Câu 1: Khi đá bóng, các cơ quan, bộ phận nào trong cơ thể cầu thủ đã tham gia vào hoạt động này?
Hướng dẫn trả lời:
Khi đá bóng, có sự phối hợp hoạt động của: Hệ vận động (cơ và xương), hệ tuần hoàn (tim và hệ mạch), hệ hô hấp (khí quản, phế quản, phổi), hệ bài tiết (da), hệ thần kinh (não, dây thần kinh), hệ nội tiết.
Câu 1: Hãy lấy ví dụ thể hiện mối quan hệ giữa hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể.
Hướng dẫn trả lời:
Ví dụ: Hệ tuần hoàn hoạt động → đảm bảo lưu lượng máu đến hệ hô hấp → hệ hô hấp sẽ lấy đủ oxygen và thải carbon dioxide hiệu quả.
Câu 2: Quan sát hình 23.3 trang 153, cho biết tại sao cơ thể người là một hệ thống mở.
Hướng dẫn trả lời:
Vì giữa cơ thể người luôn trao đổi, tác động qua lại với môi trường thông qua quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.
Câu 1: Lấy thêm ví dụ về khả năng tự điều chỉnh của thực vật và động vật
Hướng dẫn trả lời:
Ví dụ về khả năng tự điều chỉnh của thực vật: trong môi trường khô cằn, lá cây xương rồng tiêu biến để giảm việc bốc hơi nước, đồng thời rễ đâm sâu xuống dưới để lấy nước từ tầng ngầm.
Ví dụ về khả năng tự điều chỉnh của động vật: chim én có thể bay qua các cơn bão để tìm kiếm thức ăn.
Câu 1: Một người đứng yên và hít thở sâu liên tục sẽ có sự thay đổi như thế nào về nhịp tim? Giải thích.
Hướng dẫn trả lời:
Khi đứng yên và hít thở sâu liên tục sẽ làm giảm nhịp tim. Do bình thường, hít thở sâu giúp làm tăng lượng khí cung cấp cho hoạt động trao đổi khí ở phổi, tăng hiệu quả hô hấp → tăng lượng oxygen trong máu, huyết áp giảm và giảm dần số nhịp tim.
Câu 2: Sau khi ăn no, tại sao cần nghỉ ngơi?
Hướng dẫn trả lời:
Vì quá trình tiêu hóa thức ăn cần điều động năng lượng và một lượng máu lớn giúp tiêu hóa, hấp thụ các chất dinh dưỡng hiệu quả; nếu hoạt động ngay sau khi ăn, lưu lượng máu sẽ cần cung cấp nhiều cho cơ bắp hoặc não bộ, giảm lưu lượng máu đến hệ tiêu hóa, làm giảm hiệu suất quá trình tiêu hóa.