Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
ÔN TẬP CHƯƠNG III
- MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Hệ thống được các kiến thức chương III – An toàn điện.
- Trả lời được các câu hỏi liên quan đến kiến thức đã học và kiến thức liên hệ thực tiễn, liên hệ bản thân.
- Năng lực
- Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
- Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và và trao đổi nhiệm vụ học tập với giáo viên.
- Lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp để tìm hiểu, nâng cao kiến thức về an toàn điện.
- Nhận thức công nghệ: nắm được các kiến thức đã học về an toàn điện.
- Sử dụng công nghệ: vận dụng các kiến thức đã học và kiến thức liên hệ thực tiễn, liên hệ bản thân để trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất
- Tích cực vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
- Có ý thức tìm hiểu và thể hiện được sự yêu thích đối với các hoạt động liên quan đến an toàn điện.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- SGK, Giáo án.
- Tranh ảnh, sơ đồ liên quan đến nội dung kiến thức chương III.
- Đối với học sinh
- SGK.
- Đọc trước bài học trong SGK.
- Tìm kiếm và đọc trước tài liệu liên quan đến an toàn điện.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Gợi mở, kích thích HS mong muốn tìm hiểu về các nội dung mới, lí thú của bài học.
- Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về tên và các hình minh họa.
- Tổ chức thực hiện:
- GV cho HS quan sát hình ảnh và yêu cầu HS: Ghép hình ảnh minh họa bài học phù hợp với tên các bài đã học trong chương III – An toàn điện.
Hình ảnh minh họa bài học | Tên bài |
1. Thiết bị chống rò điện | a. Tai nạn điện |
2. Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện | b. Biện pháp an toàn điện
|
3. Nguyên nhân gây tai nạn điện | c. Sơ cứu người bị tai nạn điện
|
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ: 1 – c, 2 - b, 3 – a.
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV dẫn dắt vào bài học: An toàn điện là một hoạt động thân thuộc, gần gũi với đời sống HS. Thông qua việc tìm hiểu các kiến thức và hoạt động thực hành trong chương III, các em đã có những hiểu biết nhất định về an toàn điện. Ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau đi hệ thống lại kiến thức trong chương III một lần nữa. Chúng ta cùng vào bài Ôn tập chương III.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động: Hệ thống hóa kiến thức
- Mục tiêu: HS hệ thống hóa kiến thức về an toàn điện (tai nạn điện, sơ cứu người bị tai nạn điện, biện pháp an toàn điện).
- Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS thảo luận theo nhóm, nêu tóm tắt, ngắn gọn các kiến thức đã học trong chương III.
- Sản phẩm học tập: HS vẽ được vào vở sơ đồ tư duy kiến thức cơ bản đã học của chương III.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS thảo luận và thực hiện nhiệm vụ: Nêu tóm tắt, ngắn gọn những kiến thức chủ yếu đã được học trong chương III. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện một số nhóm trình bày, sơ đồ tư duy tổng hợp kiến thức chương III. - GV mời nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | 1. Hệ thống hóa kiến thức HS vẽ sơ đồ tư duy tổng hợp kiến thức chương III vào giấy A3. |
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học trong chương III để trả lời câu hỏi.
- Nội dung: GV đưa ra nhiệm vụ; HS sử dụng kiến thức đã học, kiến thực thực tế để trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về các kiến thức liên quan đến chương III.
- Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giao nhiệm vụ cho HS:
Câu 1. Biện pháp nào sau đây đảm bảo an toàn khi sử dụng điện?
- Lắp đặt ổ lấy điện trong tầm với của trẻ.
- Thả diều ở những nơi có đường dây điện đi qua.
- Sử dụng các đồ điện theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Đến gần khu vực có biển báo nguy hiểm về tai nạn điện.
Câu 2. Trường hợp nào sau đây được coi là mất an toàn khi sử dụng đồ điện?
- Sử dụng đúng điện áp định mức.
- Ngắt nguồn điện khi sửa chữa.
- Sử dụng đúng chức năng của đồ điện.
- Sử dụng đồ điện khi dây cấp nguồn bị chuột cắn hở điện.
Câu 3. Vì sao sử dụng các thiết bị dây cắm điện như hình chưa đảm bảo an toàn?
- Cắm chung nhiều ổ điện có công suất lớn vào cùng một ổ cắm.
- Sử dụng chưa đúng chức năng của dây dẫn điện.
- Cắm điện khi tay bị ướt.
- Đặt dây điện ở nơi ẩm ướt.
Câu 4. Khi thực hiện hô hấp nhân tạo, tần suất là bao nhiêu?
- 16 – 20 lần/phút.
- 8 – 16 lần/phút.
- 12 – 14 lần/phút.
- 6 – 9 lần/phút.
Câu 5. Một người đang đứng dưới đất, tay chạm vào tủ lạnh rò điện. Em phải làm gì để tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện
- Dùng tay trần kéo nạn nhân rời khỏi tủ lạnh.
- Gọi người đến cứu.
- Rút phích cắm (nắp) cầu chì hoặc ngắt aptomat, lót tay bằng vải khô kéo nạn nhân ra.
- Lót tay bằng vải khô kéo nạn nhân rời khỏi tủ lạnh.
Câu 6: Các em đã học mấy nguyên nhân gây ra tai nạn điện?
- 2.
- 3.
- 4.
- 5.
Câu 7: Khoảng cách bảo vệ an toàn (thẳng đúng) cho lưới điện cao áp có điệp áp 110 kV là?
- 2 m.
- 3 m.
- 4 m.
- 6 m.