghĩa tư bản

3

 

2

 

1

 

 

 

6

0

1,5

Sự hình thành Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô-viết

2

 

2

 

1

1

1

 

6

1

2,5

Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay 

2

 

2

 

1

 

1

 

6

0

1,5

Tổng số câu TN/TL

10

1

8

0

4

1

2

0

24

2

10,0

Điểm số

2,5

3,0

2,0

0

1,0

1,0

0,5

0

6,0

4,0

10,0

Tổng số điểm

5,5 điểm

55 %

2,0 điểm

20 %

2,0 điểm

20 %

0,5 điểm

5 %

10 điểm

100 %

10 điểm

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: LỊCH SỬ 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số ý)

TN

(số câu)

TL

(số ý)

TN

(số câu)

I. CÁCH MẠNG TƯ SẢN VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN

1

12

1

12

1. Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản

 

 

Nhận biết

 

- Xác định mục đích nhiệm vụ của cách mạng tư sản.

- Xác định sản lượng khai thác than ở Anh trước năm 1640.

- Xác định nhiệm vụ cấp thiết đặt ra cho nước Đức và I-ta-li-a.

- Trình bày mục tiêu, nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo, động lực của các cuộc cách mạng tư sản. 

1

3

C1

C6

 

 

C7

 

 

C8

Thông hiểu

 

- Chỉ ra ý không đúng về ý nghĩa của Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII?

- Chỉ ra tôn giáo giai cấp tư sản và quý tộc mới sử dụng làm “ngọn cờ” tư tưởng để tập hợp quần chúng nhân dân trong cuộc Cách mạng Nê-đéc-lan.

 

2

 

C13

 

 

 

C14

Vận dụng

- Giải thích vì sao Cách mạng Pháp cuối thế kỉ XVIII bùng nổ.

 

1

 

C24

2. Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bảnNhận biết

- Xác định hình thức tiêu biểu của các tổ chức độc quyền ở Mỹ vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là tơ-rớt.

- Xác định năm diễn ra cách mạng Tân Hợi.

- Xác định quốc gia bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp từ thập kỉ 60 của thế kỉ XVIII.

1

3

C1

C1

 

 

 

 

C2

 

 

C3

Thông hiểu

- Chỉ ra đặc trưng của chủ nghĩa đế quốc.

- Chỉ ra nội dung phản ánh đúng về các tổ chức độc quyền ở các nước tư bản vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

 

2

 

C11

 

 

C12

Vận dụng

Ý nghĩa thách thức của phong trào “99 chống lại 1”.

1

1

 

C23

II. CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TỪ NĂM 1917 ĐẾN NAY

1

12

1

 

3. Sự hình thành Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viếtNhận biết

- Xác định Liên Xô có 15 nước cộng hòa năm 1940.

- Xác định thời gian thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của Liên Xô.

 

2

 

C9

 

 

C10

Thông hiêu

- Xác định nhiệm vụ hàng đầu của Chính quyền Xô viết sau Cách mạng tháng Mười Nga (1917).

- Chỉ ra Sắc lệnh Chính quyền Xô viết ở Nga ban hành sau khi được thành lập.

 

2

 

C15

 

 

 

 

 

C16

Vận dụng

- Liên hệ những bộ phim có gắn biểu tượng của Mosfilm - bức tượng Liên minh công nông.

- Giải thích vì sao Liên Xô là chỗ dựa vật chất cho phong trào cách mạng ở Việt Nam.

- Nêu nhận xét về Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.

1

2

C2

C21

 

 

 

C22

4. Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nayNhận biết

- Nêu được năm thành lập Cộng hòa Nhân dân Ba Lan.

- Xác định được thời gian giải phóng miền Nam ở Việt Nam.

 

2

 

C4

 

 

C5

 

Thông hiểu

- Chỉ ra ý việc các nước Đông Âu không thực hiện khi hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân.

- Xác định quốc gia châu Á đi theo con đường xã hội chủ nghĩa.

 

2

 

C17

 

 

 

 

C18

 

Vận dụng

- Chỉ ra được thành tựu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Cu-ba từ năm 1991.

- Liên hệ bản thân vào đóng góp công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

 

2

 

C19

 

 

 

 

 

C20

Tìm kiếm google: Đề thi Lịch sử 11 kết nối, bộ đề thi ôn tập theo kì Lịch sử 11 Kết nối, đề kiểm tra Giữa kì 1 Lịch sử 11 kết nối

Xem thêm các môn học

Bộ đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 11 KNTT


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com