Giải chi tiết Tiếng việt 5 CTST bài 6: Luyện tập viết chương trình hoạt động

Hướng dẫn giải bài 6: Luyện tập viết chương trình hoạt động sách mới Tiếng việt 5 chân trời sáng tạo. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.

Đề bài: Viết chương trình cho một hoạt động do Ban chỉ huy Liên đội trường em dự kiến tổ chức trong năm học.

Câu 1: Dựa vào bài tập 2 và bài tập 3 trang 64, viết chương trình hoạt động.

Bài làm chi tiết:

TRƯỜNG TIỂU HỌC QUANG TRUNG TỔ CHỨC THI NGHI THỨC ĐỘI NGÀY 19/5

1. Mục đích:

- Tìm hiểu rõ hơn về các nghi thức hoạt động Đội.

-Tổ chức hoạt động chào mừng ngày sinh nhật Bác Hồ.

2. Phân công công việc chuẩn bị:

- Tất cả các lớp luyện tập các hoạt động nghi thức đội mà nhà trường đã phổ biến

- Các lớp chuẩn bị trang phục, phụ kiện đầy đủ.

- Đội văn nghệ trường chuẩn bị 3 tiết mục về đội và về Bác Hồ

- Ban chỉ huy Liên đội chuẩn bị nước uống, bảng điểm cho ban giám khảo và giải thưởng cho các lớp đạt giải.

- Mỗi lớp cắm một chậu hoa tươi để trang trí sân khấu và phân công 5 bạn mang 5 cây cờ đỏ sao vàng.

3. Chương trình cụ thể:

- Toàn liên đội tập trung, chào cờ, hát quốc ca và nghe cô tổng phụ trách Đội nói rõ quy trình buổi thi nghi thức đội.

- Diễn các tiết mục văn nghệ để mở đầu buổi thi nghi thức Đội cũng như chúc mừng sinh nhật Bác

- Các lớp trưởng lên bốc thăm số thứ tự thi cho lớp

- Sau khi thi xong, ban giám khảo tổng kết điểm và công bố kết quả

- Trao giải cho các lớp đạt giải

- Tất cả học sinh dọn sạch sân trường và di chuyển về lớp.

Câu 2: Chia sẻ và nhận xét chương trình hoạt động đã viết trong nhóm.

VẬN DỤNG

Tìm hiểu “Luật Trẻ em” và trình bày nội dung một điều luật về quyền của trẻ em.

Bài làm chi tiết:

Mục 1. QUYỀN CỦA TRẺ EM

Điều 12. Quyền sống

Trẻ em có quyền được bảo vệ tính mạng, được bảo đảm tốt nhất các điều kiện sống và phát triển.

Điều 13. Quyền được khai sinh và có quốc tịch

Trẻ em có quyền được khai sinh, khai tử, có họ, tên, có quốc tịch; được xác định cha, mẹ, dân tộc, giới tính theo quy định của pháp luật.

Điều 14. Quyền được chăm sóc sức khỏe

Trẻ em có quyền được chăm sóc tốt nhất về sức khỏe, được ưu tiên tiếp cận, sử dụng dịch vụ phòng bệnh và khám bệnh, chữa bệnh.

Điều 15. Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng

Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển toàn diện.

Điều 16. Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu

1. Trẻ em có quyền được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân.

2. Trẻ em được bình đẳng về cơ hội học tập và giáo dục; được phát triển tài năng, năng khiếu, sáng tạo, phát minh.

Điều 17. Quyền vui chơi, giải trí

Trẻ em có quyền vui chơi, giải trí; được bình đẳng về cơ hội tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với độ tuổi.

Điều 18. Quyền giữ gìn, phát huy bản sắc

1. Trẻ em có quyền được tôn trọng đặc Điểm và giá trị riêng của bản thân phù hợp với độ tuổi và văn hóa dân tộc; được thừa nhận các quan hệ gia đình.

2. Trẻ em có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc, phát huy truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc mình.

Điều 19. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Trẻ em có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào và phải được bảo đảm an toàn, vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.

Điều 20. Quyền về tài sản

Trẻ em có quyền sở hữu, thừa kế và các quyền khác đối với tài sản theo quy định của pháp luật.

Điều 21. Quyền bí mật đời sống riêng tư

1. Trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.

2. Trẻ em được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác; được bảo vệ và chống lại sự can thiệp trái pháp luật đối với thông tin riêng tư.

Điều 22. Quyền được sống chung với cha, mẹ

Trẻ em có quyền được sống chung với cha, mẹ; được cả cha và mẹ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, trừ trường hợp cách ly cha, mẹ theo quy định của pháp luật hoặc vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.

Khi phải cách ly cha, mẹ, trẻ em được trợ giúp để duy trì mối liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ, gia đình, trừ trường hợp không vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.

Tìm kiếm google:

Giải chi tiết Tiếng việt 5 CTST, giải Tiếng việt 5 chân trời bài 6: Luyện tập viết chương trình hoạt , Giải bài 6: Luyện tập viết chương trình hoạt Tiếng việt 5 chân trời sáng tạo

Xem thêm các môn học

Giải tiếng việt 5 tập 1 CTST mới


Copyright @2024 - Designed by baivan.net