Giải chi tiết Tiếng việt 5 CTST bài 3: Trả bài văn kể chuyện sáng tạo (Bài viết số 2)

Hướng dẫn giải bài 3: Trả bài văn kể chuyện sáng tạo (Bài viết số 2) sách mới Tiếng việt 5 chân trời sáng tạo. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.

Đề bài: Viết bài văn kể lại một câu chuyện cổ tích đã nghe, đã đọc mà em yêu thích với những chi tiết sáng tạo.

Câu 3: Viết lại đoạn văn kể lại sự việc chính của câu chuyện cho hay hơn.

Gợi ý:

- Thêm vào chi tiết tả ngoại hình của nhân vật

- Thêm vào lời nói, ý nghĩ, hành động… phù hợp với sự việc

- Bày tỏ tình cảm, cảm xúc với nhân vật, sự việc.

- ?

Bài làm chi tiết:

Tại đất nước Hi Lạp xa xưa, có ông vua nổi tiếng tham lam tên là Mi - đát.

Một ngày nọ, khi Mi - đát đang dạo chơi trong vườn thượng uyển thì gặp thần Đi-ô -ni-dốt và được thần ban cho một điều ước. Sẵn tính tham lam, Mi - đát ước ngay:

- Xin thần cho mọi vật tôi chạm vào đều biến thành vàng!

Thần ban cho Mi - đát cái ước muốn tham lam ấy rồi biến mất. Mi - đát sung sướng bẻ thử cành sồi, cành cây lập tức biến thành vàng. Ông ta lượm một quả táo, quả táo biến thành vàng nốt. Mi - đát hí hửng tưởng rằng lão là người hạnh phúc nhất mà không mảy may ngờ đến rắc rối đang chờ mình ở phía trước…

Bữa ăn được người hầu dọn ra. Giờ thì ông ta hiểu rằng mình vừa ước một điều khủng khiếp : mọi thức ăn đều biến thành vàng khi ông ta chạm tới. Bụng đói cồn cào, Mi - đát hối hận, miệng không ngừng van nãi thần Đi - ô - ni - dốt. Bỗng, thần hiện ra, với vẻ mặt nghiêm nghị, phán:

- Nhà người hãy tới sông Pác - tôn, nhúng mình vào dòng nước, phép màu sẽ biến mất.

Mi - đát làm như vậy và quả nhiên phép màu biến mất.

Bạn thấy đấy, hạnh phúc không đến từ ước muốn tham lam mà làm nên từ bàn tay và trí óc.

VẬN DỤNG

Câu 1: Sưu tầm 1 - 2 bài ca dao về lễ hội.

Bài làm chi tiết:

1. Tình cờ ta lại gặp ta

Vui bằng mở hội tháng ba đền Sòng

2. Ai ơi mồng chín tháng tư

Không đi hội Gióng cũng hư mất đời

Câu 2: Tìm hiểu thêm thông tin về lễ hội được nhắc đến trong bài ca dao.

Bài làm chi tiết:

1. Đền Sòng Sơn Gọi tắt là đền Sòng, một ngôi đền xưa thuộc trang Cổ Đam, Phú Dương, Phủ Tống, Thanh Hoá, nay thuộc phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Đền thờ Mẫu Liễu Hạnh - một trong Tứ bất tử của người Việt. Lễ hội Đền Sòng thường diễn ra từ ngày mùng 10 đến 26 tháng 2 âm lịch hàng năm, trong đó ngày 25 là chính hội, đó là ngày Thánh Mẫu hạ giới. Vào ngày 15 tháng 3 hàng năm tại đền lại diễn ra lễ hội tưởng nhớ bà Chúa Liễu Hạnh, có nhiều du khách thập phương tham dự.

2. Gióng tiêu biểu ở Hà Nội là hội Gióng Sóc Sơn ở đền Sóc xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn và hội Gióng Phù Đổng ở đền Phù Đổng, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm. Các nghi lễ truyền thống trong lễ hội gồm có lễ rước, lễ dâng hương, lễ hóa voi và ngựa, hoạt cảnh đánh giặc Ân...

Tìm kiếm google:

Giải chi tiết Tiếng việt 5 CTST, giải Tiếng việt 5 chân trời bài 3: Trả bài văn kể chuyện sáng , Giải bài 3: Trả bài văn kể chuyện sáng Tiếng việt 5 chân trời sáng tạo

Xem thêm các môn học

Giải tiếng việt 5 tập 1 CTST mới


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com