Hãy chỉ ra nghệ thuật vừa cổ điển vừa hiện đại trong bài thơ ?

Câu 10: Hãy chỉ ra nghệ thuật vừa cổ điển vừa hiện đại trong bài thơ ?

Câu trả lời:
  • Nét cổ điển trong bài thơ Chiều tối:
    • Trong bài thơ " Chiều tối"  tác giả Nguyễn Ái Quốc đã sử dụng hình ảnh cánh chim và chòm mây để diễn tả không gian và thời gian buổi chiều. Đó là hình ảnh quen thuộc của thơ ca truyền thống của nhân dân Việt
    • Sử dụng nét bút pháp nghệ thuật gợi cảm, tác giả dùng chữ "hồng" ở cuối bài thơ để miêu tả sự tối.
    • Bức tranh thiên nhiên xóm núi lúc chiều tối được miêu tả bằng hai nét rất gợi cảm. Một cánh chim mỏi mệt (quyện điểu) bay về rừng tìm cây trú ẩn. Một áng mây cô đơn, lẻ loi (cô vân) lơ lửng giữa bầu trời. Cảnh đẹp mà thoáng buồn đối nhau rất hài hoà. Chỉ hai nét vẽ, tả ít mà gợi nhiều đã làm hiện lên cái hồn cảnh vật. Tác đã vận dụng thi pháp cổ rất sáng tạo, lấy điểm vẽ diện, lấy động tả tĩnh gợi lên một bầu trời mênh mông, bao la, một không gian vô cùng tĩnh lặng, vắng vẻ.

-> Nhà thơ đã sử dụng cách truyền tải nội dung trữ tình theo cách tả cảnh ngụ tình quen thuộc của thơ cổ . Thông qua hình ảnh “cánh chim” và hình ảnh “chòm mây bức tranh thiên nhiên chiều tối hiện ra với vẻ đẹp cổ điển đầy thi vị.

  • Nét hiện đại trong bài thơ Chiều tối:
    • Nếu như trong thơ xưa, con người thường trở nên nhỏ bé nhạt nhoà trước thiên nhiên rộng lớn, thì ở bài thơ "Chiều tối", hình ảnh người lao động, "cô gái xay ngô" nổi bật lên và là hình ảnh trung tâm của bức tranh thiên nhiên, là linh hồn, là ánh sáng của bức tranh, chi phối toàn bộ khung cảnh nước non sơn xanh lục.
    • Trong bài thơ "Chiều tối", tư tưởng, hình tượng thơ luôn có sự vận động khoẻ mạnh, đó là trạng thái của bài văn, từ nỗi buồn đến niềm vui ấm áp, từ tàn lụi đến sự sống. Bức tranh "Chiều tối" đều được miêu tả, diễn tả trong trạng thái vận động. Vận động từ cảnh sắc thiên nhiên bầu trời đến bức tranh sinh hoạt trong gia đình, từ ngày tàn đến tối mịt, từ nỗi buồn mệt mỏi cô đơn đến niềm vui ấm áp đoàn tụ, từ bóng tối hướng tới ánh sáng -> vẻ đẹp rất hiện đại của bài thơ này.

Xem thêm các môn học


Copyright @2024 - Designed by baivan.net