Giải hóa 12 bài 12: Luyện tập cấu tạo và tính chất của amin, amino axit và protein

Hướng dẫn giải bài tập, bài thực hành trong bài 12: Luyện tập cấu tạo và tính chất của amin, amino axit và protein - trang 58 sách giáo khoa hóa học 12. Tất cả các kiến thức lý thuyết và bài tập trong bài học này đều được giải đáp cẩn thận, chi tiết. Chúng ta tham khảo để học tốt hóa học 12 bài 12: Luyện tập cấu tạo và tính chất của amin, amino axit và protein nhé Tiêu đề: Giải hóa bài 11: Peptit và protein

[toc:ul]

I. Tóm tắt lý thuyết

Loại h/c

Amin bậc 1

Aminoaxit

Protein

CTC

R-NH2 

C6H5NH2

H2N-CH(R)COOH

…-NH-CH(Ri)-CO-.

T/c hoá học

+H2O

tạo dd bazơ

-

-

-

+HCl

tạo muối

tạo muối

tạo muối

tạo muối hoặc bị  thuỷ phân khi đun nóng

+NaOH

-

-

tạo muối

thuỷ phân khi đun nóng

+ R1OH/

Khí HCl

-

-

tạo este

-

+Br2(dd)/H2O

-

tạo kết tủa

-

-

+ Trùng ngưng

-

-

ω - ε - amino axit t.gia p/ư trùng ngưng

-

+ Cu(OH)2

-

-

-

tạo hợp chất màu tím

 

II. Giải bài tập sgk

Giải câu 1.Dung dịch chất nào dưới đây...

Dung dịch chất nào dưới đây làm đổi màu quỳ tím thành xanh ?

A. C6H5NH2;

B. H2N-CH2-COOH;

C. CH3CH2CH2NH2;

D. H2N – CH(CH2–CH2–COOH)COOH

Hướng dẫn giải

Đáp án C

Giải thích: Amin (trừ anilin) làm đổi màu quỳ tím thành xanh => CH3CH2CH2NH2

Giải câu 2. C2H5NHtrong H2O không

C2H5NHtrong H2O không phản ứng với chất nào trong số các chất sau ?

A. HCl;

B. H2SO4;

C. NaOH;

D. Quỳ tím.

Hướng dẫn giải

Đáp án C

Giải thích: C2H5NHtrong H2O có môi trường bazơ nên pư với axit, làm quỳ chuyển xanh và không phản ứng với NaOH.Giải hóa 12 bài 12: Luyện tập cấu tạo và tính chất của amin, amino axit và protein

Giải câu 3. Viết các phương trình hóa học ....

Viết các phương trình hóa học của phản ứng giữa tirozin HO–C6H4–CH2–CH(NH2)–COOH  với các chất sau:

a) HCl;

b) Nước brom;

c) NaOH;

d) CH3OH/HCl (hơi bão hòa).

Hướng dẫn giải

a) Phản ứng với HCl

HO–C6H4–CH2–CH(NH2)–COOH  + HCl → HO–C6H4–CH2–CH(NH3Cl)–COOH

b) Phản ứng với nước brom 

HO–C6H4–CH2–CH(NH2)–COOH + Br2 → HO–C6H2Br2–CH2–CH(NH2)–COOH + 2HBr.

c)Phản ứng với NaOH  

HO–C6H4–CH2–CH(NH2)–COOH + 2NaOH → NaO–C6H4–CH2–CH(NH2)–COONa + 2H2O

d) Phản ứng với CH3OH/HCl (hơi bão hòa).

Giải hóa 12 bài 12: Luyện tập cấu tạo và tính chất của amin, amino axit và protein

Giải câu 4. Trình bày phương pháp hóa...

Trình bày phương pháp hóa học phân biệt dung dịch từng chất trong các nhóm sau:

a) CH3NH2, NH2-CH2-COOH, CH3COONa.

b) C6H5NH2, CH3-CH(NH2)-COOH, CH2OH-CHOH-CH2OH, CH3-CHO.

Hướng dẫn giải

a) Dùng quỳ tím:

    • Mẫu nào quỳ không chuyển màu là là NH2-CH2-COOH.
    • Hai mẫu còn lại làm quỳ tím hóa xanh là CH3NH2 và CH3COONa.

CH3NH2 + HOH ⇔ CH3NH3+ + OH 

CH3COO + HOH ⇔ CH3COOH + OH

Dùng HCl đặc thử với CH3NH2 và CH3COONa

    • Mẫu nào có hiện tượng khói trắng là CH3NH2, còn lại là CH3COONa.

b) 

  • Dùng Cu(OH)2, nhận biết glixerol vì tạo dung dịch xanh lam đặc trưng.
  • Dùng Cu(OH)2 đun nóng, nhận biết CH3CHO vì tạo kết tủa đỏ gạch.
  • Dùng nước brom để nhận biết C6H5NH2 vì tạo kết tủa trắng.

Giải câu 5. Cho 0,01 mol amino axit A...

Cho 0,01 mol amino axit A tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch HCl 0,125M; sau đó đem cô cạn thì được 1,815 gam muối. Nếu trung hòa A bằng một lượng vừa đủ NaOH thì tỷ lệ mol giữa A và NaOH là 1 : 1.

a) Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của A, biết rằng phân tử của A có mạch cacbon không phân nhánh và A thuộc loại α-amino axit.

b) Viết công thức cấu tạo các đồng phân có thể có của A và gọi tên chúng theo danh pháp thay thế, khi

  • Thay đổi vị trí nhóm amoni.
  • Thay đổi cấu tạo gốc hiđrocacbon và nhóm amino vẫn ở vị trí α .

Hướng dẫn giải

a) nHCl =0,08 .0,125 = 0,01 (mol) => nHCl = n=> A chỉ có 1 nhóm NH2,

n: nNaOH = 1 : 1 => A chỉ có 1 nhóm COOH

=> Công thức CT của A có dạng H2N-R-COOH

M= 1,851/0,01 – 36,5 = 145 (g/mol)

=> m= 145 -45 -16 = 84 (gam)   =>R là gốc C6H12

Vì A không phân nhánh nên CTCT của A là:

CH3 –[CH2]4–CH(NH2)COOH

b)Công thức cấu tạo các đồng phân có thể có của A 

CH3 –CH2–CH2–CH2–CH2–CH(NH2)COOH axit 2-aminoheptanoic

CH3 –CH2–CH2–CH2–CH(NH2)–CH2COOH axit 3-aminoheptanoic

CH3 –CH2–CH2–CH(NH2)–CH2–CH2COOH axit 4-aminoheptanoic

CH3 –CH2–CH(NH2)–CH2–CH2–CH2COOH axit 5-aminoheptanoic

CH3–CH(NH2)–CH2–CH2–CH2–CH2COOH axit 6-aminoheptanoic

H2N–CH2–CH2–CH2–CH2–CH2–CH2COOH axit 7-aminoheptanoic

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com