[toc:ul]
Bài tập 1: Dựa vào hình 9.1 em hãy cho biết khu vực Tây Nam Á:
Bài tập 2: Dựa vào hình 9.1 em hãy cho biết các miền địa hình từ đông bắc xuống tây nam của khu vực Tây Nam Á?
Bài tập 3: Dựa vào hình 9.1 và 2.1 em hãy kể tên các đới và kiểu khí hậu của Tây Nam Á?
Bài tập 4: Quan sát hình 9.3, em hãy cho biết:
Bài tập 5: Dựa trên các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, Tây Nam Á có thể phát triển các ngành kinh tế nào? Vì sao lại phát triển các ngành kinh tế đó?
Bài tập 6: Dựa vào hình 9.4, cho biết Tây Nam Á xuất khẩu dầu mỏ đến các khu vực nào?
Bài tập 7: Tây Nam Á có đặc điểm vị trí địa lí như thế nào?
Bài tập 8: Các dạng địa hình chủ yếu của Tây Nam Á phân bố như thế nào?
Cây 9: Nêu những khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của khu vực?
Bài tập 1:
- Tây Nam Á tiếp giáp với: vịnh Pec – xich, biển Ca – xpi, biển Đen, biển Địa Trung Hải, biển Đỏ và biển A – rap, khu vực Trung Á và Nam Á, Châu Phi và Châu Âu.
Nằm ở phía Tây Nam của Châu Á, khoảng vĩ độ 12°B - 42°B
Bài tập 2: Các miền địa hình:
Bài tập 3:
- Các đới và kiểu khí hậu của Tây Nam Á:
Bài tập 4:
- Khu vực Tây Nam Á: Iran, Iraq, Kuwait, Ả Rập Saudi, Bahrain, Qatar, UAE, Oman, Yemen Israel, Palestine, Jordan, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ, Síp, Bắc Síp, Armenia, Azerbaijan, Gruzia, Nam Ossetia, Abkhazia, Nagorno-Karabakh, Lebanon.
- Diện tích lớn nhất: A – rập Xê – út
- Diện tích nhỏ nhất: Ba – ranh
Bài tập 5: Dựa trên điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, Tây Nam Á có thể phát triển các ngành kinh tế: nông nghiệp, vì ở đây có khí hậu khô khan, có nhiều các cao nguyên, công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ vì ở đây là khu vực có trữ lượng dầu khí lớn, Phát triển giao thông, di lịch vì có vị trí địa lí nằm thông thương giữa hai đại dương lớn qua biển Đỏ và Địa Trung Hải.
Bài tập 6: Xuất khẩu dầu mỏ đến các khu vực: Bắc Mĩ, Châu Âu, Nhật Bản và Châu Đại Dương.
Bài tập 7:
- Vị trí địa lí của Tây Nam Á:
- Đặc điểm:
Bài tập 8:
Cây 9: Khó khăn: nhiều núi và cao nguyên, khí hậu khô hạn và nóng, sông ngòi kém phát triển, thảo nguyên khô. hoang mạc, bán hoang mạc chiếm phần lớn diện tích, xảy ra những cuộc tranh chấp gay gắt giữa các bộ tộc, các dân tộc trong và ngoài khu vực, chính trị không ổn định.
Bài tập 1:
- Khu vực Tây Nam Á tiếp giáp với:
1. Vịnh: Tiếp giáp với vịnh Pec – xich
2. Biển: Tiếp giáp với biển Ca – xpi, biển Đen, biển Địa Trung Hải, biển Đỏ và biển A – rap.
3. Khu vực: Tiếp giáp với khu vực Trung Á và Nam Á
4. Châu lục: Tiếp giáp với Châu Phi và Châu Âu.
5. Tây Nam Á nằm ở phía Tây Nam của Châu Á, nằm trong khoảng vĩ độ 12°B - 42°B
Bài tập 2: Quan sát hình 9.1 ta thấy, đi từ đông bắc xuông tây nam khu vực Tây Nam Á có các miền địa hình như sau:
1. Phía Bắc: Các dãy núi cao chạy từ bờ Địa Trung Hải nối hệ Anpi với Hi – ma – lay –a, bao quanh sơn nguyên Thổ Nhĩ Kì với sơn nguyên I- ran.
2. Ở giữa: đồng bằng Lưỡng Hà.
3. Phía Nam: sơn nguyên A-rap.
Bài tập 3: Các đới và kiểu khí hậu của Tây Nam Á:
1. Đới khí hậu cận nhiệt: Kiểu cân nhiệt Địa Trung Hải, kiểu cận nhiệt lục địa, kiểu núi cao.
2. Đới khí hậu cận nhiệt đới: Kiểu nhiệt đới khô
Bài tập 4:
1. Khu vực Tây Nam Á gồm có các quốc gia: Iran, Iraq, Kuwait, Ả Rập Saudi, Bahrain, Qatar, UAE, Oman, Yemen Israel, Palestine, Jordan, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ, Síp, Bắc Síp, Armenia, Azerbaijan, Gruzia, Nam Ossetia, Abkhazia, Nagorno-Karabakh, Lebanon.
2. Quốc gia có diện tích lớn nhất: A – rập Xê – út
3. Quốc gia có diện tích nhỏ nhất: Ba – ranh
Bài tập 5: Dựa trên điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, Tây Nam Á có thể phát triển các ngành kinh tế:
1. Về nông nghiệp: Trồng lúa mì, bông, chà là, chăn nuôi cừu =>Bởi vì ở đây có khí hậu khô khan, có nhiều các cao nguyên.
2. Về công nghiệp: Khai thác và chế biến dầu mỏ => Bởi vì ở đây là khu vực có trữ lượng dầu khí lớn.
3. Về dịch vụ: Phát triển giao thông, di lịch => Bởi vì Tây Nam Á nằm có vị trí địa lí nằm thông thương giữa hai đại dương lớn qua biển Đỏ và Địa Trung Hải.
Bài tập 6: Tây Nam Á xuất khẩu dầu mỏ đến các khu vực: Bắc Mĩ, Châu Âu, Nhật Bản và Châu Đại Dương.
Bài tập 7: Tây Nam Á có đặc điểm vị trí địa lí:
1. Tây Nam Á nằm giữa các vĩ tuyến: Khoảng 12°B – 42°B , kinh tuyến 26°Đ – 73°Đ.
2. Nằm ở phía Tây Nam Châu Á tiếp giáp vơí các biển: Đen, Caxpi, Aráp, Đỏ, Địa Trung Hải, Vịnh Pec-Xích.
Đặc điểm vị trí địa lí:
1. Tây Nam Á thuộc các đới khí hậu cận nhiệt đới và nhiệt đới, được bao bọc bởi một số biển và vịnh biển
2. Vị trí Tây Nam Á nằm trên đường giao thông quốc tế và giữa ba châu lục Á, Âu và Phi
Bài tập 8: Các dạng địa hình chủ yếu của Tây Nam Á phân bố
1. Các dãy núi cao, sơn nguyên Thổ Nhĩ Kì, sơn nguyên I – ran tập trung ở phía Đông Bắc.
2. Phía Tây Nam là sơn nguyên A – rap chiếm gần toàn bộ diện tích của bán đảo A – rap
3. Đồng bằng Lưỡng Hà màu mỡ nằm ở giữa hai khu vực trên.
Cây 9: Khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của khu vực
1. Địa hình: nhiều núi và cao nguyên
2. Khí hậu: khô hạn và nóng.
3. Sông ngòi: kém phát triển.
4. Cảnh quan: thảo nguyên khô. hoang mạc. bán hoang mạc chiếm phần lớn diện tích.
5. Do có nguồn dầu mỏ phong phú, lại có vị trí chiến lược quan trọng nên nơi đây luôn xảy ra những cuộc tranh chấp gay gắt giữa các bộ tộc, các dân tộc trong và ngoài khu vực.
6. Chính trị không ổn định.