Giải địa lý 8 bài 14 trang 47 cực chất

Địa lý 8 bài 14 trang 47 cực chất. Bài học: Đông Nam Á – đất liền và hải đảo - được thầy cô tổng hợp lại rất dễ nhớ . Với cách giải câu hỏi giữa bài và bài tập cuối bài học cực chất. Tài liệu hoàn toàn miễn phí, học sinh thoải mái tham khảo để củng cố kiến thức cho bản thân. Chúc các bạn học tập tốt môn địa lý 8.

[toc:ul]

Phần I. Câu hỏi và bài tập trong bài

Bài tập 1: Quan sát hình 1.2 và hình 14.1, em hãy xác định vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á.

Bài tập 2: Quan sát hình 15.1, cho biết:

  •  Các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của khu vực thuộc nước nào ở Đông Nam Á?
  •  Đông Nam Á là “cầu nối” giữa hai đại dương và hai châu lục nào?

Bài tập 3: Quan sát hình 14.1, nêu các hướng gió ở Đông Nam Á vào mùa hạ và mùa đông.

Bài tập 4: Quan sát hình 14.1, trình bày đặc điểm địa hình Đông Nam Á và ý nghĩa của các đồng bằng châu thổ thuộc khu vực này.

Bài tập 5: Nêu đặc điểm gió mùa mùa hạ, mùa đông. Vì sao chúng lại có đặc điểm khác nhau như vậy?

Bài tập 6: Quan sát hình 14.1 và hình 15.1, cho biết tên các quốc gia có sông Mê Công chảy qua, cửa sông thuộc địa phận nước nào, đổ vào biển nào? Vì sao chế độ nước sông Mê Công thay đổi theo mùa?

Bài tập 7: Vì sao rừng nhiệt đới ẩm chiếm diện tích đáng kể ở Đông Nam Á?

Phần II.  Hướng dẫn trả lời ngắn gọn

Bài tập 1: Vị trí địa lí khu vực Đông Nam Á: Nằm ở phía Đông Nam của châu Á, Nằm hoàn toàn trong đới khí hậu nhiệt đới, Tiếp giáp với Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Bài tập 2: Các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của khu vực thuộc nước nào ở Đông Nam Á:

- Điểm cực Bắc:  lấy tại điểm tận cùng về phía bắc của Mi-an-ma, trên biên giới của nước này với Trung Quốc.

- Điểm cực Tây:  lấy tại địa điểm tận cùng phía tây của Mi-an-ma, gần bờ biển vịnh Ben-gan, trên biên giới với Băng-la-đét.

- Điểm cực Nam: lấy điểm lui về phía nam của phần tây đảo Ti-mo, thuộc In-đô-nê-xi-a.

- Điểm cực Đông: lấy biên giới của In-đô-nê-xi-a trên đảo I-ri-an; phần đông của đảo thuộc nước Pa-pua Niu Ghi-nê.

Đông Nam Á là “cầu nối”: Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương và hai châu lục: châu Á và châu Đại Dương.

Bài tập 3: 2 hướng gió khu vực Đông Nam Á:

– Mùa hạ: gió mùa xuất phát từ vùng áp cao của nửa cầu Nam thổi theo hướng đông nam, vượt qua Xích đạo và đổi hướng thành gió tây nam nóng.

–Mùa đông: gió mùa xuất phát từ vùng áp cao Xi-bia thổi về vùng áp thấp Xích đạo.

Bài tập 4:  Đặc điểm địa hình Đông Nam Á: bị chia cắt mạnh, đồng bằng châu thổ hẹp ven biển, chủ yếu là núi, hướng Đông – Tây, Đông Bắc – Tây Nam, đồng bằng hẹp ven biển và đồng bằng châu thổ.

Bài tập 5: Đặc điểm gió mùa mùa hạ, mùa đông

– Mùa hạ: gió mùa xuất phát từ vùng áp cao của nửa cầu Nam thổi theo hướng đông nam, vượt qua Xích đạo và đổi hướng thành gió tây nam nóng, ẩm mang lại nhiều mưa cho khu vực.

–Mùa đông: gió mùa xuất phát từ vùng áp cao Xi-bia thổi về vùng áp thấp Xích đạo, với tính chất khô và lạnh.

=>Gió mùa mùa hạ, mùa đông có những đặc điểm khác nhau vì vị trí, nguồn gốc hình thành khác nhau.

Bài tập 6: 

- Các quốc gia có sông Mê Công chảy qua là: Trung Quốc, Mi-an-ma, Thái Lan, Lào, Cam- pu-chia, Việt Nam

- Cửa sông thuộc địa phận Việt Nam và đổ ra biển Đông.

- Chế độ nước của sông Mê Công thay đổi theo mùa vì phần lớn chiều dài của sông nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa.

Bài tập 7: Rừng nhiệt đới ẩm chiếm diện tích đáng kể ở Đông Nam Á vì sự phát triển của rừng liên quan mật thiết đến khí hậu. 

Phần III. Hướng dẫn trả lời chi tiết

Bài tập 1: Vị trí địa lí khu vực Đông Nam Á:

1. Nằm ở phía Đông Nam của châu Á.

2. Đông Nam Á gồm phần đất liền và hải đảo.

3. Nằm hoàn toàn trong đới khí hậu nhiệt đới.

4. Tiếp giáp với Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, là cầu nối giữa châu Á và châu Đại Dương

=> Có ý nghĩa quan trọng về mặt tự nhiên và kinh tế.

Bài tập 2: 

- Các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của khu vực thuộc nước nào ở Đông Nam Á:

1. Điểm cực Bắc lấy tại điểm tận cùng về phía bắc của Mi-an-ma, trên biên giới của nước này với Trung Quốc, vĩ tuyến 28,5° Bắc.

2. Điểm cực Tây lấy tại địa điểm tận cùng phía tây của Mi-an-ma, gần bờ biển vịnh Ben-gan, trên biên giới với Băng-la-đét, kinh tuyến 92° Đông.

3. Điểm cực Nam lấy điểm lui về phía nam của phần tây đảo Ti-mo, thuộc In-đô-nê-xi-a, vĩ tuyến 10,5″ Nam.

4. Điểm cực Đông lấy biên giới của In-đô-nê-xi-a trên đảo I-ri-an (còn có tên Niu Ghi-nê). Đây là đảo lớn thứ nhì trên thế giới (cùng với các đảo ven bờ rộng 413000 Km2) sau đảo Grơn-len, nằm ở phía bắc lục địa Ô-xtrây-li-a, phần tây của đảo thuộc In-đô-nê-xi-a, kéo dài đến kinh tuyến 140″ Đông; phần đông của đảo thuộc nước Pa-pua Niu Ghi-nê.

– Đông Nam Á là “cầu nối” giữa hai đại dương: Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương và hai châu lục: châu Á và châu Đại Dương.

Bài tập 3: Vào mùa đông và mùa hạ, khu vực Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của hai hướng gió khác nhau.

1. Vào mùa hạ: gió mùa xuất phát từ vùng áp cao của nửa cầu Nam thổi theo hướng đông nam, vượt qua Xích đạo và đổi hướng thành gió tây nam nóng, ẩm mang lại nhiều mưa cho khu vực.

2. Vào mùa đông: gió mùa xuất phát từ vùng áp cao Xi-bia thổi về vùng áp thấp Xích đạo, với tính chất khô và lạnh.

Bài tập 4: Đặc điểm địa hình Đông Nam Á:

1. Bán đảo Trung Ấn: Chủ yếu là núi, cao nguyên, hướng núi Bắc-Nam, Tây Bắc – Đông Nam. Địa hình bị chia cắt mạnh, đồng bằng châu thổ hẹp ven biển.

2. Quần đảo Mã Lai chủ yếu là núi, hướng Đông – Tây, Đông Bắc – Tây Nam, đồng bằng hẹp ven biển

3. Đồng bằng châu thổ: là vùng trồng lúa nước, nơi tập trung dân cư đông đúc, làng mạc trù phú…

Bài tập 5: Đặc điểm gió mùa mùa hạ, mùa đông:

1. Vào mùa hạ: gió mùa xuất phát từ vùng áp cao của nửa cầu Nam thổi theo hướng đông nam, vượt qua Xích đạo và đổi hướng thành gió tây nam nóng, ẩm mang lại nhiều mưa cho khu vực.

2. Vào mùa đông: gió mùa xuất phát từ vùng áp cao Xi-bia thổi về vùng áp thấp Xích đạo, với tính chất khô và lạnh.

3. Gió mùa mùa hạ, mùa đông có những đặc điểm khác nhau vì vị trí, nguồn gốc hình thành khác nhau: gió mùa mùa hạ xuât phát từ vùng áp cao của nửa cầu nam, gió mùa mùa đông xuất phát từ vùng áp cao Xibia thổi về vùng áp thấp Xích đạo.

Bài tập 6: 

- Các quốc gia có sông Mê Công chảy qua là:

1. Trung Quốc

2. Mi-an-ma,

3. Thái Lan,

4. Lào,

5. Cam- pu-chia

6. Việt Nam

- Cửa sông thuộc địa phận Việt Nam và đổ ra biển Đông.

- Chế độ nước của sông Mê Công thay đổi theo mùa vì phần lớn chiều dài của sông nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nên có chế độ mưa theo mùa, mùa mưa nước sông lớn, mùa khô nước sông cạn.

Bài tập 7: Rừng nhiệt đới ẩm chiếm diện tích đáng kể ở Đông Nam Á vì sự phát triển của rừng liên quan mật thiết đến khí hậu. Khu vực Đông Nam Á có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm vì thế cảnh quan rừng nhiệt đới ấm chiếm diện tích đáng kế.

 

Tìm kiếm google: Giải địa lí 8 bài 14: Đông Nam Á- đất liền và hải đảo, soạn địa lí 8 bài 14: Đông Nam Á- đất liền và hải đảo, Đông Nam Á- đất liền và hải đảo

Xem thêm các môn học

Giải địa lý 8 cực chất


Copyright @2024 - Designed by baivan.net