Khái quát các giai đoạn phát triển của văn học Việt Nam thời trung đại

Khái quát các giai đoạn phát triển của văn học Việt Nam thời trung đại

Câu trả lời:

Các giai đoạn phát triển của văn học Việt Nam thời trung đại

Giai đoạn từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV: 

  • Nội dung văn học giai đoạn này là chủ nghĩa yêu nước với âm hưởng hào hùng.
  • Các tác phẩm tiêu biểu: Vận nước (Quốc tộ) của Đỗ Pháp Thuận, Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu) của Lý Thái Tổ, Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà) của Lý Thường Kiệt, Hịch tướng sĩ (Dụ chư tì tướng hịch văn) của Trần Quốc Tuấn...

Giai đoạn từ thế kỉ XV đến hết thế kỉ XVII: 

  • Các tác phẩm tiêu biểu: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, Hồng Đức quốc âm của Lê Thánh Tông, Thiên Nam ngũ lực, Bạch Vân am thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ...

Giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX:

  • Văn học phát triển trong hoàn cảnh đất nước có nhiều biến động bởi nội chiến phong kiến và bão táp của phong trào nông dân khởi nghĩa mà đỉnh cao là khởi nghĩa Tây Sơn.
  • Các tác phẩm tiêu biểu: Chình phụ ngâm của Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm dịch, Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều, thơ Hồ Xuân Hương, thơ Bà Huyện Thanh Quan, Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái, thơ chữ Hán của Nguyễn Du đặc biệt là kiệt tác

Giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX

  • Xã hội Việt Nam chuyển dần từ phong kiến, sang thực dân nửa phong kiến. Văn hóa phương Tây bắt đầu có những ảnh hưởng tới đời sống xã hội.
  • Các tác phẩm tiêu biểu: Vãn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Ngư tiều y thuật vấn dáp... của Nguyễn Đình Chiểu, thơ văn Phan Văn Trị, Nguyễn Thông, Nguyễn Quang Bích, Nguyễn Thượng Hiền, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương; tác phẩm văn xuôi viết bằng chữ Quốc ngữ của Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của.

Xem thêm các môn học


Copyright @2024 - Designed by baivan.net