A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Biển Đông là khu vực giàu các tài nguyên gì?
A. Kim cương, cát, sinh vật biển. | B. Than đá, dầu khí, thiếc. |
C. Sinh vật biển, thiếc, dầu khí. | D. Dầu khí, sinh vật biển, vàng. |
Câu 2. Nội dung nào dưới đây không về vai trò quan trọng chiến lược của Biển Đông trong giao thông hàng hải quốc tế?
A. Biển Đông tập trung các tuyến đường biển chiến lược kết nối Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, châu Âu – châu Á, Trung Đông – Đông Á.
B. Khu vực Biển Đông có nhiều eo biển quan trọng, đặc biệt là Ca-li-man-ta.
C. Biển Đông có vị trí quan trọng trong giao thông hàng hải quốc tế.
D. 5 trong số 10 tuyến đường vận tải biển trọng yếu của thế giới có liên quan đến Biển Đông.
Câu 3. Điểm điều tiết giao thông đường biển quan trọng bậc nhất châu Á là:
A. Eo Đài Loan | B. Eo Ca-li-man-ta. |
C. Eo Ba-si. | D. Eo Ma-lắc-ca. |
Câu 4. Việc xác lập chủ quyền và thực thi quản lí liên tục tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam trong các thế kỉ XVII, XVIII được thể hiện qua hoạt động của lực lượng nào?
A. Thủy quân. | B. Đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải. |
C. Quân đội triều đình. | D. Đội Bắc Hải và thủy quân. |
Câu 5. Căn cứ vào điều kiện nào để quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có thể kiểm soát, đảm bảo an ninh các tuyến đường giao thông trên biển?
A. Là vị trí trung tâm của Biển Đông. | B. Giàu tài nguyên khoáng sản biển. |
C. Có nhiều hải sản quý, giá trị cao. | D. Có trữ lượng lớn sinh vật biển. |
Câu 6. Chính quyền thực dân Pháp đã sáp nhập quần đảo Hoàng Sa thành đơn vị hành chính thuộc tỉnh nào?
A. Thừa Thiên. | B. Bà Rịa. | C. Khánh Hòa. | D. Sài Gòn. |
Câu 7. Đâu không phải là một trong các văn bản pháp luật khẳng định chủ quyền Biển Đông?
A. Tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.
B. Các Sách Trắng khẳng định chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa theo luật pháp quốc tế.
C. Luật Biên giới quốc gia.
D. Luật Dân quân tự vệ.
Câu 8. Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa là một tập tục cổ truyền có từ thời:
A. Các triều đại quân chủ Việt Nam. | B. Chính quyền thực dân Pháp. |
C. Hải đội Hoàng Sa (thế kỉ XVII). | D. Đội Bắc Hải (đầu thế kỉ XIX). |
Câu 9. Các nước có hoạt động thương mại hàng hải, hoạt động khai thác hải sản và dầu khí sôi động trên Biển Đông là:
A. Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam. | B. Ma-lai-xi-a, Trung Quốc, Anh. |
C. Pháp, Hà Lan, Ấn Độ. | D. Việt Nam, Xin-ga-po, Nga. |
Câu 10. Đâu không phải là một trong các tập bản đồ của triều đại quân chủ Việt Nam thể hiện quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam?
A. An Nam đại quốc họa đồ. | B. Giáp Ngọ niên bình Nam đồ. |
C. Đại Nam thực lục. | D. Đại Nam thống nhất toàn đồ. |
Câu 11. Trong thời kì quân chủ, những tư liệu nào dưới đây đã góp phần khẳng định Việt Nam là nhà nước đầu tiên xác lập chủ quyền và quản lí liên tục đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa?
A. Tượng đài lịch sử, ca dao tục ngữ. | B. Bản đồ, tư liệu lịch sử. |
C. Di tích ngọn hải đăng, cột mốc chủ quyền. | D. Tác phẩm văn học, tượng đài lịch sử. |
Câu 12. Đặc điểm địa lí chung của quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là:
A. Diện tích các đảo lớn. | B. Nằm ở trung tâm của Biển Đông. |
C. Các quần đảo gồm hàng nghìn đảo nhỏ. | D. Các đảo là đảo đá. |
Câu 13. Hiện nay, những loại hình tranh chấp nào đang tồn tại ở quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam?
A. Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và vị trí chiếm đóng.
B. Tranh chấp trong việc xác định ranh giới các vùng miền.
C. Tranh chấp về vùng lãnh thổ đối với các quốc gia.
D. Tranh chấp về khai thác thủy sản trên Biển Đông.
Câu 14. Biển Đông nằm trên tuyến đường giao thông đường biển huyết mạch nối liền hai châu lục nào sau đây?
A. Châu Á và châu Phi. | B. Châu Âu và châu Úc. |
C. Châu Á và châu Âu. | D. Châu Phi và châu Âu. |
Câu 15. Biển Đông là một trong những biển:
A. Có ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của người dân ở nhiều nước nhất trên thế giới.
B. Có cấu trúc địa lí phức tạp và đa dạng nhất thế giới.
C. Lớn nhất thế giới.
D. Có trữ lượng lớn khoáng sản, đặc biệt là vàng.
Câu 16. Bằng chứng nào đã chứng minh ngay từ đầu Công nguyên, người Việt đã tích cực, chủ động và sớm có hoạt động kinh tế, văn hóa ở Biển Đông?
A. Dân tộc học. | B. Khảo cổ học. |
C. Lịch sử thời cổ đại. | D. Địa lí học. |
Câu 17. Đoạn tư liệu dưới đây đề cập đến nội dung gì?
“Ven Biển Đông có trên 530 cảng biển, trong đó có 2 cảng lớn và hiện đại bậc nhất là cảng Xin-ga-po và cảng Hồng Kông. Khoảng 45% khối lượng hàng hóa xuất khẩu của các nước ASEAN được vận chuyển qua tuyến đường này”.
A. Biển Đông giữ vị trí là tuyến đường hàng hải quốc tế nhộn nhịp thứ hai thế giới tính theo tổng lượng hàng hóa thương mại vận chuyển hằng năm.
B. Biển Đông là tuyến đường thiết yếu trong giao thông, giao thương, di cư,…
C. Biển Đông là một phần quan trọng của con đường Tơ lụa trên biển kết nối phương Đông và phương Tây.
D. Cảng Xin-ga-po và cảng Hồng Kông tạo nên “hàng lang” hàng hải chính, kết nối nhiều nước trên thé giới.
Câu 18. Tầm quan trọng chiến lược của quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là gì?
A. Phát triển lâm nghiệp.
B. Phát triển kinh tế nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa nước.
C. Phát triển các cơ sở công nghiệp nặng như luyện kim, chế tạo máy.
D. Xây dựng cơ sở hậu cần – kĩ thuật cho quốc phòng và kinh tế.
Câu 19. Từ sau năm 1945 đến năm 1975, Nhà nước Việt Nam đã có hoạt động gì nhằm bảo vệ, thực thi chủ quyền biển đảo?
A. Nhiều chiến sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam đã hi sinh anh dũng khi chiến đấu bảo vệ chủ quyền tại đảo Cô Lin, Len Đao trước cuộc tấn công của quân đội Trung Quốc.
B. Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra tuyên bố khẳng định chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ là những vấn đề thiêng liêng và bất khả xâm phạm.
C. Quân đội Việt Nam Cộng hòa dành chiến thắng trong cuộc chiến đấu ở quần đảo Hoàng Sa trước sự tấn công của quân đội Trung Quốc.
D. Nhà nước Việt Nam gửi công hàm phản đối việc Nhật Bản tuyên bố kiểm soát một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa.
Câu 20. Chủ trương nhất quán của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong việc hợp tác giải quyết các tranh chấp, bất đồng trên Biển Đông hiện nay là:
A. Đấu tranh hòa bình. | B. Bạo lực cách mạng. |
C. Khởi nghĩa vũ trang. | D. Kết hợp hòa bình và bạo động. |
Câu 21. Đài tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma (Khánh Hòa) được xây dựng để tưởng nhớ:
A. Những chiến sĩ hải quân Việt Nam đã hi sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc năm 1988.
B. Chiến sĩ quân đội Việt Nam thất bại trong cuộc chiến đấu ở quần đảo Hoàng Sa trước sự tấn công của quân đội Trung Quốc.
C. Các chiến sĩ chuyên trách công việc bảo vệ, thực thi chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.
D. Những chiến sĩ hải quân Việt Nam chuyên trách thực thi chủ quyền biển đảo ở Biển Đông.
Câu 22. Biển Đông là vùng biển chung của bao nhiêu quốc gia?
A. 6. | B. 7. | C. 8. | D. 9. |
Câu 23. Biển Đông là “cửa ngõ” để Việt Nam giao lưu kinh tế và hợp tác với các nước trên thế giới, đặc biệt là khu vực nào?
A. Châu Á – Thái Bình Dương. | B. Châu Á – Châu Đại Dương. |
C. Châu Đại Dương – Thái Bình Dương | D. Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. |
Câu 24. DOC là cụm từ viết tắt theo tiếng Anh của văn bản pháp luật nào liên quan đến vấn đề biển đảo, được kí kết giữa 10 nước ASEAN và Trung Quốc?
A. Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông. | B. Luật Biển Việt Nam. |
C. Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển. | D. Bộ quy tắc ứng xử tại biển Đông. |
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm)
a. Trình bày những nét chính về cuộc đấu tranh bảo vệ và thực thi chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biẻn Đông.
b. Trong các năm 2019 – 2022, Quân chủng Hải quân đã chủ động phối hợp với 28 tỉnh, thành phố ven biển triển khai chương trình “Hải quân Việt Nam làm điểm tựa cho ngư dân vươn khơi, bám biển”. Theo em, mục đích của chương trình này là gì?
Câu 2 (1,0 điểm). Nêu một số đề xuất của em về các biện pháp để khai thác hiệu quả, bền vững vị trí và tài nguyên thiên nhiên của Biển Đông.
MÔN: LỊCH SỬ 11 – KẾT NỐI TRI THỨC
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 6,0 điểm
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 |
C | B | D | B | A | A | D | C |
Câu 9 | Câu 10 | Câu 11 | Câu 12 | Câu 13 | Câu 14 | Câu 15 | Câu 16 |
A | C | B | B | A | B | C | B |
Câu 17 | Câu 18 | Câu 19 | Câu 20 | Câu 21 | Câu 22 | Câu 23 | Câu 24 |
A | D | B | A | A | D | A | D |
B. PHẦN TỰ LUẬN: 4,0 điểm
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 (3,0 điểm) | a. Những nét chính về cuộc đấu tranh bảo vệ và thực thi chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biẻn Đông: - Trước năm 1884: + Chính quyền chúa Nguyễn, Vương triều Tây Sơn và Triều Nguyễn thực hiện bảo vệ chủ quyền biển đảo, chống lại sự xâm nhập của tàu thuyền cướp biển và nước ngoài xâm lấn. + Từ thời Nguyễn đã tổ chức các đội thuỷ quân chuyên trách công việc bảo vệ, thực thi chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa. - Từ năm 1884 đến năm 1954: Chính phủ Pháp: + Cử hải quân đồn trú tại các đảo chính. + Phản đối trước dư luận quốc tế các hành động xâm phạm chủ quyền của các quốc gia khác. - Từ năm 1954 đến năm 1975: + Ngày 19 /1/1974, quân đội Việt Nam Cộng hoà đã thất bại trong cuộc chiến đấu bảo vệ quần đảo Hoàng Sa trước sự tấn công của quân đội Trung Quốc. + Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam tuyên bố khẳng định quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam. - Từ sau năm 1975 đến nay: + Hải quân Việt Nam nhiều lần chiến đấu bảo vệ quần đảo Hoàng Sa trước sự tấn công của quân đội nước ngoài (sự kiện Gạc Ma năm 1988). + Nhà nước Việt Nam kiên trì đấu tranh ngoại giao và pháp lí để khẳng định và bảo vệ chủ quyển của Việt Nam tại hai quần đảo. |
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm 0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
|
Trong các năm 2019 – 2022, Quân chủng Hải quân đã chủ động phối hợp với 28 tỉnh, thành phố ven biển triển khai chương trình “Hải quân Việt Nam làm điểm tựa cho ngư dân vươn khơi, bám biển”. Chương trình được thực hiện với mục đích: - Nâng cao nhận thức, trách nhiệm về nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo, ý thức chấp hành pháp luật trong đánh bắt hải sản. - Củng cố niềm tin cho ngư dân yên tâm vươn khơi, bám biển. |
0,5 điểm
0,5 điểm
| |
Câu 2 (1,0 điểm) | Một số đề xuất về các biện pháp để khai thác hiệu quả, bền vững vị trí và tài nguyên thiên nhiên của Biển Đông: - Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh và hợp tác quốc tế. - Hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lí tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo. - Xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo quốc gia. - Kiên quyết, kiên trì giải quyết tranh chấp chủ quyền trên biển, đảo bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế. - Đẩy mạnh giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực biển. - Tuyên truyền, giáo dục để nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong việc: đấu tranh bảo vệ chủ quyền. - Khai thác hợp lí, bền vững và bảo vệ môi trường biển, đảo. - Chủ động tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế trong việc. |
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm 0,25 điểm |
MÔN: LỊCH SỬ 11 – KẾT NỐI TRI THỨC
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu |
Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
LỊCH SỬ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG | |||||||||||
Vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông | 4 |
| 4 |
| 4 |
|
| 1 | 12 | 1 | 4 |
Việt Nam và Biển Đông | 4 | 1 ý | 4 | 1 ý | 4 |
|
| 1 | 12 | 1 | 6 |
Tổng số câu TN/TL | 8 | 1 ý | 8 | 1 ý | 8 | 0 | 0 | 1 | 24 | 2 | 10,0 |
Điểm số | 2,0 | 2,0 | 2,0 | 1,0 | 2,0 | 0 | 0 | 1,0 | 6,0 | 4,0 | 10,0 |
Tổng số điểm | 4,0 điểm 40 % | 3,0 điểm 30 % | 2,0 điểm 20 % | 1,0 điểm 10 % | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
MÔN: LỊCH SỬ 11 – KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số ý) | TL (số câu) | TN (số ý) | TL (số câu) | |||
LỊCH SỬ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG | 24 | 2 |
|
| ||
Vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông | Nhận biết | - Nêu được các tài nguyên ở khu vực Biển Đông. - Các nước có hoạt động thương mại hàng hải, hoạt động khai thác hải sản và dầu khí sôi động trên Biển Đông là: - Trình bày được hai châu lục có Biển Đông nằm trên tuyến đường giao thông đường biển huyết mạch. - Trình bày được tầm quan trọng chiến lược của quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. | 4 |
| C1, C9, C14, C18 |
|
Thông hiểu | - Tìm được ý không về vai trò quan trọng chiến lược của Biển Đông trong giao thông hàng hải quốc tế. - Trình bày được căn cứ để quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có thể kiểm soát, đảm bảo an ninh các tuyến đường giao thông trên biển. - Đặc điểm địa lí chung của quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. - Nêu được nội dung của đoạn tư liệu về tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông. | 4 |
| C2, C5, C12, C17 |
| |
Vận dụng | - Nêu được điểm điều tiết giao thông đường biển quan trọng bậc nhất châu Á. - Trình bày được những loại hình tranh chấp đang tồn tại ở quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam. - Trình bày được đặc điểm nổi bật của Biển Đông. - Nêu được số lượng các quốc gia có Biển Đông là vùng biển chung. | 4 |
| C3, C13, C15, C22 |
| |
Vận dụng cao | Nêu được một số đề xuất của bản thân về các biện pháp để khai thác hiệu quả, bền vững vị trí và tài nguyên thiên nhiên của Biển Đông. | 1 |
| C2 | ||
Việt Nam và Biển Đông | Nhận biết | - Nêu được tên lực lượng thực hiện việc xác lập chủ quyền và thực thi quản lí liên tục tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam trong các thế kỉ XVII, XVIII. - Nêu được tên tỉnh chính quyền thực dân Pháp đã sáp nhập quần đảo Hoàng Sa. - Trình bày được hoạt động của bảo vệ, thực thi chủ quyền biển đảo của nhà nước Việt Nam từ sau năm 1945 đến năm 1975. - Nêu được khu vực để Việt Nam giao lưu kinh tế và hợp tác với các nước trên thế giới qua Biển Đông. - Trình bày được những nét chính về cuộc đấu tranh bảo vệ và thực thi chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biẻn Đông. | 4 |
1 ý | C4, C6, C19, C23 |
C1a |
Thông hiểu | - Tìm được văn bản pháp luật không được sử dụng để khẳng định chủ quyền Biển Đông. - Tìm được ý không phải là một trong các tập bản đồ của triều đại quân chủ Việt Nam thể hiện quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam. - Trình bày được những tư liệu đã góp phần khẳng định Việt Nam là nhà nước đầu tiên xác lập chủ quyền và quản lí liên tục đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trong thời kì quân chủ. - Trình bày được chủ trương nhất quán của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong việc hợp tác giải quyết các tranh chấp, bất đồng trên Biển Đông hiện nay. - Hiểu được mục đích, ý nghĩa của chương trình “Hải quân Việt Nam làm điểm tựa cho ngư dân vươn khơi, bám biển” của Quân chủng Hải quân. | 4 |
1 ý | C7, C10, C11, C20 |
C1b | |
Vận dụng | - Nêu được nguồn gốc của tập tục cổ truyền Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa. - Trình bày được bằng chứng chứng minh ngay từ đầu Công nguyên, người Việt đã tích cực, chủ động và sớm có hoạt động kinh tế, văn hóa ở Biển Đông. - Nêu được ý nghĩa của việc xây dựng tượng đài tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma (Khánh Hòa). - Nêu được văn bản pháp luật liên quan đến vấn đề biển đảo, được kí kết giữa 10 nước ASEAN và Trung Quốc, viết tắt theo tiếng Anh là DOC. | 4 |
| C8, C16, C21, C24 |
| |
Vận dụng cao |
|
|
|
|
|