Hướng dẫn giải bài 6: Ngôi nhà chung của buôn làng sách mới Tiếng việt 5 chân trời sáng tạo. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.
Nói với bạn điều em biết về những ngôi nhà ở Tây Nguyên.
Bài làm chi tiết:
Những vật liệu thô sơ và quen thuộc với đồng bào như: lá tranh, cây lồ ô, tre nứa…đã tạo thành những ngôi nhà sàn Tây Nguyên.
Mỗi dân tộc sẽ có một đặc trưng thiết kế nhà ở và có một kiểu dáng riêng, đặc biệt không sao chép hay làm theo ở bất kỳ nơi nào khác. Mỗi dân tộc có một thiết kế và cấu trúc khác nhau, nhưng hầu hết đều làm bằng gỗ, vì vậy mùa hè mát mẻ và ấm áp khi bạn đóng cửa vào mùa đông.
Nhà Rông là kiến trúc độc đáo của dân tộc Ba Na hay Gia Rai ở khu vực Tây Nguyên của Việt Nam. Tới nay, các ngôi nhà này vẫn còn được người dân sử dụng. Nhà Rông được dựng ở trung tâm của ngôi làng và là nơi sinh hoạt cộng đồng. Nhà có thể cao tới 30 m, nhưng thường ở khoảng 15-20 m. Nhà Rông càng cao càng chứng tỏ làng giàu có, thịnh vượng. Nóc nhà được trang trí với các họa tiết đặc trưng của từng làng.
Nhà dài của người Ê Đê được mở rộng khi con gái của gia đình kết hôn. Người nhà sẽ dựng thêm một đoạn riêng cho cặp đôi. Nhiều nhà dài tới hơn 100 m. Nhà có hai cầu thang dành riêng cho nam giới và nữ giới. Trong nhà dài, không gian được phân chia thành khu chung và các phòng ngủ riêng. Các phụ nữ thường ngồi dệt vải ở khu vực chung. Vải của người Ê Đê nổi tiếng với những họa tiết ấn tượng và màu nhuộm tự nhiên.
Câu hỏi, bài tập:
Câu 1: Hai đoạn đầu giới thiệu những gì về nhà rông của đồng bào Tây Nguyên?
Bài làm chi tiết:
Hai đoạn đầu giới thiệu về tên gọi, đặc điểm vai trò của nhà rông của đồng bào Tây Nguyên.
Câu 2: Tìm những hình ảnh miêu tả nhà rông của các dân tộc Tây Nguyên.
Bài làm chi tiết:
Những hình ảnh miêu tả nhà rông của các dân tộc Tây Nguyên:
+ Mái nhà rông của người Gia-rai như một lưỡi rìu khổng lồ hướng lên trời xanh. +Nhà rông của người Ba-na cao lớn, sừng sững với nóc nhà được trang trí bằng dải hoạ tiết chính là hình cây rau dớn.
+Nóc nhà gươl của người Cơ-tu tạc hình hai con gà trống đang vươn cổ gáy, hoặc hình hai con trâu đực nằm nối đuôi nhau.
+Trên đầu cầu thang, người Gié-Triêng chạm hình núm chiêng, hình mũi thuyền; người Gia-rai tạc hình quả bầu đựng nước,...
Câu 3: Đoạn cuối của bài đọc nói lên điều gì?
Bài làm chi tiết:
Đoạn cuối của bài đọc nói về giá trị trường tồn của nhà gươl trong đời sống của người dân tây nguyên.
Câu 4: Tóm tắt nội dung của mỗi đoạn văn bằng một câu.
Bài làm chi tiết:
- Đồng bào Tây Nguyên thường có ngôi nhà chung, gọi là “nhà rông" hoặc “nhà gươl!l”.
- Nhà rông vừa là không gian sinh hoạt chung, vừa là nơi thiêng liêng của buôn làng.
- Mỗi buôn làng có lối tạo dáng, trang trí hoa văn riêng cho ngôi nhà chung của mình.
- Dù cuộc sống có nhiều đổi thay thì giá trị của nhà gươl vẫn luôn còn mãi.
Giải chi tiết Tiếng việt 5 CTST, giải Tiếng việt 5 chân trời bài 6: Ngôi nhà chung của buôn làng , Giải bài 6: Ngôi nhà chung của buôn làng Tiếng việt 5 chân trời sáng tạo