Em có nhận xét gì về cảnh tràng giang trong khổ thơ 4? Tại sao tác giả nói “ Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”?

Câu 7: Em có nhận xét gì về cảnh tràng giang trong khổ thơ 4? Tại sao tác giả nói “ Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”?

Câu trả lời:
  • Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại được thể hiện đặc sắc ở khổ thơ 4:
    • Những đám mây trắng đùn lên trùng điệp ở phía chân trời. Bút pháp gợi tả cùng từ láy “lớp lớp” cho thấy được hình ảnh sống động của núi mây. Ở đây tác giả vận dụng rất tài tình động từ “đùn” khiến cho từng lớp mây như đang chuyển động. Hình ảnh này rất độc đáo, mang vẻ đẹp hiện đại.

    • Hình ảnh ước lệ, cổ điển: Mây, chim " bức tranh chiều tà đẹp kì vĩ, êm ả,thơ mộng được gợi lên bằng bút pháp nghệ thuật cổ điển với hình ảnh mây trắng , cánh chim chiều; đồng thời mang dấu ấn tâm trạng tác giả. - “chim nghiêng cánh nhỏ…” >< “ Lớp lớp mây cao…” => phép đối  tô đậm sự nhỏ bé, đơn độc của cánh chim trước vũ trụ bao la. Qua đó, gợi thân phận nhỏ bé của con người.

  • Tác giả nói “ Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”: âm hưởng Đường thi nhưng tình cảm thể hiện mới mẻ. Nỗi buồn nhớ trong thơ xưa là do thiên nhiên tạo ra, còn Huy Cận tấm lòng thương nhớ quê hương tha thiết tìm ẩn và bộc phát tự nhiên vì thế mà nó sâu sắc và da diết vô cùng. Bộc lộ trực tiếp “lòng quê” “nhớ nhà” => nhớ thương quê nhà, quê hương đất nước, nỗi nhớ thương da diết, mãnh liệt “dợn dợn”, không cần được ngoại cảnh tác động “không khói”

-> Đằng sau nỗi buồn, nỗi sầu trước không gian và vũ trụ là tâm sự yêu nước thầm kín của một trí thức bơ vơ, bế tắc trước cuộc đời.

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com