Soạn mới giáo án Công nghệ 8 KNTT bài: Ôn tập chương 5

Soạn mới Giáo án Công nghệ 8 KNTT bài Ôn tập chương 5. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

ÔN TẬP CHƯƠNG V

 

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Hệ thống được các kiến thức chương V – Thiết kế kĩ thuật. 
  • Trả lời được các câu hỏi liên quan đến kiến thức đã học và kiến thức liên hệ thực tiễn, liên hệ bản thân. 
  1. Năng lực

 

  • Năng lực chung: 

 

  • Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo. 
  • Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và và trao đổi nhiệm vụ học tập với giáo viên.
  • Lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp để tìm hiểu, nâng cao kiến thức về thiết kế kĩ thuật. 

 

  • Năng lực công nghệ :

 

  • Nhận thức công nghệ: nắm được các kiến thức đã học về thiết kế kĩ thuật.
  • Sử dụng công nghệ: vận dụng các kiến thức đã học và kiến thức liên hệ thực tiễn, liên hệ bản thân để trả lời câu hỏi.
  1. Phẩm chất
  • Tích cực vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
  •  Có ý thức tìm hiểu và thể hiện được sự yêu thích đối với các hoạt động liên quan đến thiết kế kĩ thuật. 
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, Giáo án.
  • Tranh ảnh, sơ đồ liên quan đến nội dung kiến thức chương V.
  1. Đối với học sinh
  • SGK. 
  • Đọc trước bài học trong SGK.
  • Tìm kiếm và đọc trước tài liệu liên quan đến thiết kế kĩ thuật.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Gợi mở, kích thích HS mong muốn tìm hiểu về các nội dung mới, lí thú của bài học. 
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về tên và các hình minh họa.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV cho HS quan sát hình ảnh và yêu cầu HS: Ghép hình ảnh minh họa bài học phù hợp với tên các bài đã học trong chương V – Thiết kế kĩ thuật.

Hình ảnh minh họa bài học

Tên bài

1. Bộ ghế xếp gọn trên thị trường

a. Giới thiệu thiết kế kĩ thuật

2. Hệ thống tưới cây tự động 

b. Các bước cơ bản trong thiết kế kĩ thuật 






3. Cáp treo

c. Dự án: Thiết kế hệ thống tưới cây tự động





- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ: 1 – b, 2 – c, 3 – a.

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV dẫn dắt vào bài học: Thiết kế kĩ thuật là một công đoạn không thể thiếu của mỗi dự án xây dựng. Thông qua việc tìm hiểu các kiến thức và hoạt động thực hành trong chương V, các em đã có những hiểu biết nhất định về thiết kế kĩ thuật. Ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau đi hệ thống lại kiến thức trong chương V một lần nữa. Chúng ta cùng vào bài Ôn tập chương V.  

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động: Hệ thống hóa kiến thức

  1. Mục tiêu: HS hệ thống hóa kiến thức về thiết kế kĩ thuật (giới thiệu về thiết kế kĩ thuật, các bước cơ bản trong thiết kế kĩ thuật, dự án: thiết kế hệ thống tưới cây tự động).
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS thảo luận theo nhóm, nêu tóm tắt, ngắn gọn các kiến thức đã học trong chương V. 
  3. Sản phẩm học tập: HS vẽ được vào vở sơ đồ tư duy kiến thức cơ bản đã học của chương V. 
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS thảo luận và thực hiện nhiệm vụ: Nêu tóm tắt, ngắn gọn những kiến thức chủ yếu đã được học trong chương V.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày, sơ đồ tư duy tổng hợp kiến thức chương V. 

- GV mời nhóm khác nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Hệ thống hóa kiến thức 

HS vẽ sơ đồ tư duy tổng hợp kiến thức chương V vào giấy A3. 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học trong chương V để trả lời câu hỏi.
  3. Nội dung: GV đưa ra nhiệm vụ; HS sử dụng kiến thức đã học, kiến thực thực tế để trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về các kiến thức liên quan đến chương V.
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ cho HS: 

Câu 1. Tên gọi của kí hiệu

  1. Dòng điện một chiều.
  2. Dòng điện xoay chiều.
  3. Dây pha.
  4. Dây trung tính.

Câu 2. Cảm biến là gì?

  1. Thiết bị cảm nhận và biến đổi đại lượng vật lí, hóa học, sinh học,… cần đo như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, áp suất, nồng độ chất khí,… thành tín hiệu điện.
  2. Thiết bị cảm nhận biến đổi các đại lượng vật lí, hóa học, sinh học,… trong không gian như nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, nồng độ chất khí,… 
  3. Thiết bị nhận biết những biến đổi về đại lượng vật lí, hóa học, sinh học,… trong tự nhiên và phát ra tín hiệu khi đến giới hạn cài đặt.
  4. Thiết bị điện tử bao gồm mạch điện tử, bộ mạch chủ cùng với cảm biến có chức năng phát hiện và phản hồi một số loại tín hiệu đầu vào từ môi trường.

Câu 3. Xác định vị trí cổng ra vào nguồn cấp cho mô đun cảm biến?

  1. (1).
  2. (2).
  3. (3).
  4. Không xác định được.

Câu 4. Tên gọi của kí hiệu

  1. Dòng điện một chiều.
  2. Dòng điện xoay chiều.
  3. Dây pha.
  4. Dây trung tính.

Câu 5. Yêu cầu riêng đối với kĩ sư điện, kĩ sư điện tử là?

  1. Có tư duy sáng tạo, kĩ năng quản lí, giám sát để thiết kế, tổ chức vận hành, bảo trì, sửa chữa hệ thống, thiết bị điện và điện tử.
  2. Có kĩ năng quản lí, giám sát để hỗ trợ kĩ thuật cho việc lắp ráp, vận hành, bảo trì, sửa chữa thiết bị và hệ thống phân phối điện.
  3. Nắm vững kiến thức an toàn lao động, sử dụng thành thạo các dụng cụ, thiết bị điện để thực hiện công việc yêu cầu độ chính xác cao.
  4. Thực hiện nhiệm vụ, nghiên cứu, thiết kế, chỉ đạo việc xây dựng, vận hành, bảo trì và sửa chữa linh kiện, thiết bị điện tử.

Câu 6: Trường đại học nào sau đây đào tạo lĩnh vực kĩ thuật điện?

  1. Trường đại học Ngoại ngữ.
  2. Trường đại học Điện lực.
  3. Trường đại học Ngoại thương.
  4. Trường đại học Luật.

Câu 7: Tên gọi của kí hiệu  

  1. Cầu dao hai cực; ba cực.
  2. Công tắc thường (hai cực).
  3. Công tắc ba cực.
  4. Mạch điện ba pha.

Câu 8: Sắp xếp thứ tự các bước dưới đây theo đúng quy trình lắp ráp mạch điện điều khiển sử dụng một mô đun cảm biến:

  1. a) Kết nối nguồn điện một chiều 12V vào cục nguồn của mô đun cảm biến.
  2. b) Kết nối cảm biến vào mô đun cảm biến.
  3. c) Chỉnh ngưỡng tác động cho mô đun cảm biến.
  4. d) Kiểm tra và vận hành.
  5. e) Kết nối phụ tải vào mô đun cảm biến.
  6. e – a – b – c – d.
  7. a – c – d – b – e.
  8. b – e – a – c – d.
  9. b – a – e – c – d.

Câu 9: Loại mô đun cảm biến có tín hiệu phản hồi dạng bật, tắt làm việc với điện áp nguồn khoảng bao nhiêu VDC?

  1. 10 – 25.
  2. 12 – 30.
  3. 20 – 40.
  4. 15 – 35 .

Câu 10: Lựa chọn mô đun cảm biến phù hợp cho tình huống “Dèm tự động bật khi trời tối và tắt khi trời sáng”?

  1. Mô đun cảm biến ánh sáng.
  2. Mô đun cảm biến nhiệt độ.
  3. Mô đun cảm biến độ ẩm.
Soạn mới giáo án Công nghệ 8 KNTT bài: Ôn tập chương 5

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án Công nghệ 8 kết nối mới, soạn giáo án Công nghệ 8 kết nối bài Ôn tập chương 5, giáo án Công nghệ 8 kết nối

Soạn mới giáo án Công nghệ 8 kết nối


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay