Giải SBT toán 8 chân trời tập 2 bài 3: Hàm số bậc nhất y = ax + b (a≠0)

Hướng dẫn giải bài 3: Hàm số bậc nhất y = ax + b (a≠0) SBT Toán 8 Chân trời sáng tạo. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "Chân trời sáng tạo" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Bài 1 trang 13 SBT Toán 8 tập 2 CTST: Trong các hàm số $ y = 2x + 1; y=x+5; y=3x^{2} + 1 $ hàm số nào là hàm số bậc nhất? Hãy xác định hệ số a, b của chúng.

Hướng dẫn trả lời:

Hàm số y=2x+1 là hàm số bậc nhất với a=2;b=1.

Hàm số y=x+ 5 là hàm số bậc nhất với a=1;b=5.

Bài 2 trang 13 SBT Toán 8 tập 2 CTST: Lập bảng giá trị của hàm số bậc nhất y = 6x − 6 với x lần lượt bằng –2, −1; 0; 1; 2.

Hướng dẫn trả lời:

Bảng giá trị của hàm số bậc nhất y=6x − 6 với x lần lượt bằng −2; −1; 0; 1; 2.

x

-2

-1

0

1

2

y = 6x -6

-18

-12

-6

0

6

Bài 3 trang 13 SBT Toán 8 tập 2 CTST: Tìm giao điểm của đường thẳng d: y= 2 −4x.

a) Với trục tung.

b) Với trục hoành

Hướng dẫn trả lời:

a) Trục tung là đường thẳng có công thức: x=0.

Thay x=0 vào y=2 – 4x ta được: y=2-4.0=2.

Vậy toạ độ giao điểm của đồ thị hàm số y = 2 – 4x và trục tung là A(0; 2).

b) Trục hoành là đường thẳng có công thức: y=0.

Thay y=0 vào y=2 − 4x, ta được: 2 – 4x=0 suy ra $x= \frac{1}{2}$

Vậy toạ độ giao điểm của đồ thị hàm số y= 2 – 4x và trục hoành là B$(\frac{1}{2} ; 0 )$

Bài 4 trang 13 SBT Toán 8 tập 2 CTST: Xác định hệ số a của hàm số y=ax, biết rằng đồ thị của nó đi

a) M(3; 9);

b) N(-4;1)

Hướng dẫn trả lời:

a) Vì đồ thị của hàm số y=ax đi qua điểm M(3; 9) nên 9 =3a, suy ra a=3.

b) Vì đồ thị của hàm số y=ax đi qua điểm N(−4; 1) nên 1=–4a, suy ra a=-$\frac{1}{4}$

Bài 5 trang 13 SBT Toán 8 tập 2 CTST: Cho đồ thị của hàm số $y=ax$ đi qua điểm A(2;-4) 

a) Xác định hệ số a.

b) Tìm tọa độ của điểm thuộc đồ thị có hoành độ bằng – 3.

c) Tìm toạ độ của điểm thuộc đồ thị có tung độ bằng –2.

Hướng dẫn trả lời:

a) Vì đồ thị của hàm số y=ax đi qua điểm A(2; −4) nên—4=a . 2 suy ra a=2.

b) Với a =−2, ta có hàm số y=−2x. Gọi điểm M(-3; b) là điểm cần tìm.

Vì M thuộc đồ thị của hàm số y=−2x nên thay x=3; y=b vào y=−2x ta được b=−2. (–3)=6. Vậy M(–3, 6).

c) Gọi N(c; −2) là điểm cần tìm. Vì N thuộc đồ thị của hàm số y=-2x nên thay x=c; y=-2 vào y=-2x ta được –2=(-2) . c, suy ra c=1. Vậy N(1; −2).

Bài 6 trang 13 SBT Toán 8 tập 2 CTST: Cho hàm số y=3x+6.

a) Vẽ đồ thị của hàm số trên mặt phẳng toạ độ Oxy.

b) Gọi A, B lần lượt là giao điểm của đồ thị hàm số trên với trục Ox, Oy. Xác định toạ độ của A, B và tính diện tích của tam giác AOB. (Đơn vị đo trên các trục toạ độ là em.)

Hướng dẫn trả lời:

a) Đồ thị hàm số y = 3x + 6 được vẽ như hình bên.

Tọa độ A(−2; 0), B(0; 6). 

Diện tích tam giác AOB

$S =\frac{1}{2}.OA .OB=\frac{1}{2} . 6.2 = 6 (cm^{2})$

Bài 7 trang 13 SBT Toán 8 tập 2 CTST: Chứng tỏ đồ thị hàm số y=(m - 1)x + m − 2 luôn đi qua một điểm cố định.

Hướng dẫn trả lời:

Giả sử điểm cố định của đồ thị hàm số y=(m−1)x+m−2 là $M(x_{0}; y_{0})$.

Thay $x=x_{0}$, và $y=y_{0}$ vào y= (m - 1)x+m− 2, ta được:

$y_{0} = (m-1)x+m-2$

$mx_{0} - x_{0}+ m - 2 - y_{0} =0$

$m(x_{0}+1)-(y_{0}+x_{0}+2)=0. (1)$

Để (1) luôn đúng với mọi giá trị của m thì $x_{0}+1=0$ và $y_{0}+x_{0}+2=0$ hay $x_{0}=−1$ và $y_{0} = -1$

Vậy M(−1; −1) là điểm cố định mà đồ thị hàm số y=(m-1)x+m-2 luôn đi qua

Tìm kiếm google: Giải vở bài tập toán 8 CTST tập 2, Giải SBT toán 8 chân trời bài 3: Hàm số bậc nhất y = ax + b (a≠0)

Xem thêm các môn học

Giải SBT toán 8 tập 2 chân trời sáng tạo

PHẦN SỐ VÀ ĐẠI SỐ

CHƯƠNG 5. HÀM SỐ VÀ ĐỒ THỊ

PHẦN HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG

HÌNH HỌC PHẲNG

CHƯƠNG 7. ĐỊNH LÍ THALES

Phần MỘT SỐ YẾU TỐ THỐNG KÊ VÀ XÁC SUẤT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net