Giải địa lý 8 bài 33 trang 117 cực chất

Địa lý 8 bài 33 trang 117 cực chất. Bài học: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam - được thầy cô tổng hợp lại rất dễ nhớ . Với cách giải câu hỏi giữa bài và bài tập cuối bài học cực chất. Tài liệu hoàn toàn miễn phí, học sinh thoải mái tham khảo để củng cố kiến thức cho bản thân. Chúc các bạn học tập tốt môn địa lý 8.

[toc:ul]

Phần I. Câu hỏi và bài tập trong bài

Bài tập 1: Vì sao nước ta có rất nhiều sông suối, song phần lớn lại là các sông nhỏ, ngắn và dốc.

Bài tập 2: Dựa trên hình 33.1, em hãy sắp xếp các sông lớn theo hai hướng kể trên.

Bài tập 3: Dựa vào bảng 33.1 và cho biết mùa lũ trên các lưu vực sông có trùng nhau không và giải thích vì sao có sự khác biệt ấy.

Bài tập 4: Nhân dân ta đã tiến hành những biện pháp nào để khai thác các nguồn lợi và hạn chế tác hại của lũ lụt.

Bài tập 5: Vì sao nước ta lại có hai mùa nước khác nhau rõ rệt?

Bài tập 6: Có những nguyên nhân nào làm cho nước sông bị ô nhiễm? Liên hệ ở địa phương em.

Bài tập 7: Vẽ biểu đồ phân bố dòng chảy trong năm tại trạm Sơn Tây (sông Hồng) theo bảng hàm lượng bình quân tháng (m3/s)(Trang 120 sgk)

Phần II.  Hướng dẫn trả lời ngắn gọn

Bài tập 1: Nước ta có hệ thống sông ngòi dày đặc, tuy nhiên phần lớn lại là các sông nhỏ, ngắn và dốc vì: lãnh thổ nước ta hẹp ngang và nằm sát biển nên sông ngắn, địa hình nước ta có nhiều đồi núi, đồi núi lấn ra sát biển nên dòng chảy của các sông khá dốc.

Bài tập 2: 

– Hướng Tây Bắc – Đông Nam: sông Đà, sông Hồng, sông Mã. sông Cả, sông Gianh, sông Ba, sông Tiền, sông Hậu,…

– Hướng vòng cung: sông Lô, sông Gâm, sông Cầu, sông Thương

Bài tập 3: Mùa lũ trên các lưu vực sông không trùng nhau. Vì ở mỗi khu vực có chế độ mưa khác nhau.

Bài tập 4: Biện pháp để khai thác các nguồn lợi và hạn chế tác hại của lũ lụt:  Xây các hồ chứa nước, Chung sống với lũ tại đồng bằng sông Cửu Long, Tận dụng nguồn nước để thau chua rửa mặn, nuôi trồng thủy sản, phát triển giao thông, du lịch, Tận dụng nguồn phù sa để bón ruộng, mở rộng đồng bằng, Tận dụng thủy sản tự nhiên, cải thiện đời sống, phát triển kinh tế.

Bài tập 5: Sở dĩ có sự khác biệt rõ rệt giữa hai mùa là vì:Nguồn nước cung cấp cho sông ngòi nước ta chủ yếu là nước mưa.

Bài tập 6: Những nguyên nhân  làm cho nước sông bị ô nhiễm: Nước thải và rác thải của sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, sinh hoạt, Vật liệu chìm đắm cản trở dòng chảy tự nhiên, Đánh bắt thủy sản bằng hóa chất điện.

Bài tập 7: Vẽ biểu đồ phân bố dòng chảy 

Phần III. Hướng dẫn trả lời chi tiết

Bài tập 1: 

Nước ta có hệ thống sông ngòi dày đặc, tuy nhiên phần lớn lại là các sông nhỏ, ngắn và dốc. Sở dĩ như vậy là vì:

1. Vì lãnh thổ nước ta hẹp ngang và nằm sát biển nên sông ngắn

2. Địa hình nước ta có nhiều đồi núi (chiếm 3/4 diện tích), Đồi núi lấn ra sát biển nên dòng chảy của các sông khá dốc.

Bài tập 2: Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là hướng Tây Bắc- Đông Nam và hướng vòng cung.

1. Hướng Tây Bắc – Đông Nam gồm có các sông: sông Đà, sông Hồng, sông Mã. sông Cả, sông Gianh, sông Ba, sông Tiền, sông Hậu,…

2. Hướng vòng cung gồm có các sông: sông Lô, sông Gâm, sông Cầu, sông Thương

Bài tập 3: Dựa vào bảng 33.1 ta thấy, mùa lũ trên các lưu vực sông không trùng nhau.

1. Vì ở mỗi khu vực có chế độ mưa khác nhau. Ở Bắc Bộ mùa mưa bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 10, trong khi đó ở Trung Bộ mùa mưa diễn ra ừ tháng 9 đến tháng 12 hay ở vùng Nam Bộ mưa bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 12.

2. Lũ thường diễn ra vào mùa mưa khi lượng nước sông dâng lên cao. Ở mỗi vùng miền có một mùa mưa khác nhau không giống nhau nên dẫn đến sự khác biệt đó.

Bài tập 4: Nhân dân ta đã tiến hành những biện pháp để khai thác các nguồn lợi và hạn chế tác hại của lũ lụt.

1. Xây các hồ chứa nước: thủy lợi, thủy điện, thủy sản, du lịch (ví dụ: hồ Hòa Bình trên sông Đà).

2. Chung sống với lũ tại đồng bằng sông Cửu Long:

+ Tận dụng nguồn nước để thau chua rửa mặn, nuôi trồng thủy sản, phát triển giao thông, du lịch.

+ Tận dụng nguồn phù sa để bón ruộng, mở rộng đồng bằng.

+ Tận dụng thủy sản tự nhiên, cải thiện đời sống, phát triển kinh tế.

Bài tập 5: 

1. Sông ngòi nước ta  có hai mùa nước rõ rệt là mùa lũ và mùa cạn.

2. Sở dĩ có sự khác biệt rõ rệt giữa hai mùa là vì:

3. Nguồn nước cung cấp cho sông ngòi nước ta chủ yếu là nước mưa.

4. Nước ta lại có chế độ mưa theo mùa, mùa mưa tập trung từ 70 - 80% lượng nước, mùa khô chỉ có từ 20 - 30% lượng nước, vì thế vào mùa mưa sông ngòi đầy nước, mùa khô sông ngòi cạn nước.

Bài tập 6: Những nguyên nhân nào làm cho nước sông bị ô nhiễm:

1. Nước thải và rác thải của sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, sinh hoạt

2. Vật liệu chìm đắm cản trở dòng chảy tự nhiên.

3. Đánh bắt thủy sản bằng hóa chất điện.

4. Liên hệ ở địa phương: về chăn nuôi lợn, nhiều hộ gia đình thường đưa trực tiếp phân và nước tiểu chưa qua xử lí đổ vào sông, hồ, gây ô nhiễm nguồn nước…

Bài tập 7: Vẽ biểu đồ phân bố dòng chảy trong năm tại trạm Sơn Tây  

Tìm kiếm google: Giải địa lí 8 bài 33: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam, địa lí 8 bài 33: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam, bài 33: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam.

Xem thêm các môn học

Giải địa lý 8 cực chất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com