Giải địa lý 8 bài 8 trang 25 cực chất

Địa lý 8 bài 8 trang 25 cực chất. Bài học: Tình hình phát triển kinh tế ở các nước Châu Á - được thầy cô tổng hợp lại rất dễ nhớ . Với cách giải câu hỏi giữa bài và bài tập cuối bài học cực chất. Tài liệu hoàn toàn miễn phí, học sinh thoải mái tham khảo để củng cố kiến thức cho bản thân. Chúc các bạn học tập tốt môn địa lý 8.

[toc:ul]

Phần I. Câu hỏi và bài tập trong bài

Bài tập 1: Quan sát bình 8.1, cho biết:

  •  Các nước thuộc khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á có các loại cây trồng, vật nuôi chủ yếu nào? Giải thích?
  •  Khu vực Tây Nam Á và các vùng nội địa có nhũng loại cây trồng, vật nuôi nào là phổ biến nhất? Giải thích?

 

Bài tập 2: Dựa vào hình 8.2 em hãy cho biết những nước naò ở Châu Á sản xuất nhiều lúa gạo và tỉ lệ so với thế giới là bao nhiêu?

 

Bài tập 3: Dựa vào bảng số liệu sau đây, em hãy cho biết:

  •  Những nước nào khai thác than và dầu mỏ nhiều nhất?
  •  Những nước nào sử dụng những sản phẩm khai thác chủ yếu để xuất khẩu?

 

Bài tập 4: Dựa vào bảng 7.2, cho biết:

  •  Tỉ trọng giá trị dịch vụ  trong cơ cấu GDP của Nhật Bản, Hàn Quốc là bao nhiêu?
  •  Mối quan hệ giũa tỉ trọng giá trị dịch vụ trong cơ cấu GDP với GDP/đầu người của các nước?

Phần II.  Hướng dẫn trả lời ngắn gọn

Bài tập 1: Các loại cây trồng Khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á: lúa gạo, lúa mì, ngô, chè, cao su, dừa, cà phê.

  •  Vật nuôi: lợn, trâu, bò.

- Sở dĩ, ở khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á lại có các loại cây trồng và vật nuôi vì: có các đồng bằng, khí hậu ôn đới gió mùa, khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới gió mùa.

  •  Cây trồng Khu vực Tây Nam Á và các vùng nội địa: là lúa mì, bông, chà là.
  •  Vật nuôi: cừu

- Có các loại cây trồng, vật nuôi như vậy là vì: chủ yêu là các cao nguyên, sơn nguyên,  khí hậu lục địa khô.

Bài tập 2: 

- Trung Quốc (28,7%)

- Ấn Độ (22,9%)

- In – đô – nê – xi – a (8,9%)

- Băng – la – đét (6,5%)

- Việt Nam (6,5%).

Bài tập 3: 

- Nước khai thác than nhiều nhất: Trung Quốc, Ấn Độ và In – đô – nê – xi – a

- Nước khai thác dầu mỏ nhiều nhất: A – rập Xê – út, Trung Quốc và Cô – oét.

- Nước sử dụng sản phẩm khai thác để xuất khẩu: In – đô – nê – xi – a,  A – rập Xê – út, Cô – oét.

Bài tập 4: 

- Nhật Bản:  66,4 % ( Năm 1996)

- Hàn Quốc:  54,4% (năm 2001)

=>Mối quan hệ: Các nước có tỉ trọng dịch vụ cao trong cơ cấu GDP thì GDP/đầu người cao,  các nước có tỉ trọng giá trị dịch vụ thấp trong cơ cấu GDP thì GDP/đầu người cũng thấp.

Bài tập 5: Thành tựu về nông nghiệp của các nước châu Á:

- Sản lượng lúa gạo của toàn bộ châu lục rất cao,chiếm tới 93% sản lượng lúa gạo thế giới.

- Hai nước có số dân đông nhất thế giới hiện nay là Trung Quốc và Ấn Độ nay đã đủ dùng và còn thừa để xuất khẩu.

- Thái Lan, Việt Nam không những đủ lương thực mà còn là những nước xuất khẩu gạo thứ nhất và thứ hai trên thế giới.

Bài tập 6: Các nước Tây Nam Á trở thành những nước có thu nhập cao là nhờ có nguồn tài nguyên dầu mỏ và khí đốt.

Bài tập 7:  Ta có bảng kết quả:

Phần III. Hướng dẫn trả lời chi tiết

Bài tập 1: 

Khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á:

- Các loại cây trồng chủ yếu là lúa gạo, lúa mì, ngô, chè, cao su, dừa, cà phê.

- Vật nuôi chủ yếu là lợn, trâu, bò.

=>Sở dĩ, ở khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á lại có các loại cây trồng và vật nuôi như vậy là vì: Ở đây có các đồng bằng, có khí hậu ôn đới gió mùa, khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới gió mùa.

Khu vực Tây Nam Á và các vùng nội địa:

- Cây trồng chủ yếu là lúa mì, bông, chà là.

- Vật nuôi là cừu

=>Ở khu vực Tây Nam Á và các vùng nội địa lại có các loại cây trồng, vật nuôi như vậy là vì ở đây chủ yêu là các cao nguyên, sơn nguyên, có khí hậu lục địa khô.

Bài tập 2:  Các nước ở Châu Á sản xuất nhiều lúa gạo và tỉ lệ so với thế giới là:

1. Trung Quốc (28,7%)

2. Ấn Độ (22,9%)

3. In – đô – nê – xi – a (8,9%)

4. Băng – la – đét (6,5%)

5. Việt Nam (6,5%).

Bài tập 3: 

- Dựa vào bảng số liệu trên ta dễ dàng thấy được:

1. Những nước khai thác than nhiều nhất đó là: Trung Quốc, Ấn Độ và In – đô – nê – xi – a

2. Những nước khai thác dầu mỏ nhiều nhất đó là: A – rập Xê – út, Trung Quốc và Cô – oét.

=>Cũng dựa vào bảng số liệu trên ta thấy được nước nào sử dụng những sản phẩm khai thác chủ yếu để xuất khẩu. Bởi dựa vào sản lượng khai thác được và lượng tiêu dùng ta sẽ biết được.

- Những nước nào có sản lượng lớn nhưng lại tiêu dùng ít thì đó là những nước khai thác để phục vụ xuất khẩu.

1. Khai thác than để xuất khẩu có In – đô – nê – xi – a.

2. Khai thác dầu mỏ để xuất khẩu có: A – rập Xê – út, Cô – oét.

Bài tập 4:  Tỉ trọng giá trị dịch vụ  trong cơ cấu GDP của Nhật Bản, Hàn Quốc

1. Tỉ trọng giá trị dịch vụ  trong cơ cấu GDP của Nhật Bản là 66,4 % ( Năm 1996)

2. Tỉ trọng giá trị dịch vụ  trong cơ cấu GDP của Hàn Quốc là 54,4% (năm 2001)

=>Mối quan hệ giữa tỉ trọng giá trị dịch vụ trong cơ cấu GDP với GDP/đầu người của các nước đó là: Các nước có tỉ trọng dịch vụ cao trong cơ cấu GDP thì GDP/đầu người cao. Trái lại, ở các nước có tỉ trọng giá trị dịch vụ thấp trong cơ cấu GDP thì GDP/đầu người cũng thấp.

Bài tập 5: Thành tựu về nông nghiệp của các nước châu Á được biểu hiện:

1. Sản lượng lúa gạo của toàn bộ châu lục rất cao,chiếm tới 93% sản lượng lúa gạo thế giới.

2. Hai nước có số dân đông nhất thế giới hiện nay là Trung Quốc và Ấn Độ trước đây thường xuyên thiếu hụt lương thực thì nay đã đủ dùng và còn thừa để xuất khẩu.

3. Một số nước như Thái Lan, Việt Nam không những đủ lương thực mà hiện nay còn là những nước xuất khẩu gạo thứ nhất và thứ hai trên thế giới.

Bài tập 6: Các nước Tây Nam Á trở thành những nước có thu nhập cao là nhờ có nguồn tài nguyên dầu mỏ và khí đốt.

Bài tập 7:  Ta có bảng kết quả:

 

Tìm kiếm google: Địa lý 8 bài 8 cực chất. Bài học: Tình hình phát triển kinh tế ở các nước Châu Á, soạn bài Địa lý 8 bài 8 cực chất. Bài học: Tình hình phát triển kinh tế ở các nước Châu Á

Xem thêm các môn học

Giải địa lý 8 cực chất


Copyright @2024 - Designed by baivan.net