Ôn tập kiến thức sinh học 11 cánh diều bài 23: Cơ thể là một thể thống nhất

Ôn tập kiến thức sinh học 11 cánh diều bài 23: Cơ thể là một thể thống nhất. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

I. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC QUÁ TRÌNH SINH LÝ TRONG CƠ THỂ

1. Mối quan hệ giữa các quá trình sinh lí trong cơ thể thực vật

Các cơ quan, các quá trình sinh lí trong cơ thể thực vật gắn bó mật thiết và ảnh hưởng lẫn nhau.

Tương quan giữa các hormone thực vật điều tiết mối liên hệ giữa các quá trình sinh lí cũng như các hoạt động sinh trưởng, phát triển của các cơ quan, cơ thể.

Ví dụ: Trong quá trình quang hợp, lá cây thu nhận ánh sáng mặt trời và CO$_{2}$ từ không khí, còn hệ rễ hút nước và các chất khoáng từ đất. Quá trình quang hợp và hô hấp ở thực vật có mối quan hệ chặt chẽ. Chính sản phẩm của quang hợp (chất hữu cơ và O$_{2}$) lại là nguyên liệu cho quá trình hô hấp tế bào. CO$_{2}$ và H$_{2}$O tạo ra trong hô hấp tế bào lại được dùng cho quang hợp, Nhờ trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng mà cơ thể thực vật sinh trưởng, phát triển, sinh sản và đáp ứng với môi trường.

Khi một quá trình sinh lí tại một cơ quan nào đó bị rối loạn cũng sẽ ảnh hưởng đến các quá trình sinh lí khác, từ đó ảnh hưởng đến các hoạt động sống của cơ thể.

Ví dụ: Khi cây không được cung cấp đủ nước, áp suất thẩm thấu trong các tế bào rễ tăng lên, lượng nước vận chuyển lên cơ quan phía trên giảm, dẫn tới khí khổng đóng làm quá trình thoát hơi nước ở lá bị suy giảm, kéo theo sự hấp thụ CO$_{2}$ giảm xuống, hoạt động quang hợp bị ảnh hưởng. Đồng thời, hàm lượng nước trong tế bào giảm xuống ảnh hưởng tới trạng thái keo cũng như hoạt độ enzyme. Cây bị thiếu nước kéo dài sẽ giảm sinh trưởng, phát triển, thậm chí có thể bị chết.

2. Mối quan hệ giữa các quá trình sinh lí trong cơ thể động vật

Các cơ quan, hệ cơ quan, quá trình sinh lí trong cơ thể động vật cũng có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau và chịu sự điều khiển, điều hòa, phối hợp hoạt động bởi hệ thần kinh và hệ nội tiết.

Khi một cơ quan nào đó bị rối loạn hoạt động sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan, hệ cơ quan khác, từ đó ảnh hưởng đến các quá trình sinh lí, sự sinh trưởng, phát triển của toàn bộ cơ thể.

II. CƠ THỂ LÀ MỘT HỆ THỐNG MỞ, TỰ ĐIỀU CHỈNH 

1. Cơ thể là một hệ thống mở

Hệ thống mở là hệ thống có sự trao đổi năng lượng, vật chất và thông tin với môi trường xung quanh.

Cơ thể sinh vật là một hệ thống mở vì giữa cơ thể và môi trường sống luôn có sự trao đổi, tác động qua lại thông qua quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.

  • Thực vật thu nhận nước, chất khoáng, CO$_{2}$ và ánh sáng từ môi trường, tạo chất hữu cơ và thải O$_{2}$ ra môi trường.
  • Động vật lấy O$_{2}$ qua hệ hô hấp, chất dinh dưỡng qua hệ tiêu hóa và thải ra ngoài môi trường CO$_{2}$, chất thải, chất thừa, chất không cần thiết qua hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết.

2. Cơ thể là một hệ thống tự điều chỉnh

Hệ thống tự điều chỉnh là hệ thống có khả năng duy trì sự cân bằng động các chỉ số của hệ thống.

Cơ thể sinh vật có khả năng tự điều chỉnh thông qua cơ chế điều hòa.

  • Ở thực vật, sự tự điều chỉnh được thực hiện thông qua điều hòa tương quan hormone thực vật dưới sự kiểm soát của bộ máy di truyền và các yếu tố môi trường. Tự điều chỉnh được thực hiện nhờ cơ chế liên hệ ngược.

Ví dụ: Quá trình thoát hơi nước của cây diễn ra do khí khổng mở khi có ánh sáng. Tuy nhiên vào buổi trưa những ngày nắng nóng, lượng nước thoát ra quá nhiều dẫn tới cây thiếu nước, abscisic acid được tổng hợp, khí khổng đóng lại, giảm sự thoát hơi nước, giúp cây tránh bị mất nước. 

  • Ở thực vật C3, quá trình quang hợp diễn ra mạnh khi cường độ ánh sáng mạnh. Nhưng khi hàm lượng CO$_{2}$ trong môi trường quá thấp, enzyme rubisco thể hiện hoạt tính decarboxylase → quang hợp ngừng lại trong khi quang hô hấp diễn ra.
  • Ở động vật, sự tự điều chỉnh được thực hiện thông qua quá trình điều hòa của hệ thần kinh và hệ nội tiết theo cơ chế liên hệ ngược. 

→ Giúp cơ thể hoạt động như một thể thống nhất thích nghi với môi trường.

Tìm kiếm google: Ôn tập sinh học 11 CD bài 23: Cơ thể là một thể thống nhất, ôn tập sinh học 11 cánh diều, lí thuyết trọng tâm sinh học 11 cánh diều

Xem thêm các môn học

Giải sinh học 11 Cánh diều mới

PHẦN 4. SINH HỌC CƠ THỂ

CHỦ ĐỀ 1: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT

CHỦ ĐỀ 3: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT

CHỦ ĐỀ 5: CƠ THỂ LÀ MỘT THỂ THỐNG NHẤT VÀ NGÀNH NGHỀ LIÊN QUAN ĐẾN SINH HỌC CƠ THỂ


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com