Soạn mới giáo án Công nghệ 8 KNTT bài 13: Sơ cứu người bị tai nạn điện

Soạn mới Giáo án Công nghệ 8 KNTT bài Sơ cứu người bị tai nạn điện. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 13. SƠ CỨU NGƯỜI BỊ TAI NẠN ĐIỆN

(3 Tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức:

Sau bài học này, HS đạt yêu cầu sau:

 

  • Thực hiện được một số bước cơ bản để tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện khi bị điện giật.
  • Trình bày được các bước cần thực hiện để cứu người bị tai nạn điện giật trong một số tình huống cụ thể.
  • Thực hiện được một số động tác cơ bản sơ cứu người bị tai nạn điện.

 

  1. Năng lực 

 Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm; trao đổi, trình bày, chia sẻ ý tưởng,... khi thực hiện dự án học tập và sử dụng, đánh giá các sản phẩm công nghệ.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tìm tòi, sáng tạo sản phẩm mới, giải quyết các vấn đề về kĩ thuật, công nghệ trong thực tiễn.

Năng lực công nghệ: 

  • Thực hành thao tác sơ cứu người bị tai nạn điện.
  • Phân tích được tình huống trong học tập.
  • Phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ, cẩn thận, tỉ mỉ.
  • Tích cực giao tiếp và hợp tác khi làm việc cá nhân và làm việc nhóm.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với GV: 
  • SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.
  • Máy tính, máy chiếu để cung cấp thêm những hình ảnh minh họa về sơ cứu người bị tai nạn điện.
  1. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 
  2. a) Mục tiêu:

- Huy động sự hiểu biết của HS về cách xử lí khi gặp người bị tai nạn điện.

- Gợi sự tò mò và tạo tâm thế học tập cho HS vào nội dung bài học.

  1. b) Nội dung: HS quan sát Hình 13.1 SGK tr.67 và trả lời câu hỏi ở phần Khởi động nêu ở đầu bài.
  2. c) Sản phẩm: Câu trả lời ghi chép của HS. 
  3. d) Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: 

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 13.1 SGK, trả lời câu hỏi dựa trên hiểu biết của mình: Em cần làm gì khi gặp người bị tai nạn điện trong tình huống ở Hình 13.1?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS thảo luận, suy nghĩ câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: GV gọi đại diện một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Đáp án: Cần có đồ bảo hộ/trang bị và tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: 

- GV kết luận và dẫn dắt HS vào bài học mới: Khi có người bị tai nạn điện, việc tiến hành tách nạn nhân và sơ cứu nhanh chóng, kịp thời và đúng phương pháp là yếu tố quyết định để cứu sống nạn nhân. Việc nắm vững các bước sơ cứu người bị tai nạn điện là vô cùng cần thiết. Nội dung bài học hôm bày sẽ giúp các em hiểu được rõ hơn về biện pháp đảm bảo an toàn điện - Bài 13. Sơ cứu người bị tai nạn điện.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện

  1. a) Mục tiêu: HS thực hiện được một số bước cơ bản để tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện khi bị điện giật.
  2. b) Nội dung: HS đọc nội dung mục I kết hợp quan sát Hình 13.2 SGK tr.67 và trả lời câu hỏi của hộp chức năng Khám phá.
  3. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS về một số bước cơ bản để tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện khi bị điện giật.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV chia HS thành 4 nhóm (4 – 6 HS/nhóm). 

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, đọc nội dung mục I kết hợp quan sát Hình 13.2 SGK tr.67 và trả lời câu hỏi: Cách xử lí nào trong các tình huống ở Hình 13.2 là đúng? Giải thích tại sao?

Hình 13.2. Một số tình huống tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: 

- HS quan sát hình, đọc thông tin SGK, hoàn thành hộp chức năng Khám phá.

- GV hỗ trợ, quan sát.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- Đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi Hình 13.2: Tình huống ở hình b là cách xử lí đúng vì người cứu nạn nhân khỏi nguồn điện có dùng vật cách điện để đưa nguồn điện ra xa.

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: 

- GV nêu nhận xét, tổng quát lại kiến thức.

I. Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện

Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện, người cứu nạn cần:

- Ngắt nguồn điện bằng những thiết bị đóng cắt ở gần nhất: công tắc điện, cầu dao,...

- Trang bị bảo hộ (dép cao su/ ủng cách điện, găng cách điện,...) và các vật dụng cách điện (đứng trên tấm gỗ hoặc thảm cách điện, dùng gậy bằng gỗ (hoặc tre) khô gạt dây điện hoặc đẩy nạn nhân ra khỏi nguồn điện).

- Tuyệt đối không chạm trực tiếp vào người nạn nhân khi nguồn điện chưa được cắt.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về các bước sơ cứu nạn nhân tại chỗ

  1. a) Mục tiêu: HS trình bày được các bước cần thực hiện để cứu người bị tai nạn điện giật trong một số tình huống cụ thể.
  2. b) Nội dung: HS đọc nội dung mục II kết hợp quan sát Hình 13.3 SGK tr.68 và trả lời câu hỏi của hộp chức năng Khám phá.
  3. c) Sản phẩm: Ghi chép HS về các bước cần thực hiện để cứu người bị tai nạn điện giật trong một số tình huống cụ thể.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc nội dung mục II kết hợp quan sát Hình 13.3 SGK tr.68 và trả lời câu hỏi: Quan sát Hình 13.3, sắp xếp trình tự và mô tả các bước sơ cứu nạn nhân tại chỗ.

- GV yêu cầu HS thảo luận: 

+ Tại sao cần phải phân tích tình trạng của nạn nhân trước khi xử lí, cấp cứu?

+ Có thể thay đổi thứ tự các bước không?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: 

- HS đọc thông tin SGK, theo dõi GV chỉ dẫn.

- HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

- GV hỗ trợ, quan sát.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:  

- Đại diện HS trả lời câu hỏi Hình 13.3:

Trình tự các bước sơ cứu nạn nhân tại chỗ: c – b – d – a.

- Đại diện HS trả lời câu hỏi của GV:

+ Cần phải phân tích tình trạng của nạn nhân trước khi xử lí, cấp cứu vì: việc xử lí cấp cứu người bị điện giật ban đầu nhanh, đúng, hiệu quả sẽ góp phần làm tăng khả năng cứu sống nạn nhân và làm giảm nguy cơ di chứng tàn phế cho nạn nhân.

+ Không thể thay đổi thứ tự các bước sơ cứu nạn nhân.

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: 

- GV nêu nhận xét, khái quát lại kiến thức.

II. Các bước sơ cứu nạn nhân tại chỗ 

Bước 1: Kiểm tra tình trạng nạn nhân

- Nếu nạn nhân còn tỉnh: nới rộng quần áo; nhanh chóng đưa nạn nhân tới vị trí thuận lợi và kêu gọi sự hỗ trợ của người khác.

- Nếu nạn nhân bị ngất, không thở hoặc thở không đều, co giật và run: cần phải xoa bóp tim ngoài lồng ngực kết hợp hô hấp nhân tạo cho tới khi nạn nhân thở được, tỉnh lại và mời nhân viên y tế.

Bước 2: Thực hiện hô hấp nhân tạo

- Chuẩn bị: Để nạn nhân nằm ngửa, nới rộng quần áo, thắt lưng. Để đầu ngửa ra sau và nghiêng về một bên.

- Thực hiện ngay việc xoa bóp tim ngoài lồng ngực.

+ Người cứu quỳ bên cạnh nạn nhân, đặt chéo 2 bàn tay lên ngực nạn nhân rồi dùng sức ấn nhanh, mạnh, làm lồng ngực nạn nhân bị nén xuống (5 – 6) cm.

+ Sau khoảng 1/3 giây, buông tay ra để lồng ngực nạn nhân trở lại bình thường. Làm như vậy khoảng từ 100 – 120 lần/phút.

- Thực hiện hà hơi thổi ngạt:

+ Thổi vào mũi: Ấn mạnh cằm để giữ miệng nạn nhân ngậm chặt lại. Lấy hơi, ngậm mũi nạn nhân, thổi mạnh.

+ Thổi vào miệng: Một tay bịt mũi, một tay kéo hàm xuống dưới để mở miệng nạn nhân. Sau đó hít thở thật sâu rồi ngậm chặt miệng nạn nhân và thổi mạnh.

+ Làm từ 16 – 20 lần/phút cho đến khi nạn nhân tỉnh.

Lưu ý: Nếu chỉ có một người cứu thì cứ 15 lần xoa bóp tim chuyển sang hà hơi thổi ngạt 02 lần. Nếu có 02 người thì một người làm động tác ép tim, người còn lại hà hơi thổi ngạt theo tỉ lệ 5:1.

Soạn mới giáo án Công nghệ 8 KNTT bài 13: Sơ cứu người bị tai nạn điện

TẢI GIÁO ÁN WORD BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tất cả các bài đều soạn đầy đủ nội dung và theo đúng mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 300k/kì - 350k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án Công nghệ 8 kết nối mới, soạn giáo án Công nghệ 8 kết nối bài Sơ cứu người bị tai nạn điện, giáo án Công nghệ 8 kết nối

Soạn mới giáo án Công nghệ 8 kết nối


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay