Giải chi tiết Tiếng việt 5 CTST bài 3: Ca dao về lễ hội

Hướng dẫn giải bài 3: Ca dao về lễ hội sách mới Tiếng việt 5 chân trời sáng tạo. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.

KHỞI ĐỘNG             

Chia sẻ với bạn về một lễ hội truyền thống mà em biết hoặc đã từng tham dự.

Bài làm chi tiết:

Một lễ hội truyền thống mà em biết: Hội Gióng

Hội Gióng là lễ hội lớn và đặc sắc tưởng nhớ Thánh Gióng, một trong những vị Thánh “bất tử” của tín ngưỡng dân gian Việt Nam, Hội Gióng cũng là lễ hội độc đáo, đặc sắc nhất của người Việt ở châu thổ Bắc Bộ đã tồn tại qua hàng nghìn năm lịch sử.

Hiện nay, đồng bằng Bắc bộ có rất nhiều nơi thờ phụng Đức Phù Đổng Thiên vương Thánh Gióng, nhưng chính hội vẫn là ở làng Phù Đổng (Gia Lâm, Hà Nội) nơi Đức Thánh Gióng sinh thành và Phù Linh (Sóc Sơn, Hà Nội) nơi Thánh Gióng hóa thân, Hội Gióng độc đáo này hội đủ những tiêu chí của Di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại, được cộng đồng bảo tồn, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, gìn giữ như một phần bản sắc văn hóa của mình, chứa đựng những sáng tạo, thể hiện khát vọng về một cuộc sống thịnh vượng và hòa bình.

Hàng năm, Hội Gióng chính thống được tổ chức vào ngày mùng 8 và ngày 9 tháng 4 âm lịch tại đền Phù Đổng và các vùng lân cận.

ĐỌC: CA DAO VỀ LỄ HỘI

Câu hỏi, bài tập:

Câu 1: Hai bài ca dao đầu tiên nói về những lễ hội nào? Mỗi lễ hội này gợi cho em nhớ về những vị vua nào?

Bài làm chi tiết:

- Bài ca dao 1 nói về lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương diễn ra vào ngày 10/03 âm lịch hàng năm, gợi nhớ về các vị vua Hùng có công dựng nước và giữ nước.

- Bài ca dao 2 nói về lễ hội Trường Yên, gợi nhắc đến hai vị vua là vua Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành.

Câu 2: Hội đua thuyền trong bài ca dao 3 được tổ chức ở đâu? Cuộc đua được mô tả có gì thú vị?

Bài làm chi tiết:

Hội đua thuyền trong bài ca dao 3 được tổ chức ở năm làng (Phú Văn, Đắc Châu, Thọ Sơn, Yên Tân, Mỹ Châu) thuộc huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa.

Cuộc đua được tổ chức ở năm làng, chèo từ làng Phú tới làng Hồng. Khung cảnh cuộc đua thêm rộn ràng nhờ tiếng trống và tiếng hò reo của người cổ vũ. Dưới sông, các tay chèo miệng hò dô, tay chèo nhanh lẹ.

Câu 3: Lễ Nghinh Ông được miêu tả như thế nào? Lễ này thường được tổ chức ở những vùng miền nào của nước ta?

Bài làm chi tiết:

Lễ Nghinh Ông được miêu tả với khung cảnh vô cùng rộn ràng, sôi động với đèn hoa và tiếng pháp nổ vang trời.

Lễ Nghinh Ông thường được tổ chức ở các tỉnh vùng biển Trung Bộ và Nam Bộ Việt Nam.

Câu 4: Hội đua bò được tổ chức ở đâu? Quan sát tranh, nói 1 - 2 câu về không khí ngày hội.

Bài làm chi tiết:

Hội đua bò được tổ chức ở vùng Bảy Núi (Châu Đốc, An Giang).

Vào dịp tết cổ truyền, người Khmer lại náo nức tổ chức lễ hội đua bò. Không khí lễ hội diễn ra vô cùng sôi động, vui vẻ.

Câu 5: Những lễ hội được nói đến trong bài đọc giúp em hiểu thêm điều gì về đất nước, con người Việt Nam?

Bài làm chi tiết:

Lễ hội chính là thái độ thể hiện lòng biết ơn “uống nước nhớ nguồn” và sự ngưỡng vọng, tôn vinh của người đời sau đối với công lao và đức độ của các vị tiền bối trong quá trình dựng nước và giữ nước. Một đất nước có nhiều lễ hội như nước ta chứng tỏ người Việt ta đã có một bề dày văn hóa phong phú và lâu đời, một đời sống tinh thần rất đáng tự hào.

ĐỌC MỞ RỘNG: SINH HOẠT CÂU LẠC BỘ ĐỌC SÁCH - CHỦ ĐIỂM CỘNG ĐỒNG GẮN BÓ

(a) Tìm đọc bài thơ, đồng dao, ca dao,...:

(b) Ghi chép và trang trí Nhật kí đọc sách.

c. Cùng bạn chia sẻ:

- Bài thơ, đồng dao, ca dao,... đã đọc.

- Nhật kí đọc sách.

- Từ ngữ dùng hay.

- Điều tâm đắc khi đọc bài thơ, đồng dao, ca dao,... và giải thích lí do.

- ?

d. Ghi lại một đoạn mà em thích trong bài thơ, đồng dao, ca dao,... được bạn chia sẻ. 

(e) Đọc một bài thơ, đồng dao, ca dao,... được bạn chia sẻ mà em thích.

Bài làm chi tiết:

1. Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Một lòng thờ mẹ kính cha,

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

2. Chim trời ai dễ đếm lông

Nuôi con ai dễ kể công tháng ngày.

3. Gió mùa thu mẹ ru con ngủ

Năm canh chày mẹ thức đủ năm canh.

4. Lên non mới biết non cao,

Nuôi con mới biết công lao mẹ hiền.

5. Cá không ăn muối cá ươn

Con cãi cha mẹ trăm đường con hư.

6. Công cha nặng lắm ai ơi,

Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang.

8. Bài thơ Mẹ và cô

Buổi sáng bé chào mẹ

Chạy đến ôm cổ cô

Buổi chiều bé chào cô

Rồi sà vào lòng mẹ

 

Mặt trời mọc rồi lặn

Trên đôi chân lon ton

Hai chân trời của con

Là mẹ và cô giáo.

          Theo Trần Quốc Toàn

 

9. Bài thơ Em vẽ ngôi trường em

Ngôi trường của em

Ngói hồng rực rỡ

Từng ô cửa nhỏ

Nhìn ra chân trời

 

Ngôi trường dễ thương

Đứng bên sườn núi

Có một dòng suối

Lượn qua cổng trường

 

Ngôi trường yêu thương

Có cây che mát

Có cờ Tổ quốc

Bay trong gió ngàn

 

Ngôi trường khang trang

Có thầy, có bạn

Em ngồi em ngắm

Ngôi trường của em.

                 Theo Nguyễn Lãm Thắng

Tìm kiếm google:

Giải chi tiết Tiếng việt 5 CTST, giải Tiếng việt 5 chân trời bài 3: Ca dao về lễ hội , Giải bài 3: Ca dao về lễ hội Tiếng việt 5 chân trời sáng tạo

Xem thêm các môn học

Giải tiếng việt 5 tập 1 CTST mới


Copyright @2024 - Designed by baivan.net