Soạn mới giáo án Công nghệ 8 KNTT bài 14: Khái quát về mạch điện

Soạn mới Giáo án Công nghệ 8 KNTT bài Khái quát về mạch điện. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 14. KHÁI QUÁT VỀ MẠCH ĐIỆN

(2 Tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức:

Sau bài học này, HS đạt yêu cầu sau:

 

  • Trình bày được cấu trúc chung của mạch điện, thành phần và chức năng của các bộ phận chính trên mạch điện.
  • Trình bày được vai trò của các sơ đồ mạch điện, nhận biết các kí hiệu quy ước được sử dụng trong sơ đồ mạch điện.
  • Vẽ và mô tả được sơ đồ khối của mạch điện điều khiển đơn giản.

 

  1. Năng lực 

 Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm; trao đổi, trình bày, chia sẻ ý tưởng,... khi thực hiện dự án học tập và sử dụng, đánh giá các sản phẩm công nghệ.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tìm tòi, sáng tạo sản phẩm mới, giải quyết các vấn đề về kĩ thuật, công nghệ trong thực tiễn.

Năng lực công nghệ: 

  • Tìm hiểu về mạch điện, mạch điện điều khiển.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ, cẩn thận, tỉ mỉ.
  • Tích cực giao tiếp và hợp tác khi làm việc cá nhân và làm việc nhóm.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với GV: 
  • SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.
  • Máy tính, máy chiếu để cung cấp thêm những hình ảnh minh họa về mạch điện.
  1. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 
  2. a) Mục tiêu:

- Huy động sự hiểu biết của HS về mạch điện.

- Gợi sự tò mò và tạo tâm thế học tập cho HS vào nội dung bài học.

  1. b) Nội dung: HS quan sát Hình 14.1 SGK tr.72 và trả lời câu hỏi ở phần Khởi động nêu ở đầu bài.
  2. c) Sản phẩm: Câu trả lời ghi chép của HS. 
  3. d) Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: 

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 14.1 SGK, trả lời câu hỏi dựa trên hiểu biết của mình: Kể tên các thành phần cơ bản có trong sơ đồ mạch điện đơn giản ở Hình 14.1. Khi nào đèn Đ1, Đ2 cùng sáng?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS thảo luận, suy nghĩ câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: GV gọi đại diện một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Đáp án

+ Các thành phần cơ bản có trong mạch điện đơn giản: 

 

  • Công tắc hai cực K, K1, K2.
  • Đèn sợi đốt Đ1, Đ2.
  • Cực âm cực dương.

 

+ Khi tất cả công tắc hai cực mở, hai đèn sẽ cùng sáng.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: 

- GV kết luận và dẫn dắt HS vào bài học mới: Mạch điện bao gồm nguồn điện, bóng đèn, công tắc. Để hiểu rõ hơn về cấu trúc chung của mạch điện, mạch điện điều khiển; thành phần và chức năng của các bộ phận chính trên mạch điện, mạch điện điều khiển, chúng ta cùng vào bài học hôm nay - Bài 14. Khái quát về mạch điện.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu về mạch điện

  1. a) Mục tiêu:

- HS trình bày được cấu trúc chung của mạch điện, thành phần và chức năng của các bộ phận chính trên mạch điện.

- HS nhận biết các kí hiệu quy ước được sử dụng trong sơ đồ mạch điện.

  1. b) Nội dung: HS đọc nội dung mục I kết hợp quan sát Hình 14.3 SGK tr.72 và trả lời câu hỏi của hộp chức năng Khám phá.
  2. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS về tên gọi các phần tử của mạch điện.
  3. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV chia HS thành 4 nhóm (4 – 6 HS/nhóm).

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, đọc nội dung mục I và thực hiện nhiệm vụ:

+ Nhóm 1 + 2: Trình bày về khái niệm và sơ đồ cấu trúc mạch điện?

+ Nhóm 3 + 4: Nêu vai trò của các bộ phận trong mạch điện.

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, đọc nội dung mục I kết hợp quan sát Hình 14.3 SGK tr.72 và trả lời câu hỏi: Quan sát Hình 14.3, cho biết tên gọi các phần tử của mạch điện có trong hình.

- GV yêu cầu HS quan sát Bảng 14.1 SGK tr.73 để biết quy ước một số kí hiệu thông dụng trong sơ đồ mạch điện (Bảng 14.1 trình bày dưới Hoạt Động 1).

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: 

- HS quan sát hình, đọc thông tin SGK, hoàn thành hộp chức năng Khám phá.

- GV hỗ trợ, quan sát.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- Đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi Hình 14.3: Phần tử của mạch điện:

+ Hình a: acquy.

+ Hình b: bóng đèn.

+ Hình c: cầu chì.

+ Hình d: công tắc.

+ Hình e: cầu dao.

+ Hình g: quạt điện.

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: 

- GV nêu nhận xét, tổng quát lại kiến thức.

I. Mạch điện

- Khái niệm: Mạch điện là một tập hợp các phần tử như nguồn điện; phụ tải; thiết bị đóng cắt, điều khiển và bảo vệ được nối với nhau bằng dây dẫn để thực hiện chức năng nhất định.

- Sơ đồ cấu trúc:










- Vai trò:

+ Nguồn điện cung cấp năng lượng điện cho mạch điện hoạt động. Nguồn điện lấy từ pin, acquy, lưới điện,...

+ Truyền dẫn, đóng cắt, điều khiển và bảo vệ dùng để truyền tải, đóng cắt nguồn điện, bảo vệ mạch đi khỏi bị quá tải, chập cháy. Ví dụ: dây dẫn, công tắc, cầu chì, ap to mát, cầu dao,...

+ Phụ tải là phần tử sử dụng năng lượng điện như: đèn điện, quạt điện,...

 

Bảng 14.1. Quy ước một số kí hiệu thông dụng trong sơ đồ mạch điện

Tên gọi

Kí hiệu

Tên gọi

Kí hiệu

Dòng điện xoay một chiều

 

Dây pha

 

Dòng điện xoay chiều

 

Dây trung tính

 

Cực dương

 

Hai dây dẫn chéo nhau

 

Cực âm

 

Hai dây dẫn nối nhau

 

Mạch điện ba pha

 

Cầu dao hai cực, ba cực

 

Công tắc hai cực

 

Công tắc ba cực

 

Cầu chì

 

Chấn lưu

 

Ổ điện

 

Chuông điện

 

Đèn sợi đốt

 

Đèn huỳnh quang

 

Quạt trần

 

Ổ điện và phích cắm điện

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu về mạch điện điều khiển 

  1. a) Mục tiêu: HS vẽ và mô tả được sơ đồ khối của mạch điện điều khiển đơn giản.
  2. b) Nội dung: HS đọc nội dung mục II kết hợp quan sát Hình 14.5 SGK tr.74 và trả lời câu hỏi của hộp chức năng Khám phá.
  3. c) Sản phẩm: Ghi chép HS về mạch điện điều khiển.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV chia HS thành 4 nhóm (4 – 6 HS/nhóm).

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, đọc nội dung mục II và thực hiện nhiệm vụ:

+ Trình bày về khái niệm mạch điện điều khiển đơn giản.

+ Vẽ sơ đồ khối của mạch điện điều khiển đơn giản.

+ Nêu nhiệm vụ các khối trong mạch điện điều khiển.

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, đọc nội dung mục II kết hợp quan sát Hình 14.5 SGK tr.74 và trả lời câu hỏi: Quan sát Hình 14.5 và cho biết:

+ Ứng dụng của mỗi mạch điện điều khiển.

+ Tên và chức năng của các thiết bị cảm biến, đối tượng điều khiển ở các hình.

- GV yêu cầu HS đọc và tìm hiểu về nghề kĩ sư điện thông qua hộp chức năng Kết nối nghề nghiệp.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: 

- HS quan sát hình, đọc thông tin SGK, hoàn thành hộp chức năng Khám phá.

- GV hỗ trợ, quan sát.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- Đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi Hình 14.5: 

+ Hình a: Cảm biến khói: 

  • Ứng dụng: báo cháy.
  • Chức năng: cảm nhận được sự xuất hiện khói trong môi trường và chuyển đổi thành tín hiệu điện tử, sau đó truyền tính hiệu đến trung tâm báo cháy và báo động cho người quản lý thiết bị.

+ Hình b: Cảm biến độ ẩm

  • Ứng dụng: đo độ ẩm.
  • Chức năng: cảm nhận, đo lường và báo cáo cả độ ẩm và nhiệt độ không khí.

+ Hình c: Cảm biến tiệm cận 

  • Ứng dụng: phát hiện vật khi không tiếp xúc.
  • Chức năng: có khả năng phát hiện vật kể cả khi không cần chạm vào nó.

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: 

- GV nêu nhận xét, tổng quát lại kiến thức.

II. Các bước sơ cứu nạn nhân tại chỗ 

- Khái niệm: Mạch điện điều khiển là mạch điện được sử dụng để thực hiện chức năng điều khiển.

- Sơ đồ khối:









- Chức năng của mỗi mạch điện điều khiển:

+ Nguồn điện: cung cấp năng lượng điện cho mạch hoạt động.

+ Cảm biến: cảm nhận và biến đổi đại lượng vật lí, hóa học, sinh học cần đo thành tín hiệu điện.

+ Bộ phận xử lí và điều khiển: tiếp nhận xử lí tín hiệu điện tử cảm biến thành tín hiệu điều khiển tới đối tượng điều khiển.

- Đối tượng điều khiển: thực hiện một chức năng nào đó như máy bơm nước (trong mạch tưới nước tự động), bóng đèn (trong mạch chiếu sáng tự động), còi (trong mạch báo cháy),...

Soạn mới giáo án Công nghệ 8 KNTT bài 14: Khái quát về mạch điện

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án Công nghệ 8 kết nối mới, soạn giáo án Công nghệ 8 kết nối bài Khái quát về mạch điện, giáo án Công nghệ 8 kết nối

Soạn mới giáo án Công nghệ 8 kết nối


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay