Giải địa lý 8 bài 23 trang 81 cực chất

Địa lý 8 bài 23 trang 81 cực chất. Bài học: Vị trí giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam - được thầy cô tổng hợp lại rất dễ nhớ . Với cách giải câu hỏi giữa bài và bài tập cuối bài học cực chất. Tài liệu hoàn toàn miễn phí, học sinh thoải mái tham khảo để củng cố kiến thức cho bản thân. Chúc các bạn học tập tốt môn địa lý 8.

[toc:ul]

Phần I. Câu hỏi và bài tập trong bài

Bài tập 1: Em hãy tìm trên hình 23.2 các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của phần đất liền nước ta và cho biết tọa độ của chúng

Bài tập 2: Qua bảng 23.2, em hãy tính:

– Từ bắc vào nam, phần đất liền nước ta kéo dài bao nhiêu vĩ độ, nằm trong đới khí hậu nào?

– Từ tây sang đông phần đất liền nước ta mở rộng bao nhiêu kinh độ?

– Lãnh thổ đất liền Việt Nam nằm trong múi giờ thứ mấy theo giờ GMT?

Bài tập 3: Những đặc điểm nêu trên của vị trí địa lí có ảnh hưởng gì tới môi trường tự nhiên nước ta?

Bài tập 4: Hình dạng lãnh thổ có ảnh hưởng gì tới các điều kiện tự nhiên và hoạt động giao thông vận tải ở nước ta?

Bài tập 5: Từ kinh tuyến phía Tây (102°Đ) tới kinh tuyến phía Đông (117°Đ), nước ta mở rộng bao nhiêu độ kinh tuyến và chênh nhau bao nhiêu phút đồng hồ (cho biết mỗi độ kinh tuyến chênh nhau 4 phút).

Bài tập 6: Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nước ta hiện nay?

Phần II.  Hướng dẫn trả lời ngắn gọn

Bài tập 1: Các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của phần đất liền nước ta:

- Điểm cực Bắc ở xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, vĩ độ 23°23’B, kinh độ 105°20’Đ

- Điểm cực Nam ở xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, có vĩ độ 8°34’B, kinh độ 104°40’Đ

- Điểm cực Tây ở xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, vĩ độ 22°22’B, kinh độ 102°09’Đ

- Điểm cực Đông ở xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà, vĩ độ 12°40′, kinh độ 109°24’Đ

Bài tập 2: 

- Cực Bắc: 23°23’B, điểm cực Nam là 8°34’B. 

  •  Điểm cực Đông: kinh độ 109°24’Đ, điểm cực Tây ở kinh độ 102°09’Đ. 
  •  Lãnh thổ đất liền Việt Nam nằm trong múi giờ thứ 7 theo giờ GMT.

Bài tập 3: Thiên nhiên đa dạng phong phú, Tự nhiên mang tính đặc sắc của khu vực khí hậu gió mùa, Có nhiều thiên tai.

Bài tập 4: 

- Ảnh hưởng đến điều kiện tự nhiên:  phong phú, đa dạng, nhiều thiên tai xảy ra như bão lũ.

- Ảnh hưởng đến giao thông vận tải: Xây dựng nhiều loại hình giao thông vận tải,  ảnh hưởng bởi thiên tai, chia cắt do kích thước hẹp ngang.

Bài tập 5: Nước ta mở rộng 15 độ kinh tuyến và chênh nhau 60 phút đồng hồ.

Bài tập 6: Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ Việt Nam có những

- Thuận lợi: Phát triển nhều ngành kinh tế khác nhau, Hội nhập và giao lưu dễ dàng với các nước Đông Nam Á và thế giới.

- Khó khăn: Luôn phải phòng chống thiên tai, bão, sóng biển, cháy rừng…, Bảo vệ lãnh thổ cả vùng biển, vùng trời và đảo xa…trước nguy cơ bị kẻ thù lăm le xâm chiếm.

Phần III. Hướng dẫn trả lời chi tiết

Bài tập 1: Các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của phần đất liền nước ta:

1. Điểm cực Bắc ở xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, vĩ độ 23°23’B, kinh độ 105°20’Đ

2. Điểm cực Nam ở xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, có vĩ độ 8°34’B, kinh độ 104°40’Đ

3. Điểm cực Tây ở xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, vĩ độ 22°22’B, kinh độ 102°09’Đ.

4. Điểm cực Đông ở xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà, vĩ độ 12°40′, kinh độ 109°24’Đ

Bài tập 2: 

1. Nước ta có điểm cực Bắc là 23°23’B, điểm cực Nam là 8°34’B. Như vậy, từ bắc vào nam, phần đất liền nước ta kéo dài 15 vĩ độ, nằm trong đới khí hậu nhiệt đới.

2. Điểm cực Đông nước ta ở kinh độ 109°24’Đ, điểm cực Tây ở kinh độ 102°09’Đ. Như vậy, từ tây sang đông phần đất liền nước ta mở rộng 7 kinh độ.

3. Lãnh thổ đất liền Việt Nam nằm trong múi giờ thứ 7 theo giờ GMT.

Bài tập 3:Vị trí địa lí đã làm cho:

1. Thiên nhiên đa dạng phong phú

2. Tự nhiên mang tính đặc sắc của khu vực khí hậu gió mùa.

3. Có nhiều thiên tai.

Bài tập 4: 

- Ảnh hưởng đến điều kiện tự nhiên

1. Thiên nhiên nhiệt dới gió mùa phong phú, đa dạng.

2. Có nhiều thiên tai xảy ra như bão lũ.

- Ảnh hưởng đến giao thông vận tải:

1. Xây dựng nhiều loại hình giao thông vận tải

2. Bị ảnh hương bởi thiên tai

3. Bị chia cắt do kích thước hẹp ngang.

Bài tập 5: Từ kinh tuyến phía Tây (102°Đ) tới kinh tuyến phía Đông (117°Đ), nước ta mở rộng 15 độ kinh tuyến và chênh nhau 60 phút đồng hồ.

Bài tập 6: 

Thuận lợi:

1. Phát triển nhều ngành kinh tế khác nhau ( công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, du lịch…)

2. Hội nhập và giao lưu dễ dàng với các nước Đông Nam Á và thế giới trong xu hướng quốc tế hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới.

Khó khăn:

1. Luôn phải phòng chống thiên tai, bão, sóng biển, cháy rừng…

2. Bảo lệ lãnh thổ cả vùng biển, vùng trời và đảo xa…trước nguy cơ bị kẻ thù lăm le xâm chiếm.

 

Tìm kiếm google: Giải địa lí 8 bài 23: Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam, địa lí 8 bài 23: Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam, bài 23: Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam

Xem thêm các môn học

Giải địa lý 8 cực chất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com